Chiều 24.2.2014, bác sĩ Trương Quang Định, phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) xác nhận, cháu Phi Phụng đã tử vong vào ngày hôm qua.
Bác sĩ cho biết, cháu Phụng tử vong vào 14h30 ngày 23.2 vì di đa tích vật. Trước khi phẩu thuật tách rời, cháu Phụng co gồng di chứng não thất, đông đặc phổi phải, hẹp eo động mạch chủ… Do những triệu chứng này nên Phụng được mổ đi mổ lại nhiều lần.
“Các bác sĩ, y tá đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể cứu sống được”, ông Định đau buồn.Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã hỗ trợ chi phí xe cộ để đưa thi thể của cháu Phụng về chôn cất tại quê nhà, huyện Hải Ninh, tỉnh Ninh Thuận.
Chỉ một bé được cứu sống trong ca mổ tách song sinh.
Được biết, hiện nay, cháu Phi Long (anh em song sinh với cháu Phụng) đã có thể thở, ăn uống bình thường. “Có thể, một hai hôm nữa, bệnh viện sẽ cho cháu Long xuất viện cùng gia đình”, bác sĩ Định cho biết.
Anh Nguyễn Thanh Phiên (26 tuổi, cha cháu Phụng) rơi nước mắt chia sẻ: “Chúng tôi cứ ngỡ sẽ cứu sống được cả hai cháu. Thế nhưng, qua khoảng thời gian dài điều trị, cháu Phụng đã tử vong xem như là số phận đã định. Dù sao, tôi cũng cảm ơn đội ngũ cán bộ bệnh viện Nhi Đồng 2 đã chữa trị cho hai con tôi”.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Hồng Lam (21 tuổi) sinh được hai bé trai dính liền nhau và đặt tên là Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng. Khi được chừng một tháng, vợ chồng chị Lam quyết định vay mượn tiền để mổ tách rời hai con.
Đây là ca song sinh dính nhau rất phức tạp. Các bé dính nhau phần ngực và bụng, trong đó toàn bộ xương ức bị dính, phần tiêu hóa dính nhau bộ phận nhu mô gan, đường mật. Còn phần tim mạch có khả năng dính ở màng tim, tâm nhĩ hoặc thành tâm thất. Ca mổ thành công được xem là thành tựu của y học năm 2013.