Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi con vật “tử thần” ai cũng sợ, chăm nhàn tênh, bán làm đặc sản thu lãi "khủng" đều hàng tháng

H.A - Ngày 15/07/2023 14:35 PM (GMT+7)

Bọ cạp thuộc lớp hình nhện, sở hữu nọc độc có thể gây nguy hiểm chết người. Thế nhưng ở miền Tây, có những người nông dân “thuần hóa" thành công giống này và khiến chúng “đẻ ra tiền".

Dù mới chỉ 24 tuổi, cô gái 9X Võ Thị Yến Nhi (ngụ ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã khởi nghiệp thành công với ý tưởng kinh doanh bọ cạp sáng tạo và mới lạ. 

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, khác với bạn bè đồng trang lứa bước vào cánh cổng đại học, Yến Nhi lựa chọn tạo ra mô hình kinh doanh cho riêng mình. Còn trẻ, còn muốn trải nghiệm nhiều thứ mới, cô bạn tìm đến nghề nuôi bọ cạp. Thông qua giới thiệu của người bạn, Yến Nhi tìm mua bọ cạp giống tại tỉnh Tiền Giang với giá 6.500 đồng/con, số lượng 1.000 con bọ cạp giống.

Yến Nhi chia sẻ: “Nuôi bọ cạp tuy vậy nhưng không quá khó, không tốn nhiều công chăm sóc và có tỷ lệ hao hụt cũng ít”. Thức ăn cho bọ cạp là dế, mỗi tuần cho bọ cạp ăn 1 lần khoảng 0,5 - 1kg dế cho chuồng nuôi 1.000 con bọ cạp giống.

Dù tuổi còn trẻ nhưng cô nông dân 9X đã kiếm được thu nhập lớn nhờ mô hình nuôi bọ cạp.

Dù tuổi còn trẻ nhưng cô nông dân 9X đã kiếm được thu nhập lớn nhờ mô hình nuôi bọ cạp.

Việc làm chuồng trại nuôi loài côn trùng có nọc độc này cũng khá đơn giản, chỉ cần rào kín để bọ cạp không thể bò ra ngoài. Yến Nhi cho biết: “Chuồng nuôi bọ cạp không cần quá rộng, chỉ khoảng 10m2 cho 1.000 con và chiều cao vách khoảng 60 - 80cm, nhằm giúp bọ cạp dễ săn mồi dế...". Chuồng nuôi nên có mái che để giữ độ ẩm bên trong và tránh ngập nước vào mùa mưa lũ. Nhi cũng bỏ vào nhiều vỏ dừa khô, làm chỗ trú ẩn cho bọ cạp. Cô còn cẩn thận trồng thật nhiều cỏ để tạo môi trường như ngoài tự nhiên cho chúng.

Dù mang trên mình nọc độc, bọ cạp vẫn là loại thần dược có thể chữa được nhiều bệnh. Chúng là vị thuốc dùng trong đông y với tên Toàn Yết, dùng để chữa trấn kinh, chữa động kinh, uốn ván, kích thích thần kinh, liệt nửa người, đau đầu, lao xương, táo bón… Bọ cạp được chế biến đúng cách có thể là món nhậu vô cùng bắt mồi. 

Hiện tại, bọ cạp được thương lái, các nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ...thu mua với giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg hoặc 20.000 đồng/con (loại nuôi khoảng 6 - 8 tháng). Bọ cạp giống 2 tháng tuổi bán với giá từ 6.000-10.000 đồng/con. Trung bình mỗi con bọ cạp có thể đẻ từ 200 - 300 con/lần. Trừ các khoản chi phí đầu tư, người nuôi bọ cạp vẫn có thu nhập khá. 

Bọ cạp được bán với giá cao, chủ yếu để chế biến thành các món ăn hoặc ngâm rượu.

Bọ cạp được bán với giá cao, chủ yếu để chế biến thành các món ăn hoặc ngâm rượu.

Bà là Mai Thị Kim Giàu, chủ trại dế và bọ cạp Kim Giàu, ở ấp Mỹ Phúc, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã được 3 năm nay. Từng sử dụng rượu ngâm bọ cạp để chữa bệnh đau lưng, bà Giàu thấy hiệu quả nên cùng con trai là Nguyễn Hoàng Phúc mở ra trang trại nuôi bọ cạp, vừa tạo kinh tế lại vừa tạo phương thuốc tốt cho nhiều người bệnh.

Con giống bọ cạp được bà Giàu mua từ Campuchia, với giá khoảng 10.000 đồng mỗi con. “Bọ cạp chết nhiều là khi vận chuyển từ Campuchia về. Khi bọ cạp đã vào chuồng thì tỷ lệ sống gần như tuyệt đối, đến khi xuất bán thì chỉ hao hụt vài ba con, không đáng kể”, bà Giàu cho biết thêm. 

Bên cạnh chuồng nuôi bọ cạp được thiết kế theo kiểu bán tự nhiên, bà Giàu còn có chuồng nuôi dế vừa để bán dế thịt, vừa để làm mồi cho bọ cạp. Quy trình khép kín này giúp trại nuôi của bà Giàu đảm bảo nguồn thức ăn thường xuyên,an toàn lại giảm được phần nào chi phí. 

Bà Giàu cùng con trai đang xây dựng thành công với trang trại nuôi dế và bọ cạp.

Bà Giàu cùng con trai đang xây dựng thành công với trang trại nuôi dế và bọ cạp.

Bên cạnh bọ cạp nuôi để bán thương phẩm, bà Giàu cũng nhân giống để tạo ra nguồn con giống chất lượng bán cho nhiều người muốn kinh doanh. Bọ cạp là loài sinh sản tự nhiên, mỗi năm đẻ 2 lần, vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch. Đây là nguồn con giống dễ nuôi và mau lớn do phù hợp với môi trường bản địa. 

Bọ cạp giờ là món ăn khoái khẩu của nhiều người khi chiên giòn, nướng hoặc lăn bột chiên... trở thành “món ngon vị thuốc”. Ngoài ra, bà Giàu còn ngâm rượu bọ cạp để bán cho khách hàng dùng để uống và xoa bóp trị liệu.

Nhiều món ăn chế biến từ bọ cạp rất được ưa chuộng.

Nhiều món ăn chế biến từ bọ cạp rất được ưa chuộng.

Đầu ra cho bọ cạp thương phẩm tại trại nuôi Kim Giàu rất ổn định, đa phần bán cho thương lái quen ở các tỉnh phía Bắc, với giá bán từ 20.000 đồng mỗi con trở lên. Mỗi năm, bà Giàu có thể thu trăm triệu đồng từ nghề nuôi dế và nuôi bọ cạp. Hiện nay, bà Giàu bán bọ cạp thương phẩm với số lượng ít dần, chủ yếu nuôi để tạo con giống. 

Thời gian gần đây, bà Giàu còn đem bọ cạp sống và các sản phẩm từ bọ cạp đến Ngày hội các món ngon - độc - lạ được tổ chức tại Làng Du lịch sinh thái Ông Đề (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), nhằm lan tỏa và chia sẻ đến nhiều người. Bà dự tính trong tương lai sẽ cùng gia đình mở rộng sản xuất thêm nhiều sản phẩm chế biến từ bọ cạp để gia tăng hiệu quả kinh tế. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Mang quả lạ ở nước người về trồng thử, đến mùa trái trĩu trịt, cung không đủ cầu
Từ loại quả nhập khẩu đắt đỏ, chà là giờ đây đã được nhiều nông dân tại Việt Nam nhân giống thành công. Với giá trị cao, được thị trường ưa chuộng, người trồng thu về số tiền "khủng" mỗi năm. 

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ