Không chỉ giàu có và sở hữu tập đoàn kinh tế lớn nhất đất nước, những đại gia này còn có niềm đam mê bóng đá, nắm trong tay ít nhất 1 CLB với các cầu thủ trẻ tài năng…
Clip: HLV Park Hang-seo kể chuyện được bầu Đức mời sang dẫn dắt tuyển Việt Nam.
Trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam yêu bóng đá phải kể đến những doanh nhân thành đạt có tình yêu mãnh liệt và đóng góp cực kỳ to lớn cho bóng đá nước nhà. Đó là những cái tên như ông Đoàn Nguyên Đức, ông Đỗ Quang Hiển, ông Trịnh Văn Quyết và ông Phạm Nhật Vượng. Họ đã dám mạnh tay đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc cho đội bóng của mình, “nuôi dưỡng” các lứa cầu thủ từ khi còn nhỏ cho đến lúc đủ sức vươn tầm châu lục.
Trải qua thăng trầm, họ đã gặt hái được nhiều thành công trong bóng đá và trở thành những ông bầu nổi tiếng Việt Nam. Tuy nhiên, khi đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng, họ không hề lên tiếng kể công mà cứ âm thầm hậu thuẫn để bóng đá Việt ngày một vươn tới những đỉnh cao.
Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), ông bầu của CLB HAGL
Năm 2001, ông Đức tiếp quản đội bóng Gia Lai – Kon Tum và đổi tên thành CLB HAGL. Sau đó, ông ký hợp đồng “khủng” với danh thủ người Thái Kiatisuk trước sự bất ngờ của người hâm mộ Đông Nam Á.
Nhờ đó, CLB HAGL đã trở thành đội bóng chuyên nghiệp với 2 lần vô địch giải V-League. Không lâu sau, đội bóng của bầu Đức trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), ông bầu của CLB HAGL.
Năm 2007, ông Đức đầu tư hơn 120 tỷ đồng hợp tác với CLB Arsenal (Anh quốc) để mở Học viện bóng đá HAGL - Arsenal JMG tại Pleiku. Đây chính là nơi đã “ươm mầm” tài năng các cầu thủ trẻ như Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh,…Năm 2015, ông Đức đã thay thể đội hình CLB HAGL bằng những gương mặt triển vọng trên.
Được biết, trong danh sách cầu thủ tham gia giải AFF Cup 2018 lần này có tới 4 cái tên đến từ CLB Bóng đá HAGL của bầu Đức: Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Hồng Duy.
Bầu Đức chính là người trả lương cho thầy Park.
Ông Đoàn Nguyên Đức cũng chính là người 3 lần sang Hàn Quốc mời HLV Park Hang-seo về Việt Nam. Đến tháng 10/2017, thầy Park chính thức nhận lời tiếp quản vị trị HLV trưởng đội tuyển Quốc gia và U23 Việt Nam với một bản hợp đồng có thời hạn 2 năm.
Theo hợp đồng ký kết với VFF, HLV Park sẽ nhận mức lương khoảng 20.000$/tháng kèm theo đó là các chi phí phát sinh (ăn ở, đi lại…). Tuy nhiên, bầu Đức lại là người trả tiền lương cho HLV Park.
Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T
Năm 2006, ông Hiển thành lập Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội cùng với chia sẻ: “Giấc mơ của tôi là xây dựng một CLB có bản sắc, truyền thống và có thể dùng bóng đá nuôi bóng đá chứ không phụ thuộc vào túi tiền của tôi”.
Lúc này, bầu Hiển mời cựu danh thủ Thể Công – Triệu Quang Hà về làm HLV. Sau 3 năn, CLB từ hạng 3 lên hạng chuyên nghiệp và giành quyền thi đấu ở V-League (năm 2009) trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn T&T.
Năm 2011, Hà Nội T&T đoạt chức vô địch V-League đầu tiên dưới sự dẫn dắt của HLV Phan Thanh Hùng.
Suốt quá trình trưởng thành, ông Hiển gắn bó với CLB Hà Nội T&T với hình ảnh như một ông bầu chịu chi, có thể “móc túi tiền” thưởng cho các cầu thủ ngay trên sân cỏ sau một trận đấu.
Ông Hiển gắn bó với CLB Hà Nội T&T với hình ảnh như một ông bầu chịu chi, có thể “móc túi tiền” thưởng cho các cầu thủ ngay trên sân cỏ sau một trận đấu.
Ngoài 4 cái tên của đội tuyển HAGL còn có 7 cầu thủ của Hà Nội T&T góp mặt trong thành phần đội tuyển quốc gia tham dự AFF Cup. Bao gồm: Văn Quyết, Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Văn Hậu, Đình Trọng và Hùng Dũng.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC Group, sở hữu CLB bóng đá FLC Thanh Hóa
Năm 2010, bóng đá Thanh Hóa có bước phát triển lớn khi công ty cổ phần Bóng đá Thanh Hóa ra đời với đội bóng mang tên CLB chuyên nghiệp Lam Sơn Thanh Hóa.
Công ty có tới hơn 15 cổ đông cùng góp tiền tài trợ cho đội bóng. Tháng 6/2015, tập đoàn FLC tiếp quản CLB bóng đá Thanh Hóa và làm lễ ra mắt, chính thức sử dụng tên gọi mới, CLB FLC Thanh Hóa. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành là ông Doãn Văn Phương – cánh tay nối dài của ông chủ tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC Group, sở hữu CLB bóng đá FLC Thanh Hóa.
Trong đội hình đội tuyển Việt Nam tham gia giải đấu lần này sự góp mặt của 3 cầu thủ đến từ CLB FLC Thanh Hóa: thủ môn Bùi Tiến Dũng, Trọng Hoàng và Xuân Hưng.
Tuy nhiên, cách đây 1 tháng, Chủ tịch tập đoàn FLC ông Trịnh Văn Quyết đã xác nhận việc ngừng việc đầu tư cho đội bóng đá xứ Thanh. Lý do được đưa ra là việc tập đoàn không được tạo điều kiện, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư vào CLB FLC Thanh Hóa và những đóng góp này lại không được người dân địa phương ghi nhận.
“Ông bầu” - Tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
Với niềm đam mê thể thao, nhất là bóng đá và bóng rổ, ông Phạm Nhật Vượng đã lấn sân sang lĩnh vực bóng đá thông qua việc thành lập Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) thuộc Tập đoàn Vingroup với Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tại Hưng Yên.
Với niềm đam mê thể thao, nhất là bóng đá và bóng rổ, ông Phạm Nhật Vượng đã lấn sân sang lĩnh vực bóng đá.
Ông Vượng chính là “ông bầu” đứng sau chiến công lịch sử của U19 Việt Nam thông qua cái tên PVF.
PVF là Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam, một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận. Quỹ này được sáng lập và đóng góp vốn bởi 3 thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, gồm Quỹ Thiện Tâm (đóng góp 80%), công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại PFV (10%) và công ty TNHH MTV Vinpearl (10%).