Tại các dụng cụ tích nước trong gia đình như kệ kê chân giường, tủ … nếu cho muối vào thì có thể diệt được loăng quăng và muối cũng khiến trứng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết không nở được.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trong thời gian qua, sáng 11/9, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp bảo nhằm cung cấp thông tin về công tác phòng chống loại dịch bệnh này.
Tại cuộc họp báo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm này cả nước có khoảng gần 30.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, hầu hết các tình đều xuất hiện ca mắc xuất huyết.
Theo ông Phu, sốt xuất huyết là căn bệnh dễ nhầm với các căn bệnh khác, bởi vậy, để phát hiện chính xác nhất bệnh sốt xuất huyết thì phải làm các xét nghiệm cần thiết, nếu chỉ chẩn đoán lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm này cả nước có khoảng gần 30.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có nhiều dạng khác nhau, nhẹ thì nổi ban, nặng nề nhất là sốt xuất huyết nội tạng, đây là biến chứng nặng nề nhất gây tử vong khi mắc sốt xuất huyết. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày, muộn khoảng 14 ngày, trong thời kỳ này không có triệu chứng nên rất khó phát hiện.
“Khi muỗi đã hút được máu của người mắc sốt xuất huyết thì nó sẽ truyền bệnh suốt đời. Đáng chú ý, là muỗi có thể di chuyển mang mầm bệnh từ gia đình này sang gia đình khác hoặc khu vực này sang khu vực khác. Bản thân tôi cũng đã từng bị sốt xuất huyết, mặc dù ở gia đình tôi không hề có dụng cụ tích nước. Tuy nhiên, do ở gần nhà nhau nên muỗi bay từ nhà nọ sang nhà kia, nên vẫn mắc sốt xuất huyết bình thường”, ông Phu nói.
Để giải quyết dứt điểm sốt xuất huyết thì bài toán duy nhất đó là phải có vắc xin. Tuy nhiên, sốt xuất huyết có 4 tuýp nên rất khó để sản xuất vắc xin, nếu bệnh nhân mắc tuýp trước hoàn toàn có thể mắc tuýp sau, khi đã mắc tuýp sau thì rất nguy hiểm, thường xảy ra sốc xuất huyết.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ ở những nơi có nước trong, chứ không có đẻ nơi nước bẩn, cống rãnh. “Ví dụ như trường hợp ở Bình Dương, chỉ để quên nước trong thùng lau nhà 1 tuần, khi kiểm tra đã có loăng quang, đây là nguồn rất thích hợp để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển”, ông Phu dẫn chứng.
Ở miền Bắc hiện nay, vấn đề nan giải nhất đó chính là các dụng cụ phế thải, như lo chai, xô chậu, mảnh vỡ xung quanh nhà rất nhiều…Bởi vậy, việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề đó chính là ý thức của người dân trong việc vệ sinh môi trường và nhà ở để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
“Tại các điểm tích nước trong nhà như kệ kê chân giường, lọ hoa… nếu người dân cho muối vào trong đó thì sẽ đảm bảo hơn, bởi khi muỗi đẻ trứng vào đó, trứng cũng không nở được, mà muối có thể diệt được loăng quăng”, ông Phu hướng dẫn.
Theo ông Phu, tại miền Bắc sốt xuất huyết sẽ còn có những diễn biến phức tạo trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh với những đợt gió mùa đông bắc thì dịch sẽ được giảm bớt.
“Bản thân tôi, ngày hôm nay đang rất quan tâm đến thời tiết đặc biệt là tin gió mùa đông bắc, bởi khi có gió heo may về là sẽ hết dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, hiện nay bệnh sẽ kéo dài hơn một chút, bởi tại các khu đô thị với những nhà cao tầng nhiệt độ trong nhà cao hơn ngoài trời, nên bệnh sẽ kéo dài hơn một thời gian”, ông Phu cho biết.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi đã phát triển thành dịch, việc điều trị là vô cùng khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong). - Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.- Có thể có nổi mẩn, phát ban. Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%) Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy: Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng/bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi, kem đuổi muỗi.. + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết. |