Ngôi làng cổ "độc nhất vô nhị" ở Bắc Ninh, có nghề truyền thống nổi tiếng đem lại thu cập cao nhưng dần bị mai một

NGỌC HÀ - Ngày 19/11/2022 14:30 PM (GMT+7)

Nhắc đến chuyện hiện ở làng còn cơ sở sản xuất tranh Đông Hồ hay không, anh Tuấn Hữu cho biết giờ vẫn có hai cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu.

Nhắc đến làng cổ ở Bắc Bộ, chúng ta không thể không nhắc đến làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) - nằm bên bờ sông Đuống êm đềm, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Làng cổ với nghề truyền thống đặc biệt

"Nhắc đến tranh Đồng Hồ, hẳn nhiều người đều biết song ít ai biết rằng nó được "sản xuất" tại làng cổ. Làng tôi có tuổi đời 400 năm, bắt đầu hình thành vào thế kỷ XVI, đặc biệt những năm 1940 là thời kỳ thịnh vượng của làng khi số dòng họ hành nghề lên đến 17. Hiện tại làng là địa điểm thu hút nhất nhì trong số các làng cổ Việt Nam", anh Tuấn Hữu (32 tuổi) - người dân tại làng Đông Hồ cho hay.

Đường đến làng tranh Đông Hồ.

Đường đến làng tranh Đông Hồ.

Vừa dứt lời, người đàn ông xứ Kinh Bắc cho biết, sau những năm 1940, nghề tranh đông hồ bắt đầu đi xuống bởi nhu cầu tiêu thụ không còn nhiều. Năm 1967, làng bắt đầu khôi phục nghề truyền thống bằng cách tập hợp những nghệ nhân và thành lập Hợp tác xã sản xuất tranh. Vì thế tranh Đông Hồ mới "hồi sinh", có nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bàn, Hàn Quốc... Đặc biệt các nghệ nhân còn tạo ra những bức tranh để đời như Đám cưới chuột, Gà trống, Đánh ghen... Hơn cả lúc đó thu nhập của người dân rất cao, đời sống được cải thiện rõ rệt.

"Có thể nói trong những làng cổ ở Việt Nam, quê tôi là nơi duy nhất xảy ra nhiều "sóng gió" nhất. Nghề truyền thống của làng cứ "lên đời, xuống đời" theo tháng năm. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi đến những năm 1990, tình hình thị trường lại thay đổi theo chiều hướng đi xuống, hợp tác xã tranh Đông Hồ giải thể, nhiều gia đình đã bỏ nghề, một số chuyển sang làm hàng mã. Lúc này chỉ còn vài gia đình nghệ nhân trong làng quyết định giữ gìn nghề", anh Tuấn Hữu nói.

Bức tranh Đám cưới chuột.

Bức tranh Đám cưới chuột.

Ngôi làng cổ amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; ở Bắc Ninh, có nghề truyền thống nổi tiếng đem lại thu cập cao nhưng dần bị mai một - 3

Tháng 3/2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và đưa vào danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều này chứng tỏ rằng làng dù không còn hưng thịnh như xưa, nhưng giá trị tranh Đông Hồ vẫn có sức hút rất đặc biệt.

Nghề tranh Đông Hồ

Nhắc đến chuyện hiện ở làng còn cơ sở sản xuất tranh Đông Hồ hay không, anh Tuấn Hữu cho biết giờ vẫn có hai cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu. Đây là hai gia đình kỳ cựu nhất ở làng tranh, vẫn giữ được nghề cổ truyền cùng hàng trăm bản khắc cổ quý giá.

Nói về nghề tranh Đông Hồ, anh Tuấn Hữu cho hay: "Đây là dòng tranh in từ ván khắc gỗ, vốn gắn bó với người dân vùng châu thổ Bắc Bộ và khá gần gũi với đại đa số người dân Việt Nam. Ý nghĩa của nó thường thể hiện cuộc sống lao động của người nông dân chất phác, khắc họa ước mơ ấm no, hạnh phúc".

Hiện làng vẫn có hai cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu.

Hiện làng vẫn có hai cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu.

Tranh Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ theo các nguyên tắc về hình thể hay ánh sáng như tranh hiện đại, mà chỉ mang tính ước lệ trong bố cục, nhưng rất độc đáo trong việc sử dụng những đường nét tiết giản và mảng màu dẹt đều - vốn là màu tự nhiên của cỏ cây, hoa lá trên nền giấy dó quét điệp óng ánh.

"Quá trình sản xuất tranh ở làng mình có nhiều lắm, nhưng gồm 3 công đoạn chính: tạo mẫu, khắc ván và in tranh. Theo đó tạo mẫu là khâu quan trọng và được đúc kết qua nhiều thế hệ theo nghề, tạo nên nét đặc trưng rất riêng. Trước tiên phải lựa chọn đề tài, ý nghĩa, bố cục, màu sắc. Sau đó, các nghệ nhân sử dụng bút lông và mực Nho vẽ tranh lên giấy bản mỏng và phẳng để người thợ khắc, đục ván theo mẫu.

Sau đó nghề nhân bắt đầu khắc ván. Ván thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực, bởi có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc lại vừa dai, do đó khi khắc ván, nghệ nhân sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh xảo. Dụng cụ khắc là bộ ve gồm 30 - 40 mũi đục bằng thép cứng.

Một góc của làng cổ.

Một góc của làng cổ.

Cuối cùng nghệ nhân nhúng thét (chổi làm bằng lá thông) vào chậu màu, rồi quét đều trên mặt bìa. Dập ván in xuống mặt bìa, để màu thấm đều trên mặt ván. Tiếp đó họ ấn mạnh ván in lên giấy dó, gỡ tranh ra khỏi ván in, rồi mang phơi. Tranh khô mới tiếp tục in các màu khác lên. Bản nét đen được in cuối cùng", người đàn ông 32 tuổi nói.

Xưa tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ cho dịp Tết, được người dân nông thôn mua về treo trên tường, hết năm lại thay tranh mới như nét đẹp ngày xuân. Hiện lệ mua tranh ngày Tết đã mai một, nghệ nhân theo nghề cũng không còn nhiều.

"Nếu các làng cổ khác gây ấn tượng với du khách bởi khung cảnh yên bình, có cây đa, giếng nước, sân đình... thì làng tôi lại khác biệt hẳn. Bởi làng không mang vẻ đẹp bình dị đến thế. Ngược lại làng lại có các giang nhà xây theo kiến trúc xưa, được treo đầy tranh dân gian với nhiều thể loại khắc nhau, từ phong cảnh, sinh hoạt đời thường cho đến tranh lịch sử... Vì thế tôi vẫn đùa vui với bạn bè ở thành phố rằng quê tôi như bao làng quê Bắc Bộ khác nhưng đến đó sẽ được lạc vào khung cảnh tràn đầy màu sắc tươi mới. Hơn cả, mọi người sẽ được học cách trở thành nghệ nhân khi tập vẽ, in tranh...", anh Tuấn Hữu tự hào.

Ngôi làng cổ độc lạ nổi tiếng miền Tây, khách du lịch chỉ cần ghé tới một lần đã phải thốt lên: Tuyệt đẹp
Khách du lịch ghé tới làng cổ đôi lần thường về giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân biết. Vì thế nhiều người tới miền Tây thường không quên tới làng cổ Đông Hoà Hiệp để tham quan, tận hưởng cảm giác được trở về làng quê ngày xưa với khung cảnh thanh bình, yên ả và mang đậm chất miền Tây.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam