Ngôi làng cổ "độc lạ" nổi tiếng miền Tây, khách du lịch chỉ cần ghé tới một lần đã phải thốt lên: "Tuyệt đẹp"

NGỌC HÀ - Ngày 18/11/2022 12:00 PM (GMT+7)

Khách du lịch ghé tới làng cổ đôi lần thường về giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân biết. Vì thế nhiều người tới miền Tây thường không quên tới làng cổ Đông Hoà Hiệp để tham quan, tận hưởng cảm giác được trở về làng quê ngày xưa với khung cảnh thanh bình, yên ả và mang đậm chất miền Tây.

Việt Nam có ba ngôi làng cổ ở 3 miền được xếp hạng Di tích quốc gia – đó là làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) ở miền Bắc; làng cổ Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) ở miền Trung và làng cổ Đông Hoà Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) ở miền Tây. Trong đó ngôi làng cổ Đông Hoà Hiệp mang dấu ấn riêng, độc lạ của vùng miền vườn sông nước mà bất cứ ai đặt chân tới cũng phải thốt lên: “Thật tuyệt đẹp”.

Ngôi làng cổ có nhiều nhà cổ mang kiến trúc xưa cũ

Làng cổ Đông Hoà Hiệp nằm ở phía tây sông Cái Bè, thuộc vùng hạ lưu sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 46km. Nơi đây là một vùng quần cư trải rộng trên nhiều ấp, tập trung nhiều di sản văn hóa và kiến trúc đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.

Sử sách chép rằng, Đông Hòa Hiệp hình thành vào cuối thế kỷ XVIII. Năm 1732, chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn (thuộc khu vực Sài Gòn – Gia Định) một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong suốt 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ (1732 - 1757), làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ nhiều vị quan lại và địa chủ sinh sống. Vì thế nơi đây mang nhiều dấu ấn của giới thượng lưu khi đó.

Làng cổ Đông Hoà Hiệp nằm ở phía tây sông Cái Bè, thuộc vùng hạ lưu sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 46km.

Làng cổ Đông Hoà Hiệp nằm ở phía tây sông Cái Bè, thuộc vùng hạ lưu sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 46km.

Từ thế kỷ XIX - XX, ở Đông Hòa Hiệp, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng gỗ quý nằm ẩn mình bên những dòng sông, kênh rạch, vườn cây thoáng mát, tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các nơi khác. Do vậy di sản lớn nhất của làng chính là quỹ kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

“Ở làng cổ Đông Hoà Hiệp có 7 ngôi nhà cổ từ 150-200 năm và 29 ngôi nhà từ 80-100 năm, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng trên 100 năm. Trong đó ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất thuộc về nhà cổ ông cụ Xoát, nhà cổ ông Kiệt, nhà cổ ông Ba Đức, nhà cổ ông Cai Huy, nhà cổ ông Liêm, nhà cổ ông 10 Võ…. Tất cả đều mang kiến trúc thuần Việt hoặc kết hợp kiến trúc phương Đông, phương Tây hài hòa.

Ở làng cổ Đông Hoà Hiệp có 7 ngôi nhà cổ từ 150-200 năm và 29 ngôi nhà từ 80-100 năm, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng trên 100 năm.

Ở làng cổ Đông Hoà Hiệp có 7 ngôi nhà cổ từ 150-200 năm và 29 ngôi nhà từ 80-100 năm, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng trên 100 năm.

Và đặc điểm chung của các ngôi nhà cổ là cao rộng, lợp mái ngói, có hệ khung gỗ được chạm trổ cầu kỳ với các đề tài truyền thống và đều nằm trong khuôn viên với vườn cây rộng, hàng rào và cổng bề thế, thể hiện sự giàu có của tầng lớp quan lại, địa chủ vùng Nam Bộ xưa. Ngoài ra, trong các ngôi nhà này còn bảo lưu nhiều đồ cổ như hoành phi, liễn đối, ván ngựa, tủ thờ, lư hương... có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao”, anh Huy Vũ (35 tuổi) – một người dân tại ngôi làng cổ Đông Hoà Hiệp nói.

Hoạt động “độc lạ” khi ghé tới làng cổ

Xưa người dân tại làng cổ Đông Hoà Hiệp nói riêng và xã Đông Hoà Hiệp nói chung sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và buôn bán trên sông nước. Họ thường bán các thứ quả trái cây đặc sản của vùng Cái Bè như sâu riêng, măng cụt, nhãn, bưởi, xoài cát Hoà Lộc và làm thêm bánh cốm, bánh phồng, bánh tráng kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống…

Một ngôi nhà cổ mang đậm phong cách miền Tây trong làng.

Một ngôi nhà cổ mang đậm phong cách miền Tây trong làng.

Ngôi làng cổ amp;#34;độc lạamp;#34; nổi tiếng miền Tây, khách du lịch chỉ cần ghé tới một lần đã phải thốt lên: amp;#34;Tuyệt đẹpamp;#34; - 4

Nhiều năm trở lại đây, người dân trong làng còn có thêm một nguồn thu nhập không hề nhỏ từ du lịch. “Khách du lịch ghé tới làng cổ đôi lần thường về giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân biết. Vì thế nhiều người tới miền Tây thường không quên tới làng cổ Đông Hoà Hiệp để tham quan, tận hưởng cảm giác được trở về làng quê ngày xưa với khung cảnh thanh bình, yên ả và mang đậm chất miền Tây. Sau đó họ sẽ được tham gia vào các hoạt động du lịch khác như đi chợ nổi, ngắm nhà thờ. Tôi nghĩ đây chính là điểm độc lạ mà chỉ có ở làng tôi, chứ không hề tồn tại bất cứ nơi đâu ở mảnh đất sông nước này”, anh Huy Vũ nói.

Khi du lịch phát triển, chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc giữ gìn những ngôi nhà cổ, miệt vườn và “vận động” người dân duy trì nếp sống làng quê bình dị, văn hoá bản địa để tạo nên không gian du lịch cộng đồng mang bản sắc riêng mà không đâu có.

Khách du lịch đến đây có thể tận hưởng trọn vẹn không gian làng quê xưa.

Khách du lịch đến đây có thể tận hưởng trọn vẹn không gian làng quê xưa.

“Giờ người dân trong làng đã mở dịch vụ homestay phục vụ ăn uống, lưu trú. Tới đây, khách du lịch có thể nghỉ qua đêm rồi cùng người dân “làm việc” như làm bánh cốm, bánh phồng, tát ao bắt cả, hái hoa quả… Hiện có rất nhiều người ở thành phố tìm về nơi đây để tận hưởng cảm giác thanh bình, giống như quay trở về tuổi thơ vài chục năm trước”, người đàn ông miền Tây nói.

Ngôi làng cổ nổi tiếng Hà Nội, có nghề truyền thống làm đặc sản, ai cũng theo bởi thu nhập cao
Không chỉ có nghề truyền thống, làng cổ Ước Lễ còn gây ấn tượng mạnh bởi vẻ đẹp bình dị đậm chất thôn quê, trường tồn mãi với thời gian.

Tin tức Hà Nội

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam