Nghề lạ ở Việt Nam: Thành đại gia có thu nhập "khủng" nhờ nuôi loài cực độc, nay rơi vào thảm cảnh khó tin

HÀ ANH - Ngày 20/06/2022 06:00 AM (GMT+7)

Cả làng thành tỷ phú nhờ nuôi rắn hổ mang, nhưng cũng vì “sinh nghề tử nghiệp" mà khiến nhiều người vỡ nợ, vào thế “không biết kêu ai".

Từ làng quê nghèo thành làng tỷ phú nhờ nuôi rắn hổ mang

Dừng chân ở làng Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), người ghé thăm sẽ không tránh khỏi cảm giác rùng mình, sởn gai gốc bởi tiếng thở phì phì đáng sợ… Đó là tiếng của mãng xà (rắn hổ mang), loại vật “chủ chốt" trong nền kinh tế của cả làng, nơi đây còn được coi là “thủ phủ" của nghề nuôi rắn. Năm 2007, làng Tứ Xã được công nhận là làng nghề nuôi rắn hổ mang bành.

Hiện cả làng có hơn 300 hộ nuôi rắn hổ mang, mỗi hộ nuôi từ 300-2.000 con rắn mãng xà. Mỗi trại nuôi rắn trại rộng khoảng 500m2, được thiết kế như một ngôi nhà cấp bốn với nhiều phòng đặt đủ các loại chuồng tầng, chuồng bệt… Người nuôi rắn tại làng Tứ Xã còn có kỹ thuật nuôi mãng xà rất hay, từ bệnh dịch, chế độ ăn, ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ, cách chăm sóc rắn hổ mang mới sinh... rất bài bản.

Nghề lạ ở Việt Nam: Thành đại gia có thu nhập amp;#34;khủngamp;#34; nhờ nuôi loài cực độc, nay rơi vào thảm cảnh khó tin - 1

Làng Tứ Xã là “thủ phủ” rắn hổ mang của cả nước.

Làng Tứ Xã là “thủ phủ” rắn hổ mang của cả nước.

Bình thường, rắn hổ mang được nuôi tại làng Tứ Xã được sử dụng để lấy thịt, nấu cao, lấy trứng, lấy mật hoặc bộ da rắn đã lột ra. Có thể nói đây là một trong số những loài rắn có nguồn nhu cầu lớn từ thị trường. Chính vì vậy mà các thành phẩm rắn hổ mang cũng “được giá" hơn hẳn. Đỉnh điểm cao nhất là năm 2013, rắn  hổ mang lúc đó lên tới 1,4 triệu đồng/kg và giá trứng rắn hổ mang lên tới 70.000 đồng/quả, sau khi trừ đi các phần chi phí, người nông dân có thể thu về nguồn thu “khủng". Cả làng Tứ Xã năm đó có hơn 100 tấn rắn và hàng trăm vạn trứng rắn xuất khẩu, mang về 40-50 tỷ đồng. 

Trong suốt nhiều năm, giá rắn thương phẩm lẫn giá trứng rắn luôn ở mức cao, cả làng tấp nập thương lái đến thu mua hàng ngày, ngày càng nhiều hộ dân trong làng “theo nghề". Chính vì vậy mà làng Tứ Xã “thay da đổi thịt", nhờ công việc nuôi rắn hổ mang bành mà nhiều hộ dân khá giả, không ít người trong đó là tỷ phú. Con đường làng được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lỳ, 2 làn đường đầy ắp những phương tiện giao thông đời mới. Hàng trăm ngôi nhà đồ sộ, khang trang mọc lên san sát, ít ai có thể nhận ra đây là vùng quê trung du Bắc bộ trước đây chỉ biết mưu sinh bằng việc cấy cày. 

Nghề nuôi mãng xà khiến nơi đây trở thành làng tỷ phú.

Nghề nuôi mãng xà khiến nơi đây trở thành làng tỷ phú.

Bà Loan (ở xã Tứ Xã) bày tỏ: "Nhà tôi có cơ ngơi và điều kiện kinh tế khá giả như bây giờ chính là nhờ nuôi loài mãng xà. Năm 2000, thấy người dân ở xã nuôi đem lại nguồn thu cao, tôi cũng mạnh dạn đầu tư vốn vào nghề này. Loài này được ưu điểm là nuôi không tón nhiều công sức nhưng bán được giá hơn nhiều lần sô với trồng cây, nuôi các con vật khác".

Rơi vào nợ nần vì không xuất khẩu được

Tuy là nghề “một vốn bốn lời" nhưng nuôi rắn hổ mang bành cũng nhiều biến động và rủi ro. 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát, thị trường tiêu thụ rắn hổ mang bành lớn nhất là Trung Quốc bị "đóng băng", mặt hàng rắn hổ mang, trứng rắn hổ mang không xuất đi được. Điều này khiến người nuôi rắn tại Tứ Xã rơi vào cảnh hoang mang, điêu đứng vì giá rắn rớt thảm, không đủ để bù lỗ.

Thời điểm dịch COVID19 mới xuất hiện, thịt rắn rớt xuống còn 550.000 đồng/kg, 50-55.000 đồng/quả trứng rắn thì hiện tại cả ngày không có bóng dáng ai đến hỏi mua. Giá rắn giảm còn 250.000 đồng kg, thảm nhất là trứng rắn chỉ ngang giá trứng gà, khoảng 3.000 đồng/quả. 

Chuồng rắn bị bỏ hoang.

Chuồng rắn bị bỏ hoang.

"Hầu như trứng và thịt rắn không có người hỏi mua, họa hoàn lắm mới có người hỏi thì họ chỉ trả giá ngang trứng gà, nhà tôi bán 2.200 quả trứng chưa được 7 triệu đồng, không đủ tiền thức ăn cho rắn từ đầu năm đến giờ. Thật sự lúc đầu nuôi rắn mang lại nguồn lợi lớn, còn giờ đây thì chỉ mong chuồng không có con rắn nào, ông quang (chủ trại rắn ở Tứ Xã) chia sẻ.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 là lúc rắn đẻ trứng, mỗi năm một lần, giờ đây trứng rắn không ai hỏi mua nên nhiều gia đình trong xã phải trút bỏ xuống ao vì nếu phối giống cũng không đủ vốn nuôi tạo nguồn. Nhiều hộ gia đình vỡ nợ, hoặc cũng không dám quay lại không dám tái đàn vì không biết tình hình thị trường ra sao, cũng không có vốn để tiếp tục. 

Nhiều người bán tống đàn rắn chỉ 100 - 150.000 đồng/con để gỡ gạc, thu hồi vốn cũng không có ai mua nên đành nuôi cầm chừng chờ lên giá. Không có tiền duy trì trang trại, người dân chọn cách bỏ đói đàn rắn hổ mang. Trước đó cứ 3,4 ngày lại cho ăn một lần thì nay 10 ngày mới cho rắn ăn một bữa. Khi chạy vạy được tiền mua thức ăn cho chúng ăn thì đàn rắn đã chết mất quá nửa, xót xa mà người dân không biết kêu ai. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Thành đại gia có thu nhập amp;#34;khủngamp;#34; nhờ nuôi loài cực độc, nay rơi vào thảm cảnh khó tin - 5

Trứng rắn chờ thương lái tới mua mòn mỏi.

Trứng rắn chờ thương lái tới mua mòn mỏi.

Những ngày cuối năm 2020, đi từ đầu làng đến cuối làng nghề nuôi rắn hổ mang nức tiếng một thời khi xưa là khung cảnh ảm đạm, tiêu điều chưa từng thấy. Hàng loạt cửa hàng, quán ăn bán các món đặc sản từ rắn đều đóng cửa do không có khách qua lại, nhà nhà cửa đóng then cài vì không có bóng dáng của thương lái về mua.

Nhiều người dân tại Tứ Xã cho biết, mong muốn lớn nhất lúc này là nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân giãn nợ, giảm lãi suất ngân hàng để tìm đầu ra xoay vòng vốn giúp tiếp tục họ đứng vững trên đôi chân của chính mình và gìn giữ được nghề cổ truyền.

5 ngành nghề nhàn tênh mà lương cao ngất ngưởng, làm một tiếng kiếm cả triệu đồng
Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây là 5 công việc nhẹ lương cao được các nhà tuyển dụng không ngừng săn lùng ứng viên. Với điều kiện làm việc khá lý tưởng...

Tin tức 24h

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ