Mưu sinh sau đại dịch, người bán vé số dạo Sài Gòn năn nỉ "gãy lưỡi" không ai mua

H.G - Ngày 26/11/2021 14:44 PM (GMT+7)

Sài Gòn đang dần hồi sinh sau đại dịch, nhưng đâu đó vẫn còn những người dân chưa thể bắt nhịp với cuộc sống mới, chật vật tìm kiếm công việc. Những người bán vé số dạo là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề và khó khăn nhất trong thời điểm hiện tại.

Hầu hết những người kiếm kế sinh nhai bằng công việc bán vé số đều đã lớn tuổi, không có sức lao động, khuyết tật hoặc trẻ em trong những gia đình khó khăn. Hơn 12.000 người bán vé số dạo ở TP HCM đã thất nghiệp từ ngày 9/7 đến nay.

Người bán vé số tại TP HCM

Người bán vé số tại TP HCM 

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, khi hàng quán được mở cửa trở lại, những người bán vé số dạo cũng đã lao ra đường tiếp tục mưu sinh. Tuy TP HCM chưa có công văn chính thức cho phép dịch vụ bán số dạo được hoạt động nhưng những lao động này vẫn bất chấp quy định và các nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vì kế sinh nhai.

Những năm trước đây, số lượng vé số được phát hành trên cả nước mỗi ngày rất nhiều, các công ty xổ số kiến thiết rải đều và tiêu thụ lượng vé trên khắp cả 3 miền. Để có thể bán những tấm vé số dạo thì người muốn bán cần đến các đại lý hoặc đến trực tiếp các tổng đại lý để lấy vé số sỉ về bán, với mức chiết khấu đã được quy định là 10% trên mỗi tấm vé bán ra, người bán dạo sẽ nhận được mức tiền hoa hồng 1.000 VNĐ/vé.

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thông báo, từ ngày 22/10, hoạt động kinh doanh xổ số trên địa bàn thành phố chỉ được thực hiện tại các điểm cố định và hoạt động bán vé số dạo vẫn tạm dừng.

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thông báo, từ ngày 22/10, hoạt động kinh doanh xổ số trên địa bàn thành phố chỉ được thực hiện tại các điểm cố định và hoạt động bán vé số dạo vẫn tạm dừng. 

Khu vực quán nhậu, quán ăn vắch khách, vé số không biết bán cho ai

Mưu sinh hơn 10 năm bằng nghề vé số dạo, chú Vinh (52 tuổi) sống tại gần khu vui chơi giải trí Đầm Sen kể về hoàn cảnh của mình. Vợ hay đau ốm lặt vặt nên từ những ngày bắt đầu bùng dịch đã về quê tá túc tại nhà của họ hàng, anh con trai đi nghĩa vụ quân sự mới về lại chưa có việc làm, gánh nặng đổ dồn lên vai người đàn ông đã ngoài 50. 

"Chục năm nay đi bán tôi chưa dám nghỉ một ngày, cuộc sống tuy không quá đủ đầy nhưng vẫn sống được. Mấy tháng dịch này chưa bao giờ thấy nặng nề đến vậy. Bây giờ chính quyền chưa cho đi bán dạo nhưng mình vẫn ráng một chút, biết sai nhưng không còn cách nào khác, không thể ở nhà chờ hỗ trợ mãi được", chú Vinh tâm sự..

Mưu sinh sau đại dịch, người bán vé số dạo Sài Gòn năn nỉ amp;#34;gãy lưỡiamp;#34; không ai mua - 3

Chú Vinh mời khách mua vé số trong một quán ăn trên đường Hà Tôn Quyền (Quận 5)

Chú cho biết thu nhập trước dịch trung bình khoảng 150.000 đến 220.000 đồng 1 ngày, trừ đi hết chi tiêu, tiền thuê trọ 2 triệu đồng, chú còn một khoản nhỏ gửi về quê cho vợ thuốc thang khi đau ốm. Vất vả từ sáng sớm đến khuya mới về nhưng "bao năm nay thật sự không có đồng dư dả, đợt dịch rồi vẫn phải chờ hỗ trợ từng bữa ăn", chú nói. 

Chưa năm nào bán khó như bây giờ, đáp lại những lời mời chỉ là cái lắc đầu hoặc xua tay, chú Vinh vẫn miệt mài năn nỉ, một tờ vé số được bán ra là có thêm 1000 đồng chắt chiu vào khoản tiền nhỏ cho cuộc sống hàng ngày. 

Hoàn cảnh cũng không khá hơn là bao, cô Hồng (60 tuổi) cho biết:"Khổ lắm, chỉ đợi ngày được đi bán lại để kiếm cơm ăn chứ không mong gì hơn. Mấy tháng dịch được chủ trọ cho khất tiền thuê phòng, bây giờ đi bán vé số lại góp tiền trả cho người ta". 

Cuộc sống neo đơn tuổi về già, cô Hồng sống chung với một số người khác tại "xóm vé số" ở quận 8, dịch ập đến cô sống nhờ vào sự sẻ chia đùm bọc của bà con xóm trọ và chính quyền địa phương. Nhưng cô Hồng cũng tâm sự: "Sau dịch bán ế lắm, hàng quán 9h tối là gần như đóng cửa hết rồi. Bình thường tôi hay đến các khu vực đông quán nhậu, quán ăn để bán, nhưng giờ khách vắng cũng không biết bán cho ai". 

Theo đó, từ ngày 28/10 TP HCM cho phép dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ, nhưng phải đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày và được phục vụ tối đa 50% công suất. Chính vì vậy, người bán vé số dạo cũng mất đi một lượng khách hàng lớn. 

Mưu sinh sau đại dịch, người bán vé số dạo Sài Gòn năn nỉ amp;#34;gãy lưỡiamp;#34; không ai mua - 4

Di chuyển không còn lanh lẹ, mỗi ngày cô Hồng kiếm được khoảng hơn 150.000 đồng trước dịch, tuy nhiên hiện nay có ngày chỉ bán được hơn 50.000 đồng, tất cả phục vụ nhu cầu ăn uống và trả tiền thuê trọ. Khi được hỏi về ý định đổi nghề nếu như công việc này không thể đủ cơm ngày ba bữa, cô Ba nói rằng không bán vé số dạo thì cũng không biết phải làm gì, tuổi cô đã cao, lại bị bệnh xương khớp không thể làm bưng bê tạp vụ. Bây giờ, có cơm ngày nào hay ngày đó, chưa dám nghĩ nhiều đến tương lai. 

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Lê Minh Tấn cho biết TP Hồ Chí Minh, tính từ ngày 6/7 đến nay, thành phố đã hỗ trợ cho trên 40.000 lao động tự do, trong đó gần một nửa là người bán vé số dạo trên địa bàn.

Ai cũng tằn tiện chi chiêu, năn nỉ gãy lưỡi chưa chắc khách đã mua cho

Dừng chân nghỉ trưa bên góc đường gần công viên 23/9, chị Hiệp (42 tuổi) lắc đầu ngao ngán: "Trước đây nếu chăm chỉ thì cái nghề này nó cũng giúp mình sống được. Bây giờ năn nỉ "gãy" lưỡi chưa chắc người ta đã mua cho mình. Giờ ai cũng tranh thủ kiếm tiền lo cho cuộc sống, họ cũng phải tằn tiện chi tiêu". 

Những người bán vé số dạo khó khăn, bị hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Ảnh: Báo NLĐ

Những người bán vé số dạo khó khăn, bị hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Ảnh: Báo NLĐ 

Lang bạt từ Phú Yên vào Sài Gòn mưu sinh, trải qua nhiều công việc khác nhau, chị chọn nghề bán số dạo làm kế sinh nhai, cộng thêm thu nhập của người chồng đang làm phụ hồ công trình cũng vừa khéo nuôi 2 con ở quê ăn học .Để tiết kiệm tối đa chi phí, mỗi ngày chị ăn 2 bữa, khi thì hộp xôi ổ bánh mì, lúc thì ăn cơm tại những quán cơm chay từ thiện 2000 đồng. 

Chị Hiệp tự nhận mình là người bán giỏi có duyên với nghề, nhưng hiện nay có ngày chị nhận 400 tờ nhưng chỉ bán được hơn 150 tờ, còn lại thì tranh thủ về trả về đại lý từ sớm, không dám cố ôm vé bán đến sát chiều. Thu nhập giảm nặng nhưng vẫn cố bám trụ vì theo chị "cái nghề này nó tự do, mình không bị phụ thuộc vào ai, giờ xin đi làm công gặp chỗ không tốt thì mình cũng phải chịu thiệt thòi". 

Nói xong, chị Hiệp lấy chiếc thẻ chứng nhận đã tiêm hai mũi vacxin cất trong túi ra đeo lên cổ, vẫy tay chào và tiếp tục đem vé số rong ruổi khắp các nẻo đường thành phố.

Được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến cho những người bán vé số dạo phải bấp chấp lao ra đường để dành dụm từng đồng một. Chính bản thân những người bán cũng hiểu được sự tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh, họ chủ động bảo hộ kĩ càng, sát khuẩn vé số và sát khuẩn tay mỗi khi giao dịch với người mua. 

Mưu sinh sau đại dịch, người bán vé số dạo Sài Gòn năn nỉ amp;#34;gãy lưỡiamp;#34; không ai mua - 6

Anh L.T, chủ một tiệm đại lý cấp thấp trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh) nói: “Mặc dù cuộc sống bình thường đã quay trở lại, nhưng sức mua thì giảm đáng kể so với trước đây. Người bán dạo chưa được phép hoạt động nhưng vẫn có nhiều người tới lấy số. Một số người quen ứng trước đây tôi cũng hoan hỉ giúp đỡ, vì họ cũng chẳng còn gì”.

Anh và nhiều chủ đại lý khác trên toàn thành phố cũng mong các cấp chính quyền sớm chấp thuận cho người bán dạo được hoạt động, để cải thiện đời sống của một bộ phận những người đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó cũng góp phần cải thiện công việc kinh doanh của gia đình.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số quán nhậu, khu vực ăn uống nổi tiếng tại TP HCM, số lượng người mua và người bán vé số không tấp nập như trước. Chị Minh Phương (25 tuổi) - một thực khách đang tụ họp cùng bạn bè cho biết: "Trước đây mình cũng hay mua vé số, chủ yếu là muốn giúp họ một chút, nhưng thật sự thì bây giờ, tụi mình đi ăn cũng dè xẻn hơn trước vì mấy tháng rồi không làm ra tiền. Từng đồng bỏ ra cũng phải suy nghĩ".

                            Những tấm vé số góp phần giúp một bộ phận người lao động mưu sinh, kiếm cơm qua ngày

Những tấm vé số góp phần giúp một bộ phận người lao động mưu sinh, kiếm cơm qua ngày 

Cũng theo chị Phương, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi người đa số vẫn giữ thói quen ăn uống ở nhà vì sợ dịch bệnh và để cân đối chi tiêu. Chính vì vậy lượng khách đến hàng quán không còn quá đông đúc, chỉ tập trung vào 1,2 ngày cuối tuần. Vô hình trung tác động đến thu nhập của người bán vé số khi mà khách hàng của họ đa số nằm ở các khu vực ăn uống, quán nhậu. 

Mặc dù đi bán "chui" nhưng những lao động này vẫn luôn mong mỏi thành phố có chính sách cụ thể cho phép được hoạt động như bao ngành nghề khác, để không phải bị đô thị nhắc nhở như hiện nay. 

Chú Vinh, cô Hồng hay chị Hiệp chỉ là một phần nhỏ trong số hàng nghìn lao động bán vé số dạo gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Nhiều người phải lấy vé số nợ rồi trả dần mỗi ngày, chi tiêu tằn tiện hơn trước, ăn uống tạm bợ và gặp nhiều khó khăn trong việc mời khách mua số. 

Như lời chị Hiệp nói trước khi tiếp tục một ngày dài với xấp vé số trên tay "cuộc sống của những người bán vé số là cố gắng từng ngày, không ai nghĩ xa được vì cũng chẳng thể thay đổi được gì, hôm nay bán hết thì vui, ngày mai bán ế thì buồn. Đến đâu hay đến đó như bao năm nay vẫn vậy". 

Võ sĩ Thu Nhi: Từ cô bé bán vé số đến nhà vô địch quyền Anh chuyên nghiệp
PLO đã có cuộc phỏng vấn nữ võ sĩ Thu Nhi ngay sau giải đấu về hành trình vươn đến ngôi vô địch quyền Anh thế giới.

Tin tức 24h

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhịp sống Sài Gòn