Sau khi ăn thịt lợn sữa đã bị chết, một nam thanh niên đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn.
Đó là trường hợp, bệnh nhân Đ.V.T. (32 tuổi, Hà Nội) được đưa vào bệnh viện ngày 18/11 trong tình trạng nguy kịch, toàn thân nổi ban hoại tử và phải đặt máy thở, dùng thuốc vận mạch, trợ tim và truyền máu ngay.
Ths.BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn, kèm theo các biểu hiện nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận và chảy máu dạ dày rất nguy kịch.
Được biết, nguyên nhân bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn là do giết mổ lợn sữa chết để ăn, vì nghĩ lợn sữa bị lợn mẹ đè chết. Trong khi đó, ăn phải thịt lợn nhiễm vi khuẩn liên cầu không được nấu chín người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, tiếp xúc trực tiếp (vệ sinh chuồng trại, giết mổ) cũng có thể lây nếu có các vết xước chân, tay.
Theo BS Cấp, bệnh liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Thông thường khi bị liên cầu lợn người bệnh thường có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Ăn tiết canh và các món tái rất dễ mắc bệnh liên cầu lợn
Để phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn, các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn.
Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuôc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
Còn đối với người tiêu dùng, nên tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề vì đó chắc chắn là lợn bệnh. Cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thịt lợn phải được nấu chín và đun ở nhiệt độ 700oC trở lên hoặc đến khi nước thịt trong không còn màu hồng.
Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn sống hoặc tái.
Ngoài ra, phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt lợn, dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín, giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ và rửa