Nghề lạ ở Việt Nam: Loài đặc sản nằm im lìm dưới nước, dễ nuôi lại sinh lời nhiều, bán đắt như vàng

H.A - Ngày 23/12/2023 14:35 PM (GMT+7)

Dễ nuôi lại sinh lời nhiều, nghề nuôi trai lấy ngọc hứa hẹn sẽ là ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Những năm gần đây, mô hình nuôi trai lấy ngọc đã mở ra nhiều triển vọng mới cho các hộ nông dân Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên thích hợp, hình thức nuôi trồng không quá phức tạp, mỗi viên ngọc trai thu về có giá trị từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Nghề nuôi trai lấy ngọc đang là nghề đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam.

Nghề nuôi trai lấy ngọc đang là nghề đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam.

"Nghề nuôi trai nước ngọt có thể tạo ra nguồn thu nhập từ hạt ngọc trai cho đến vỏ trai. Ngoài ra có thể nuôi ghép với các đối tượng khác để có thêm nguồn thu nhập ngay trong quá trình nuôi trai ngọc", anh Hồ Vĩnh Khánh (thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) chia sẻ.

Theo đuổi hình thức nuôi trồng đã 5 năm nay, anh cho biết từ 10.000 con trai nước ngọt sẽ thu được khoảng 20.000 viên ngọc với giá bán bình quân 200.000-500.000 đồng/viên. Lợi nhuận thu được có thể lên đến hàng tỷ đồng/năm trong khi chi phí ước tính cho mỗi con trai chỉ khoảng 35.000 đồng/con. Hình thức nuôi trai gối vụ này mỗi năm sẽ cho thu hoạch khoảng 14.000 viên ngọc, gồm các màu: tím, hồng ngọc, hồng. Sản phẩm ngọc trai được xuất bán chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM.

Mỗi viên ngọc trai có giá trị từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Mỗi viên ngọc trai có giá trị từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng.

So với các loại thuỷ hải sản trước đây anh Khánh nuôi trồng như hàu, vẹm,... trai có chi phí ít tốn kém hơn nhưng lại đạt hiệu quả về mặt kinh tế cao. Hơn nữa, kỹ thuật nuôi cũng không quá phức tạp. Thời gian gần đây, anh Khánh đã bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm nuôi trai đến với rộng rãi bà con thôn Lòng Hồ. Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở Lòng Hồ được nhân rộng sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của con người, đặc biệt trong lĩnh vực trang sức và thủ công mỹ nghệ.

Cũng từ mô hình nuôi trai lấy ngọc, chị Trần Mai Linh (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) giờ đây đã sở hữu trang trại nuôi trai thu về hàng nghìn viên ngọc mỗi năm. Nhận thấy thị trường ngọc trai ở địa phương còn hạn chế, chị Linh mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình nuôi lợn sang nuôi trai lấy ngọc. Năm đầu tiên cơ sở thả 10.000 con trai nhưng bị chết 15%. Nguyên nhân là do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật hạn chế. Chị cùng bố học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước để tìm giải pháp, đến nay mọi việc dần đi vào ổn định.

Đi đầu tại địa phương, trang trại trai của chị Anh hiện nay đã đi vào ổn định.

Đi đầu tại địa phương, trang trại trai của chị Anh hiện nay đã đi vào ổn định.

Ban đầu chị Linh mua con trai sống về để ghép mô tế bào và nhân ngọc, sau đó đưa ra hồ nuôi tạo ngọc. Tiếp đó là mua con trai về cắt mô tế bào để cấy ghép vào con trai sống được lựa chọn trước đó. Sau đó, viên ngọc thô nhân tạo dùng ghép vào con trai sống. Ngọc thô được làm từ vỏ trai, một kg được hơn 3.000 viên, đường kính 0,6 cm, giá 4-4,5 triệu đồng. "Ngọc tự nhiên mẫu mã không đẹp, bởi trai sống trong môi trường nhiều tạp chất, thiếu dinh dưỡng. Với môi trường nhân tạo, người nuôi dễ nhận biết được bệnh, cho ăn đầy đủ dưỡng chất, từ đó ngọc sẽ tròn, bóng", chị cho hay.

Cấy ngọc trai nhân tạo sẽ cho ra thành phẩm đẹp và sáng bóng hơn.

Cấy ngọc trai nhân tạo sẽ cho ra thành phẩm đẹp và sáng bóng hơn.

Còn đối với gia đình anh Trần Văn Tuân (xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), nghề nuôi trai đã giúp họ đem về tiền tỷ mỗi năm. Từng tha hương cầu thực để tìm vốn làm ăn, anh Sáng không ngờ số tiền đó lại mất hết khi anh đầu tư vào trang trại gà tại gia. Tình cờ biết đến nghề nuôi trai, anh cùng vợ vay mượn để làm lại từ đầu. Thời gian đầu còn thiếu kinh nghiệm, tiền lãi anh thu về không được bao nhiêu. Tuy thế, anh không từ bỏ mà đi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, nhiều người. Cuối cùng, sau hơn 4 năm miệt mài, anh Tuân giờ đã trở thành người tiên phong đi đầu nghề lấy ngọc trai huyện Ý Yên. 

Với mỗi 1 ha, anh Tuân thu lãi 600 triệu đồng/năm.

Với mỗi 1 ha, anh Tuân thu lãi 600 triệu đồng/năm.

Theo anh Tuân, nuôi trai nước ngọt lấy ngọc rất phù hợp với nguồn nước ở Nam Định. Với diện tích 1,5ha mặt nước, anh đang nuôi thả khoảng 2 vạn con trai, theo hình thức gối vụ, nuôi ở dạng treo phao và thả đáy. Thời gian nuôi thả trai cấy ngọc khoảng 2 năm. Nhưng nếu nuôi càng lâu thì ngọc càng đẹp, giá trị bán ra thị trường càng cao. Hiện mỗi năm anh Trần Văn Tuân thu hoạch gần 14.000 viên ngọc, với giá bán từ 150.000- 200.000 đồng/viên. Sau khi trừ tất cả chi phí, 1 ha thu lãi 600 triệu đồng/năm.

Chân dung đại gia Việt lừng lẫy từng là tiểu thương buôn hoa quả, để tài sản khủng cho con trai chưa từng lộ diện
Trước khi làm chủ đế chế bất động sản tỷ đô, vị đại gia Bắc Ninh này từng là một tiểu thương xuất khẩu chuối, xoài sang Trung Quốc...

Đại gia tỷ phú

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ