Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài lạ nhìn "sợ khiếp vía", cho ăn toàn thứ rẻ tiền, nhàn tênh mà bán mỗi con lãi vài triệu

HÀ ANH - Ngày 26/07/2022 14:40 PM (GMT+7)

Từ vài cá thể ban đầu, đàn cua đinh ở nhà ông Trần Văn Thường hiện nay đã lên đến trên 3.000 con, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Cua đinh có tên khoa học là Amyda Cartilaginea, còn được biết đến với cái tên ba ba Nam Bộ. Cua đinh trông giống hệt với con ba ba, có hình thù trông khá “đáng sợ” với phần mai trên lưng, thân màu đen xù xì và cổ ngắn thường rụt vào mai. Da đầu của cua đinh có màu chủ đạo là xám, có đốm li ti màu vàng. Bụng của chúng có màu trắng và không có đốm đen. Cua đinh có trọng lượng lên tới 5-15kg, nhiều cá thể được tìm thấy trong tự nhiên có thể lên đến 30kg - to hơn ba ba rất nhiều. 

Cận cảnh con cua đinh

Cận cảnh con cua đinh

Trông bề ngoài có vẻ đáng sợ nhưng thực chất thịt cua đinh là đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức.

Trông bề ngoài có vẻ đáng sợ nhưng thực chất thịt cua đinh là đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. 

Loài cua đinh thường được nhìn thấy ở các con sông trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Tại Việt Nam, cua đinh được tìm thấy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Tiền Giang… sống tại các đầm lầy ngập mặn, ao hồ sông suối.

Ghé các quán ăn đặc sản tại miền Tây, không khó để tìm trong thực đơn các món ăn từ cua đinh. Thịt cua đinh rất ngon, thơm và ngọt, từ lâu đã là món ẩm thực quen thuộc thường được chiêu đãi ở những bữa tiệc sang trọng dành cho khách quý. Đặc biệt là những món ăn này cực kỳ bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe do có thành phần dinh dưỡng cao như canxi, iot, sắt… và rất giàu vitamin. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài lạ nhìn amp;#34;sợ khiếp víaamp;#34;, cho ăn toàn thứ rẻ tiền, nhàn tênh mà bán mỗi con lãi vài triệu - 3

Cua đinh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, là đặc sản được ưa chuộng trong các nhà hàng, quán ăn ở miền Tây

Cua đinh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, là đặc sản được ưa chuộng trong các nhà hàng, quán ăn ở miền Tây

Anh Quế Lâm (37 tuổi, Hậu Giang), chủ quán nhậu cùng tên cho biết, hiện tại quán anh đang phục vụ khách 8 món từ cua đinh bao gồm cua đinh nấu rượu vang, cua đinh nướng ớt xiêm xanh, cua đinh nấu chuối, cua đinh hấp gừng sả, cua đinh nướng riềng mẻ, cua đinh nướng muối nồi đất, cua đinh lòng xào, cua đinh canh gừng. Các món ăn này đa phần đều được đánh giá cao về mùi vị, thậm chí có nhiều khách sành ăn từ nơi xa tìm tới tận quán để thưởng thức. 

Không riêng gì quán ăn của anh Quế Lâm, trong khu vực lân cận nhiều nhà hàng cũng giới thiệu đến thực khách các món ăn từ cua đinh như một loại đặc sản khiến “tiếng lành đồn xa”, ngày càng nhiều người biết đến món ăn này. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng thịt cua đinh trong các nhà hàng, quán ăn này ngày càng nhiều. Trong khi đó cua đinh trong tự nhiên lại không còn nhiều do quá trình đánh bắt từ lâu đã khai thác hết. 

Nhận thấy “tiềm năng” với việc nuôi cua đinh, ông Trần Văn Thường (ngụ ấp 9, xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã tìm mua 33 con cua đinh về nuôi thử từ năm 2016. Từ vài cá thể ban đầu, hiện nay tổng đàn cua đinh của anh đã lên đến trên 3.000 cá thể, thành công ngoài mong đợi. Theo ông Thường, cua đinh không chỉ dễ nuôi mà còn rất được giá, từ việc nuôi thử nghiệm nay cả trang trại của ông đã chuyển hướng sang chăn nuôi cua đinh hoàn toàn.

Được biết, thức ăn của cua đinh đa phần là các loại cá tạp, được người dân khai thác trong tự nhiên như rô phi, các loại cá biển nhỏ mà người dân ở thôn quê có thể tự bỏ công đi kéo, giăng lưới là bắt được nên chi phí không cao. Mỗi ngày cũng chỉ cần cho cua đinh ăn một lần vào buổi chiều từ 4 - 5 giờ. Trung bình một con cua đinh nuôi từ nhỏ đến xuất bán chỉ tốn khoảng 500.000 đồng tiền thức ăn. Cua đinh lại ít bệnh dịch, không cần phải chăm sóc y tế do chọn lọc tự nhiên đã để lại những cá thể có sức khỏe tốt. 

Hệ thống chuồng bể nuôi cua đinh của ông Thường tại Bạc Liêu.

Hệ thống chuồng bể nuôi cua đinh của ông Thường tại Bạc Liêu.

Chi phí tốn nhiều nhất khi nuôi cua đinh là xây dựng hệ thống bể nước, chuồng trại. Nếu trong nhà có ao nuôi thích hợp nhất dành cho loài này là từ 500 – 1000 m2. Nguồn nước trong ao phải sạch sẽ, không gian yên tĩnh để chúng phát triển tốt nhất. Xung quanh ao cần có bờ thành cao khoảng 0.5m tính từ mặt đất để ngăn không cho cua thoát ra ngoài. 

Để tiện phối giống và chăm sóc cua đinh con thì phải xây bể riêng biệt, cần trang bị hệ thống cấp và thoát nước đúng chuẩn. Bể rộng từ 3 - 5 m2 là có thể thả được 10 - 20 con cua đinh, 20m2 có thể nuôi được khoảng 60 con cua đinh. Ngoài ra tùy vào tình hình thời tiết mà điều chỉnh mực nước hợp lý, tuy nhiên tối thiểu phải trên 1m và tối đa chỉ 2m, bể cũng cần được lau dọn thường xuyên để tránh làm ô nhiễm nguồn nước nơi sống của cua đinh.

Gia đình ông Thường ghép cặp mỗi bể gồm 5 con cua đinh cái và 1 đực để cho sinh sản. Cua đinh nuôi 5 năm mới cho sinh sản, đẻ trứng từ tháng 12 đến tháng 7 (âm lịch) năm sau, mỗi con đẻ từ 9 - 17 trứng/lần. “Cua đinh khi sinh sản phải đến năm thứ 3 thì tỷ lệ trứng ấp nở mới đạt 100%. Trứng ấp khoảng 100 ngày nở, sau gần 2 tháng có thể xuất bán con giống. Với mỗi bể 5 con cái và 1 đực, mỗi năm sinh sản và ấp nở thành công từ 200 - 300 con”, ông Thường tiết lộ.

Cua nuôi sau 3 năm thả nuôi sẽ đạt trọng lượng từ 6-7kg, lúc này có thể xuất chuồng bán với giá 800.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, người nuôi còn lãi hơn 5 triệu đồng/con cua đinh thịt thương phẩm. Mỗi năm ông Thường xuất bán vài trăm kg thịt cua đinh thương phẩm, thu về lãi trên 300 triệu đồng/năm. Hầu hết các sản phẩm cua đinh đều được bao tiêu đầu ra, cung không đủ cầu nên ông Thường không lo rớt giá hay phải tìm chỗ tiêu thụ.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài lạ nhìn amp;#34;sợ khiếp víaamp;#34;, cho ăn toàn thứ rẻ tiền, nhàn tênh mà bán mỗi con lãi vài triệu - 6

Cua đinh giống có giá 400 – 500.000 đồng/con.

Cua đinh giống có giá 400 – 500.000 đồng/con.

Không giữ bí quyết làm giàu cho riêng mình, ông Thường sẵn sàng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật cho người dân muốn nuôi cua đinh để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó ông còn bán bán từ 700 - 800 con cua đinh giống, giá 400.000 đồng/con cho các hộ gia đình chăn nuôi cua đinh. Nhiều nông dân trong khu vực gần nhà ông Thường đã học hỏi theo mô hình chăn nuôi sáng tạo này mà làm giàu.

“Để giảm hao hụt trong quá trình gây nuôi, nhất là để cua đinh phát triển, tăng trưởng nhanh, người nuôi cần phải chọn lựa thật kỹ để có con giống, nên mua ở các trang trại, cơ sở sản xuất giống có uy tín. Không nên chọn mua cua đinh giống quá nhỏ, nên mua loại kích cỡ bằng bàn tay, vì trọng lượng như thế cua đinh sẽ khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, không hao hụt”, ông Thường chia sẻ.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách
Dế là loài nuôi tự nhiên nên ít bệnh dịch, không cầu kỳ về thức ăn, nhu cầu tiêu dùng thị trường lại khá cao như chế biến món ăn hoặc bán cho người nuôi chim, câu cá… Nhiều nông dân đã lựa chọn nuôi dế để làm giàu.

Tin tức 24h

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h