Nghề lạ ở Việt Nam: Loài gây sợ hãi cho nhiều người, cho ăn đồ rẻ tiền, nuôi 12 tháng bán 800.000 đồng/kg nhiều người "hốt bạc"

HÀ ANH - Ngày 02/03/2023 06:00 AM (GMT+7)

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nghề nuôi rắn hổ hèo trong những năm gần đây đã trở nên thịnh hành và đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ nông dân. 

Rắn hổ hèo là loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, đã được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam. Tuỳ thuộc vào vùng miền mà loài rắn này được gọi với nhiều cái tên khác nhau như rắn Long Thừa, rắn hổ hèo, rắn ráo trâu hay rắn hổ trâu... Tên chung của loài rắn này là hổ vện vì trên mình nó có nhiều vằn vện. Đây không phải là loài rắn độc nguy hiểm, ngược lại, theo một số nghiên cứu, rắn hổ hèo có công dụng trong y học như sản xuất thuốc chữa bệnh và là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Vài năm gần đây, nhận thấy tiềm năng nghề nuôi rắn hổ hèo, nhiều hộ nông dân đã bắt tay vào thử nghiệm mô hình này tại nhà. Một trong những điển hình đã làm giàu nhờ nghề này chính là anh Đỗ Văn Hoàng, sinh năm 1981 tại ấp Bình An I, xã An Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). 

Anh Hoàng bên chuồng rắn hổ hèo

Anh Hoàng bên chuồng rắn hổ hèo

Theo anh Hoàng, khi nghề trồng trọt không còn đem lại nhiều hiệu quả, thu nhập trở nên bấp bênh, anh quyết định chuyển đổi kinh doanh và bén duyên với nghề nuôi rắn hổ hèo. Trước khi mang con giống về, anh đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đi tham quan nhiều nơi để hiểu thêm về đặc tính sinh sống, sinh sản và kỹ thuật chăm sóc. Chia sẻ về kỹ thuật nuôi rắn hổ hèo, anh Hoàng cho biết loài này dễ nuôi nhưng muốn thành công mỹ mãn, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, nhất là môi trường phải thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

“Hồi đầu mới thử nghiệm, năng suất chưa cao, thậm chí lỗ nặng nên có nhiều lúc tôi rất muốn từ bỏ. Nhưng rồi cũng cố gắng tìm tòi thêm nhiều kinh nghiệm từ người đi trước nên mới có được như ngày hôm nay”, anh Hoàng bộc bạch.

Chuồng rắn hổ hèo.

Chuồng rắn hổ hèo.

Anh cho biết thêm, rắn hổ hèo đem lại lợi nhuận kinh tế có phần cao hơn một số loài rắn khác vì đặc tính của loài này rất ít bệnh, lại dễ kiếm nguồn thức ăn nên giảm được một phần chi phí. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Trong giai đoạn rắn còn nhỏ, nguồn thức ăn chủ yếu là nhái con, khi nuôi được khoảng 6 tháng có thể sử dụng những loại con mồi lớn hơn như ếch, cóc, chuột tùy theo điều kiện thực tế.

Sau một năm nuôi, trọng lượng trung bình của mỗi con rắn hổ hèo dao động từ 2 - 3kg và bắt đầu sinh sản, mỗi con rắn cái đẻ được khoảng 15 trứng. Qua 2 tháng ấp trứng đã nở được hơn 100 rắn con. Người mua có nhu cầu mua cả rắn hổ hèo đã trưởng thành hoặc rắn con để làm giống. Sau 12 tháng nuôi, bình quân anh Hoàng có thể thu về 80 triệu đồng cho mỗi lứa. 

Sau 75 ngày trứng rắn sẽ nở với tỷ lệ rất cao. Rắn con từ 7 đến 8 ngày tuổi bắt đầu lột da và lớn rất nhanh, được bán với giá từ 180.000-200.000 đồng/con… Rắn hổ hèo hiện nay đang được bán trên thị trường với mức giá dao động 500.000 - 800.000 đồng.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài gây sợ hãi cho nhiều người, cho ăn đồ rẻ tiền, nuôi 12 tháng bán 800.000 đồng/kg nhiều người amp;#34;hốt bạcamp;#34; - 3

Nhiều nông dân làm giàu từ loại rắn này.

Nhiều nông dân làm giàu từ loại rắn này.

Chuồng nuôi rắn hổ hèo thường có hai cách, hoặc chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Theo anh Hoàng, chuồng lưới vừa vệ sinh sạch sẽ vừa dễ chăm sóc, mỗi chuồng có kích thước 3 x 2 m, có thể nuôi từ 100 – 150 rắn nhỏ và khoảng 50 rắn lớn. Đáy chuồng nên lót bằng vỉ tre cho mát và êm. Đây thực sự là một mô hình không những góp phần giảm nghèo bền vững, mà còn là cơ hội vươn lên làm giàu cho người nông dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Đánh giá về mô hình nuôi rắn hổ hèo, Trưởng phòng Quản lý rừng và Bảo tồn thiên nhân Chi cục Kiểm lâm An Giang Hoàng Mạnh Hùng cho biết: “Mô hình nuôi rắn hổ hèo của hộ anh Hoàng vừa mang lại nguồn thu nhập cho gia đình vừa phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Tuy nhiên, việc buôn bán rắn giống, rắn thịt phải đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng, đảm bảo cho việc bảo tồn nguồn rắn hổ hèo giống quý hiếm”. Hiện trại rắn của anh đã được Chi cục Kiểm lâm An Giang cấp Giấy chứng nhận đăng ký “Trại gây nuôi sinh sản” nên việc mua bán vận chuyển động vật hoang dã đối với anh đã được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Phát triển mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương là điều rất quan trọng và mô hình nuôi rắn hổ hèo thành công của gia đình anh Đỗ Văn Hoàng chính là động lực để các hộ gia đình khác làm theo.

Nghề lạ: Chỉ cần leo lên cây gõ quả, cho thu nhập 1-3 triệu đồng/ngày, vào vụ nhiều lúc vẫn cháy nhân lực
Mùa thu hoạch sầu riêng đang nở rộ tại huyện Phong Điền, Cần Thơ cũng kéo theo nghề “gõ” sầu trở nên nhộn nhịp và bận rộn hơn. Giá nhân công cho những thợ cắt hái sầu dao động từ 1 đến 3 triệu đồng mỗi ngày.

Tin tức 24h

Theo HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ