Ngày ông Công ông Táo: Những điều cần tránh để để mang lại may mắn

Ngày 16/01/2020 08:16 AM (GMT+7)

Ngày ông công ông táo hàng năm diễn ra vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm Cúng ông Công ông Táo cần lưu ý những điều sau để lễ cúng được trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Ông Công ông Táo là ai?

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Lễ vật cúng ông công ông Táo thường bao gồm mũ ông công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép. Cụ thể như sau:

Ba chiếc mũ Táo Quân, hai mũ dành cho ông Táo (có cánh chuồn), một chiếc mũ bà Táo (không có cánh chuồn).

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

1 đĩa gạo 

1 đĩa muối 

5 lạng thịt luộc 

Một con gà luộc ngậm hoa hồng 

1 bát canh mọc hoặc canh măng 

1 đĩa xào thập cẩm 

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng 

1 đĩa chè kho 

1 ấm trà sen 

3 chén rượu 

1 quả bưởi 

1 lá trầu quả cau 

1 lọ hoa đào nhỏ 

1 lọ hoa cúc 

Một ít tiền vàng mã

Hiện nay do cuộc sống bận rộn nên mâm cỗ cúng cũng đơn giản hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các món ăn trên. Ngoài vàng mã thì tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân về trời.

Ngày ông Công ông Táo: Những điều cần tránh để để mang lại may mắn - 1

Theo quan niệm dân gian, để các vị Táo quân có phương tiện đi lại khi từ hạ giới về chầu trời, ở miền Bắc người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng (phóng sinh). Ở miền Trung, mọi người dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn cúng ông táo ở miền Nam, lễ vật được chuẩn bị có phần đơn giản hơn, bao gồm mũ, áo hài và cá chép giấy.

Cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo

Gia chủ chuẩn bị khăn sạch hoặc chổi lau bàn thờ bằng nước ấm. Và giấy đỏ hay một chiếc bàn bên trên có tấm vải để đặt bài vị.

Khi hạ bài vị, bát hương cùng các đồ thờ cúng xuống phải để vào nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước đó. Sau đó mới thực hiện lau rửa bàn thờ, đồ cúng cho sạch. Lưu ý: nếu bàn thờ có đặt chung bài vị tổ tiên và các thần thì phải tránh để lẫn lộn.

Khi lau bàn thờ nên lau từ cao xuống thấp, và lau bằng vải mềm mỏng tránh cho các bức tượng bị bay màu, xước. Tránh dùng rượu, hóa chất để lau tượng đồng vì nó sẽ làm ô xi hóa và xỉn màu.

Vì bát hương là nơi hội tụ tâm thức là sợi dây liên kết giữa cõi âm với cõi trần nên không được cố ý di chuyển bát hương bừa bãi. Khi lau bát hương, tượng thì giữ tay cố định, không xoay để bát hương không bị dịch chuyển. Nếu vô tình làm dịch chuyển trong quá trình lau dọn thì để lại ngay vị trí cũ và sám hối lỗi của mình liền. 

Việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.

Vị trí cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà?

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, nếu nhà có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là "ăng ten" để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Văn cúng ông Công ông Táo

Thắp 3/5/7/9 nén hương (số lẻ). 

Sau đấy vái ba vái và khấn bài cúng (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin): 

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. 

Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… 

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. 

Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!

* Sau đấy đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ như vậy vì do có quan niệm hơi cầu kỳ là khi hương còn thì hoá vàng mới nhận được. Như vậy hướng dẫn cúng ông Công, ông Táo đã hoàn thành xong.

Những lưu ý và kiêng kỵ cần tránh trong lễ cúng ông công ông táo

Trước khi làm lễ cúng nhà cửa phải gọn sạch. Quần áo mặc phải tươm tất, không nên mặc đồ quá hở khi làm lễ. Khi làm lễ nên mở cửa nhà rộng mở để có sự thông thoáng, thoát khí, đón điều lành, tiễn điều xấu.

Khi khấn, nên khấn ra thành tiếng, không to quá không lẩm nhẩm. Vì phải thành âm thoát ra miệng thì mới dễ linh ứng. Khi hoá vàng, hoá sớ đầu tiên, rồi đến quần áo, rồi đến tiền vàng. Khi cời cho cháy nhanh không chọc mạnh kẻo rách đồ mã. 

Tuỳ theo vùng miền mà đồ mã có những sự thay đổi khác. Tổng quan chỉ cần đầy đủ không nên quá cầu kỳ.

Có một số loại thịt kiêng không đem cúng ông Công ông Táo, như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó,...

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

Nhiều người thả nhầm loại cá tiễn ông Công ông Táo, chuyên gia tư vấn cách làm chuẩn nhất
Ông Công Ông Táo là một ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Chuyên gia phong thủy tư vấn cúng lễ chuẩn nhất.

NN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày ông Công ông Táo