“Trước đây cha ông chỉ làm trống tròn, tang gỗ thì giờ thợ đã tạo ra nhiều kiểu trống mới đáp ứng được cả người dân tốc ít người hoặc sản phẩm nhỏ để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Điều này đủ để mọi người thấy nghề làm trống đem lại mức thu nhập cao như thế nào", anh Hùng nói.
Ghé Hà Nam hỏi thăm làng Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) ai cũng hay biết, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể chỉ rõ đường đến. Bởi nơi này nổi tiếng khắp vùng với nghề truyền thống làm trống từ lâu đời – tương truyền khoảng 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản.
Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.
“Các cụ cao niên trong làng thường kể cho con cháu nghe 3 câu chuyện liên quan đến ông tổ nghề của nghề làm trống Đọi Tam, nội dung đều nói về hai ông Năng – Bản. Sau khi mất, hai ông được nhân dân tôn thờ tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đình Đọi Tam và mộ thờ hai ông hiện nay vẫn còn nằm sát ngay chân núi Đọi”, anh Hùng (38 tuổi) – một người dân làng Đọi Tam cho biết.
Có 3 câu chuyện liên quan đến ông tổ nghề của nghề làm trống Đọi Tam, nội dung đều nói về hai ông Năng – Bản.
Tục lệ lúc bấy giờ quy ước rằng nghề làm trống là nghề cha truyền con nối, chỉ truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái, con rể hay người ngoài. Vì thế giờ đây chỉ có người dân làng Đọi Tam mới có nghề này. “Vài năm trở lại đây, người dân trong làng dần dần nới lỏng quy định về nghề làm trống. Họ có thể truyền cho con gái một cách kỹ lưỡng với hi vọng bảo tồn được nghề truyền thống cũng như giúp đỡ con cháu có nghề nghiệp với mức thu nhập ổn định. Hơn cả làng còn thành lập hẳn đội trống gái có một không ai ở Việt Nam. Đội này chuyên phục vụ lễ hội và các ngày trọng đại của địa phương cũng như cấp tỉnh…”, anh Hùng nói.
Vừa dứt lời, anh Hùng tiếp tục tự hào: “Xưa đám con trai trong làng tầm 10 tuổi đã biết sơ lược về cách làm trồng. Sau đó vài năm cả đám bắt đầu học nghề bài bản và có thể theo cha đi làm trống đại – loại trống sấm chỉ dành cho đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện lúc 17 tuổi”.
Vài năm trở lại đây, người dân trong làng dần dần nới lỏng quy định về nghề làm trống.
Người làng Đọi Tam có thể làm được đa dạng các loại trống, từ trống sấm đến trống đội, trống dùng trong đình, chùa, trống cơm, trống chùa, trống trường… Bởi thế nghề làm trống nơi đây nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc, thợ cũng toả đi muôn nơi để mưu sinh với nghề. Song cứ đến ngày hội làng và giỗ tổ nghề, họ lại trở về quê để tham dự.
Hiện làng Đọi Tam có hơn 6 chục cơ sản xuất kinh doanh trống. Họ luôn luôn tìm tòi và sáng tạo, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu, thẩm mỹ của người sử dụng. “Trước đây cha ông chỉ làm trống tròn, tang gỗ thì giờ thợ đã tạo ra nhiều kiểu trống mới đáp ứng được cả người dân tốc ít người hoặc sản phẩm nhỏ để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Điều này đủ để mọi người thấy nghề làm trống đem lại mức thu nhập cao như thế nào. Thậm chí có hộ gia đình giàu lên nhờ chính nghề này”, anh Hùng chia sẻ.
Về nghề sản xuất trống tại làng Đọi Tam, anh Hùng cho biết công cụ để sản xuất gồm rất nhiều loại và phân chia rõ ràng. Ví dụ như dụng cụ nào dùng để tang trống, dụng cụ nào làm da trống. Theo đó các dụng cụ làm tang trống bao gồm: ván bài, yếm bào, đòn ống, da bào, dao dựa, ca hạt mớp, ca dọc, máy xẻ gỗ, nạo, bào đứng, bào ngang, con sản; còn dụng cụ làm da trống đơn giản hơn: nghiến, khom, dùi đục.
Hiện làng Đọi Tam có hơn 6 chục cơ sản xuất kinh doanh trống.
Quy trình sản xuất trải qua các công đoạn: Làm da, làm tang và bưng trống. “Một sản phẩm tốt phải kỹ lưỡng mọi thứ, kể cả chọn nguyên liệu cũng cần công phu, tỉ mỉ. Thường nguyên liệu là gỗ và da trâu. Tang trống phải là loại gỗ mít già, vừa nhẹ, không bị ngót và quan trọng nhất là giữ được “tiếng”. Thợ chỉ dùng da trâu cái để bưng mặt trống, da được chọn thường là da của những con trâu già có độ bền, dẻo và dai hơn. Khi mua da, chọn con da có nhiều nếp nhăn, lông bạc. Công đoạn căng mặt trống cũng hết sức quan trọng, sao cho vừa căng lại vừa kín, khi đánh tạo tiếng kêu giòn, vang”, anh Hùng nói.
Lễ hội ở làng Đọi Tam.
Tháng 10/2004, làng trống Đọi Tam đã được cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống Tiểu thủ công nghiệp Hà Nam. Tháng 11/2007, làng được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao Bằng khen “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam".
Ngày 20/12/2019, di sản văn hóa phi vật thể nghề làm trống Đọi Tam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm tôn vinh giá trị của nghề truyền thống độc đáo đã và đang phát triển gắn liền với vùng đất cổ Duy Tiên.