Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm

HÀ ANH - Ngày 01/08/2020 09:00 AM (GMT+7)

Trong tháng 8/2020, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, một trong những quy định quan trọng là những trường hợp CSGT được dừng phương tiện.

Khi nào CSGT được thổi dừng xe?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được dừng xe trong 4 trường hợp - đó là nội dung chính tại thông tư số 65 năm 2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 1

Từ 1/8, CSGT được thổi dừng xe trong 4 trường hợp (Ảnh minh họa)

Cụ thể:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…

Xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông

Có hiệu lực từ ngày 1-8, Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông cần tiến hành đăng ký tạm thời. Trong khi trước đây, Bộ Công an chỉ cho phép đăng ký tạm thời và tham gia giao thông với trường hợp xe ô tô lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác...

Tuy nhiên, xe đăng ký tạm thời chỉ được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.

Thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được BHYT thanh toán

Thông tư 13/2020 Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016 ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tếoặc đa chấn thương…

Loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, ai cũng cần biết để tránh vi phạm - 2

Ảnh minh họa.

Thông tư 13/2020 của Bộ Y tế quy định thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được Bảo hiểm y tế thanh toán.

Theo đó, thông tư 13 đã bổ sung thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được Bảo hiểm y tế thanh toán từ 10/8/2020 như:

Nhóm dịch vụ Chụp cắt lớp vi tính 64-128 dãy: Bổ sung trường hợp bệnh nhân chụp mô phỏng lập kế hoạch xạ trị: U não (thân não và/hoặc tiểu não), Ung thư trực tràng, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư cổ tử cung, Ung thư di căn cột sống; Chụp dựng hình 3D đường dẫn khí; Chụp ngực trên người bệnh suy hô hấp; Chụp toàn thân để đánh giá các giai đoạn của u hoặc đa chấn thương…

Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000 đồng/ngày

Nghị định 79/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã quy định chế độ, chính sách trong xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên. Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/8/2020.

Ngoài quân nhân dự bị thì gia đình của họ cũng được hưởng trợ cấp, cụ thể:

- 160.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- 240.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng trên.

Đặc biệt, nếu quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Giáo viên mầm non, tiểu học phải đào tạo nâng trình độ chuẩn

Nghị định số 71/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Theo đó, đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo gồm: giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1-7-2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định; giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp; giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.

Giáo viên được cử đi đào tạo được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí; được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 18-8.

Lịch trình chi tiết của bệnh nhân 450 trốn viện vì lý do không tiện nói ở TP.HCM
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh nhân 450 ngoài lịch trình đã công bố còn đến rất nhiều địa điểm, quầy hàng tại...
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h