Trong vài năm gần đây, càng đước đã được nhiều người nhân giống và nuôi tại gia. Mô hình này đã giúp việc làm giàu không còn xa lạ với nhiều hộ gia đình.
Với đam mê ham tìm tòi về các loài thuỷ sinh, anh Trịnh Văn Minh tại xã Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chính là một trong những người đi đầu tiên phong cho nghề nuôi càng đước tại nhà. Bén duyên với nghề nuôi càng đước đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho cả gia đình anh Minh hiện nay.
Anh Minh cùng với chuồng nuôi càng đước tại gia.
Anh Minh cho biết: “Thấy nghề nuôi càng đước có tiềm năng, tôi tận dụng khoảng đất trống sau nhà để xây cái hầm nuôi thử vài con cho vui. Ban đầu còn mù mờ không có nhiều kinh nghiệm, càng đước rất hay bệnh nên chẳng bán được bao nhiêu. Rồi sau này học hỏi nhiều nơi, tìm tòi cả trên mạng cả những người đi trước thì tình hình khả quan hơn rất nhiều".
Càng đước trung bình nuôi từ 1-2 năm là có thể xuất chuồng với cân nặng khoảng 4 - 10 kg. Theo anh Minh, thương lái đến nhà thu mua loài vật này thường có giá ổn định 400.000 - 6000.000 đồng/kg. Càng đước vốn là loài ăn tạp nên thức ăn chủ yếu là thực vật như rau, trái cây,... rất rẻ và dễ kiếm, vì vậy mà tiết kiệm được một phần trong chi phí nuôi. Từ ngày bắt đầu làm nghề, đến nay anh Minh đã thu về doanh thu "khủng".
Càng đước được nuôi tại các hộ gia đình.
Hiện tại, trong bể của anh Minh còn khoảng 40 con càng đước làm giống, trong đó có 11 con mái. Mỗi con càng đước thường đẻ được 3 - 6 trứng, có con đến 10 trứng. Thời gian để trứng nở kéo dài 3 - 5 tháng, tuỳ vào thời tiết mà có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn. Nhiều thương lái đến tận nhà anh Minh để mua trứng loài này với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/quả. Anh Minh chia sẻ: “Có đợt càng đước không được chăm kỹ, năng suất sinh sản giảm đến mức không đủ để bán. Người đến nhà tìm mua với giá cao ngất ngưỡng mà cũng không có để bán”.
Nuôi càng đước đã lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều người.
Càng đước là loài vật tương đối dễ nuôi, tuy nhiên nếu không chăm sóc kỹ thì khó cho ra năng suất sinh sản cao. Để đạt hiệu quả kinh tế, người nuôi cần thay nước cho chuồng nuôi thường xuyên, bổ sung thêm dinh dưỡng bằng việc thay đổi khẩu phần ăn và chọn rau củ còn tươi. Đây là loài đẻ trứng, khi càng đước mẹ mang thai thì cần được chăm sóc tốt nhất, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ; trứng càng đước cần được để ở nơi có nhiệt độ phù hợp thì mới có thể nở được.
Trung bình mỗi con càng đước trưởng thành nặng 4 - 10 kg
Chuồng trại là một trong những yếu tố cần được quan tâm khi nuôi càng đước. Tuy dễ nuôi nhưng nếu chuồng trại không đảm bảo về vệ sinh, nguồn nước sẽ làm cho càng đước chậm lớn và khó sinh sản. Khi xây chuồng, anh Minh đặc biệt lưu ý đến vị trí bể nuôi phải thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có hệ thống thoát nước để đảm bảo thuận tiện cho việc thay nước thường xuyên. Bể được xây bằng xi-măng chắc chắn, rào lưới ở phía trên. Diện tích hay độ rộng của bể đủ lớn để đảm bảo rằng đủ diện tích cho càng đước di chuyển thuận tiện.
Càng đước là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn. Theo quy định, đây là đối tượng động vật bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại nhưng được phép gây nuôi khi có nguồn gốc hợp pháp. Các hộ khi nuôi nhốt dù mục đích thương mại hay làm cảnh đều phải thông qua thủ tục, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp… để cơ quan chức năng cấp sổ theo dõi. Vì vậy để việc nuôi càng đước hợp pháp, anh Minh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tổ chức chuồng trại, trang bị đầy đủ các loại chứng chỉ mới được phép hành nghề.
Con càng đước hay còn được gọi là rùa răng hay rùa đầu vàng. Loài rùa này chỉ sinh sống ở Đông Nam Á, phân bố rải rác ở các vùng thuộc Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, các vùng phía bắc bán đảo Malaysia và miền nam Miến Điện. Môi trường sinh sống của rùa đầu vàng là các sông, kênh, rạch, ao nước ngọt và ruộng ngập nước chảy chậm. Con càng đước được xem là một loài động vật quý hiếm. Chúng có đặc điểm nổi bật là có cái đầu màu cam hoặc vàng, có những đốm đen. Trán hàm và cổ của chúng có những dải sẫm màu. Đặc biệt, phần trên của càng đước có hai hình chiếu hoặc chóp nhọn. Mai của càng đước có màu xám đậm, khá mịn và có vòm mạnh mẽ với chiều dài cơ thể đạt 470mm.
Theo số liệu thống kê, trong môi trường nuôi nhốt càng đước sống được hơn 35 năm. Tuy nhiên ở mỗi cá thể càng đước sẽ khác nhau tùy thuộc vào môi trường nơi càng đước sinh sống, khả năng miễn dịch của mỗi cá thể mà có thể tuổi thọ sẽ tăng hoặc giảm.