Nghề lạ ở Việt Nam: Loài thú là đặc sản núi rừng, cho ăn đồ rẻ tiền, nuôi nhàn tênh bán 350.000 đồng/kg vào nhà hàng dân nhậu thích mê

HÀ ANH - Ngày 22/10/2022 12:11 PM (GMT+7)

Nhờ gắn bó với con nhím, nhiều nông dân thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhím là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm, có đặc điểm nổi bật là những sợi lông bằng gai sắc nhọn trên lưng để phòng vệ và bảo vệ cơ thể. Chúng di chuyển chậm chạp, khi gặp nguy hiểm thường xù bộ lông dài 30cm để cảnh báo kẻ thù. Nhím gồm 2 dòng chính: Nhím Hystricidae sống ở châu Phi, châu Âu, châu Á và Nhím Erethizontidae sống ở Bắc Mỹ, Bắc Nam Mỹ. Tại Việt Nam, nhím chủ yếu là giống Hystricidae, vốn là loài động vật hoang dã tìm thấy nhiều ở các rừng rậm nhiệt đới.

Giống nhím Hystricidae tại Việt Nam.

Giống nhím Hystricidae tại Việt Nam.

Từ lâu, thịt nhím đã được biết đến là có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt rất gіàu protein. Thịt nạc, hầu như không có mỡ, lớp bì dày giòn, bạn có thể chế biến thành nhiều món như nướng, hấp, xào, rang… Vốn là loại thịt “hiếm", thịt nhím chỉ xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng cao cấp, với giá bán đắt đỏ. Nguồn cung từ thịt nhím không đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường cũng tạo ra cơ hội cho nông dân trong ngành nghề chăn nuôi nhím.

Ông Phạm Hồng Trình (Ninh Bình) có một trang trại nuôi nhím thương phẩm có diện tích 100m2, hiện tại nuôi hơn 40 con nhím, trong đó có 20 con nhím sinh sản, còn lại là nhím giống. Trang trại nhỏ đã mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông Trình, mang lại hiệu quả kinh tế cao dù nuôi nhím không phải tốn thời gian chăm sóc nhiều. Phong trào nuôi nhím từng rất thịnh hành trong những năm gần đây. Khi cung không đủ cầu, nhím giống khan hiếm, đẩy giá mỗi cặp nhím ban đầu từ  2 triệu đồng, lên 10 triệu đồng, rồi 20 triệu đồng/cặp. 

Ông Trình bên chuồng trại nuôi nhím của mình.

Ông Trình bên chuồng trại nuôi nhím của mình.

“Năm 2004, tôi là một trong các hộ tiên phong nuôi nhím của xã. Qua tìm hiểu thấy con nhím dễ nuôi, phù hợp với điều kiện của gia đình. Với đặc trưng xuất phát là loài động vật hoang dã do đó chế độ ăn của nhím cũng dễ dàng hơn các loài khác. Có thì cho ăn rau củ quả, cơm gạo, không ăn cũng vẫn sống tốt không bị bệnh” - ông Trình nhận định. 

Trung bình, mỗi ngày chi phí thức ăn cho một con nhím khoảng 3.000-5.000 đồng, cho ăn ngày 1-2 lần. Khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp nên rất phù hợp với các gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, hoặc không có thời gian hay sức lao động nhiều.

Tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, anh nông dân Phan Thanh Tùng là một trong những hộ chăn nuôi nhím với quy mô nhiều nhất nhì khu vực. “Năm 2017, gia đình tôi bắt tay vào nuôi nhím. Sau hơn 4 năm, trên diện tích 200m2 nuôi, đàn nhím của ông lên tới 160 con, trong đó hơn 100 con nhím bố mẹ. Giờ đây đàn nhím bố mẹ của anh Tùng lên đến 600 con”. 

Trang trại nuôi nhím của anh Tùng.

Trang trại nuôi nhím của anh Tùng.

Theo kinh nghiệm nuôi nhím của anh nông dân Đồng Nai, với nhím mẹ, cần bổ sung thêm thức ăn tinh, thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím mẹ khỏe mạnh, nhiều sữa, giúp nhím con mau lớn. Với nhím đực, anh Tùng bổ sung thêm thức ăn là rễ cây, mầm cây các loại, nhím sẽ phối giống mạnh mẽ hơn.

Nuôi nhím rất dễ cho ăn

Nuôi nhím rất dễ cho ăn

Anh Tùng cho biết, hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, nền xi măng, cố định lồng nuôi bằng khung sắt. Nếu được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ, nhím rất mau lớn và sinh sản nhiều - mỗi cặp đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa 2-3 con. Như vậy, mỗi tháng anh Tùng thu khoảng 50 triệu đồng từ bán nhím giống và nhím thịt (xuất bán khoảng 200 con nhím/tháng). 

Xuôi về các tỉnh Tây Nguyên, gia đình chị Hoàng Thị Như Hạ (Đắk Lắk) đã có kinh nghiệm 10 năm nuôi nhím, mang lại nguồn thu nhập ổn định bên cạnh nương rẫy. Năm 2009, tình cờ được người quen giới thiệu giống nhím rừng, vợ chồng chị Hạ quyết định mua một cặp về nuôi thử. Sau một năm nuôi thử nghiệm, nhận thấy nhím là loài ăn tạp, dễ nuôi, thức ăn đơn giản, chị Hạ quyết tâm tìm đến những trại nuôi nhím số lượng lớn để học hỏi, vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô trang trại.

Nuôi nhím mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Hạ.

Nuôi nhím mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Hạ.

Tuy nhiên, theo chị Hạ khi nuôi nhím cần chú ý chuồng trại xây dựng đơn giản, nền xi măng, cố định lồng nuôi bằng khung sắt, chia ra nhiều dãy, mỗi dãy ngăn thành nhiều lồng, mỗi lồng nuôi có kích thước 70 x 90 cm. Phân nhím có mùi rất khó chịu, do đó chuồng trại phải thiết kế thông thoáng để thuận tiện cho việc thu dọn hằng ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn cung thức ăn chất lượng cho nhím, có thể tự kiếm và trồng rau củ quả để giảm được một khoản lớn chi phí. Để nhím có sức đề kháng, tăng trưởng nhanh, nên sử dụng thêm men vi sinh trộn với thức ăn để cho nhím ăn hằng ngày. 

Nhím sinh sản.

Nhím sinh sản.

Để đảm bảo đầu ra, chị Hạ chủ động chào hàng thịt nhím thương phẩm tại các nhà hàng, khách sạn của địa phương và các thương lái chuyên cung cấp thịt nhím cho các thành phố lớn. Hiện nay, giá nhím thịt vẫn ở mức 350.000 đồng/kg và nhím giống là 3,5 triệu đồng/cặp, đắt hơn so với các loại thịt khác trên thị trường. Mặc dù vậy nhưng chị Hạ vẫn không có nhím để xuất bán, thời điểm bán nhím thịt nhiều nhất là vào gần tết các cơ sở nấu ăn cần số lượng lớn để phục vụ cho đám tiệc.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài thú lạ ít người biết, ngày cho ăn 2 bữa, bán làm đặc sản thu về tiền tỷ dễ dàng
Don là loài dễ nuôi, một ngày cho ăn 2 bữa. Thức ăn của don khá đơn giản và dễ kiếm được ngoài thiên nhiên, chủ yếu là các loại rau củ quả như: Bí ngô, cà rốt, chuối, dưa hấu….

Tin tức 24h

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h