Ngôi làng cổ độc đáo ở Hưng Yên, ai ghé tới cũng phải thốt lên: "Thật yên bình"

NGỌC HÀ - Ngày 02/11/2022 12:10 PM (GMT+7)

“Đó là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tôi! Là ngôi làng cổ mang nhiều hoài niệm của quá khứ cách đây hàng trăm năm với những dấu vết xưa cũ: cây đa, giếng nước, sân đình…", chị Hoàng Thị Thanh Thảo (32 tuổi) – người dân làng Nôm tự hào.

Ở Việt Nam hiện có nhiều ngôi làng cổ lưu giữ được nét đặc trưng của làng quê xưa, trong đó phải kể đến làng Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên). Nơi này chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 30km nhưng vẫn có cây đa, giếng nước, sân đình và hàng loạt ngôi nhà cổ… Tất cả tạo nên khung cảnh bình yên và xưa cũ, thậm chí giống như cảnh vật của vài trăm năm về trước.

“Đó là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tôi! Là ngôi làng cổ mang nhiều hoài niệm của quá khứ cách đây hàng trăm năm với những dấu vết xưa cũ: cây đa, giếng nước, sân đình… Khi đặt chân đến đây, hẳn ai cũng sẽ không khỏi choáng ngợp bởi giống như bước vào một nơi thật khác biệt, khác xa với khói bụi thành phố; khác với làng quê Bắc bộ bây giờ”, chị Hoàng Thị Thanh Thảo (32 tuổi) – người dân làng Nôm tự hào.

Cổng làng Nôm là một trong những chứng nhân lịch sử, gắn liền với bao cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Cổng làng Nôm là một trong những chứng nhân lịch sử, gắn liền với bao cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Vừa dứt lời, chị Thanh Thảo chỉ dẫn: “Để đi vào làng Nôm, chúng ta sẽ phải đi qua cánh đồng lúa, hai bên có hai hàng cây xanh rì. Và chỉ cần bước qua cổng làng, tất cả sẽ ngỡ ngàng, như lạc vào không gian cổ tích, được quay ngược trở về quá khứ của vài trăm năm về trước”.

Cổng làng Nôm là một trong những chứng nhân lịch sử, gắn liền với bao cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Các cụ cao niên trong làng khẳng định chiếc cổng có tuổi đời lên tới 200 năm, trải qua bao bom bay đạn lửa nên giờ đã xuống cấp nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hoạt tiết tinh xảo. Đặc biệt vòm cổng được được đắp một đại từ gồm ba chữ: Đồng Cầu Nôm.

“Ngoài chiếc cổng cũ kỹ đã nhuốm màu thời gian, làng tôi còn có một ao chung rộng lớn – nơi dân làng tập trung mỗi buổi trưa hè, để đám con nít tụ tập vui đùa. Đáng nói nước trên mặt cao trong xanh, tĩnh lặng như chiếc gương phẳng khổng lồ, rọi rõ bóng của cây cổ thụ cũng như những ngôi nhà cổ.

Ao chung làng Nôm.

Ao chung làng Nôm.

Tôi nhớ ngày nhỏ, các bà các mẹ cứ chiều chiều lại ý ới nhau ra bờ ao giặt quần áo. Thế rồi họ bắt đầu câu chuyện của gia đình, bữa cơm… thật rôm rả. Ngày nay, nhà nhà có máy giặt hoặc nước máy nên khủng cảnh đó dần phai đi. Song nếp sống thôn quê, mộc mạc và chân thành vẫn còn”, người phụ nữ làng Nôm nói.

Không chỉ vậy, làng Nôm hiện lưu giữ 3 giếng cổ có tuổi đời hàng nghìn năm và được coi như tài sản quý của người dân nơi đây. Giếng nằm rải rác trong làng, có chiếc nằm trước cửa đình Đại Đồng, có chiếc nằm ven đường bên cạnh cầu đá, chiếc nằm ẩn mình dưới tán cây cổ thụ tại chùa Nôm. Bên trong giếng, các lớp gạch xếp chồng lên nhau dưới phần cổ giếng, miệng giếng có nắp đậy. Thành giếng cũng là phiến đá cổ nguyên phiến.

Về cấu trúc của ngôi làng cũng vô cùng đặc biệt và gây ấn tượng. Toàn bộ được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá nên dù đi đến đâu, vào nhà nào đi chăng nữa thì chỉ cần mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Và “ôm” lấy ngôi làng chính là luỹ tre – nét đặc trưng ít nơi nào còn tồn tại đến ngày nay.

Ngôi làng cổ độc đáo ở Hưng Yên, ai ghé tới cũng phải thốt lên: amp;#34;Thật yên bìnhamp;#34; - 3

Ngôi nhà cổ ở làng Nôm.

Ngôi nhà cổ ở làng Nôm.

“Các ngôi nhà trong làng tôi cũng được xây dựng theo kiến trúc độc đáo – nhà năm gian truyền thống với cây cối, vườn tược, sân nhà, nhà chính, nhà phụ, khu bếp, hàng rào bao quanh… Hiện giờ cũng có lác đác vào hộ xây dựng nhà cao tầng nhưng nhìn chung không gian vẫn giữ được nét đẹp xưa”, chị Thanh Thảo nói.

Ở nơi này có thêm một công trình kiếm trúc phân bố ở khu vực ngoài làng, giáp với chợ Nôm – đó là chùa Nôm vô cùng nổi tiếng. Hiện tại, chùa có kết cấu kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục công trình: Tam quan, gác Chuông, gác Trống, sân chùa, tòa Tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ. Đăng đối hai bên là hai dãy hành lang. Tam bảo chùa có bố cục mặt bằng tổng thể kiểu “nội đinh ngoại quốc” gồm: Tiền đường – Thượng điện – Hai dãy hành lang. Đây là những thành phần kiến trúc bảo lưu gần như nguyên vẹn quy mô ban đầu của ngôi chùa.

Chùa Nôm - địa điểm hấp dẫn khách du lịch dịp Tết Nguyên đán.

Chùa Nôm - địa điểm hấp dẫn khách du lịch dịp Tết Nguyên đán.

Làng Nôm còn một di sản vô cùng đặc biệt đó là Cầu Nôm – cây cầu đá cổ nhất vùng châu thổ sông Hồng với 9 nhịp bằng đá, hai bên thành cầu chạm khắc hình đầu rồng, cầu có các trụ đá chống đỡ. “Cầu Nôm ở làng tôi nổi tiếng từ lâu lắm rồi. Nó lâu đến mức độ ca dao có câu Đồng nát thì về cầu Nôm/ Con gái nỏ mồm về ở với cha hay Ai về cầu đá làng Nôm/ Mà xem phong cảnh nước non hữu tình. Chỉ cần như vậy cũng đủ để mọi người thấy Cầu Nôm đẹp và thơ như thế nào”, chị Thanh Thảo tự hào.

Cầu Nôm.

Cầu Nôm.

Bước qua 9 nhịp cầu trên phiến đá là con đường dẫn đến chợ Nôm. Hiện nó không còn hình ảnh lò rèn dưới gốc cây đa, bà cụ nhau trầu bên những cái rổ đan bằng tay… Song mái gói âm dương, gian chợ dưới bức tường gạch đỏ xiêu vẹo vẫn khiến người ta ngỡ như mình đang đi ngược trở về chợ xưa.

Chợ Nôm đậm chất thôn quê.

Chợ Nôm đậm chất thôn quê.

Chợ Nôm họp tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. “Xưa chợ làng tôi là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng. Giờ chợ vẫn họp thường niên theo đúng quy định, người dân vẫn tấp nập ghé tới khiến cả khu trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ cả. Thực sự tôi ở thành phố riết chỉ muốn quay trở về quê để tận hưởng không gian bình yên này. Tôi tin ai cũng như vậy”, chị Thanh Thảo nói.

Ngôi nhà gốm độc lạ nhất nhì miền Tây, chủ nhân tiết lộ chi phí và mục đích xây dựng khiến tất cả nể phục
Chủ nhân của căn nhà khẳng định đến thời điểm hiện tại, căn nhà này độc lạ nhất Việt Nam với giá trị hoàn thành lên tới 5 tỷ đồng cùng bao mồ hôi và tâm huyết của ông.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam