"Ngôi nhà có tuổi đời lên tới hàng trăm năm nhưng ngày nay vẫn giữ được nguyên vẹn mọi nét đẹp cổ xưa, từ kiến trúc, đồ vật nội thất trong nhà cho đến các cây cổ thụ có trong khuôn viên vườn”, anh Hùng Cường (29 tuổi) – một hướng dẫn viên du lịch tại TP.HCM cho biết.
Nhà cổ ở miền Tây xưa nay được coi là chốn tham quan thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tới mỗi năm. Và chúng ta không thể không kể đến nhà cổ Trần Bá Thế toạ lạc ở quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. “Ngôi nhà của ông Thế mang đậm lối kiến trúc xưa cũ của xứ Tây Đô. Nó mang không gian yên bình, nhẹ nhàng và mang đậm dấu ấn một thời vàng son của gia chủ.
Ngôi nhà có tuổi đời lên tới hàng trăm năm nhưng ngày nay vẫn giữ được nguyên vẹn mọi nét đẹp cổ xưa, từ kiến trúc, đồ vật nội thất trong nhà cho đến các cây cổ thụ có trong khuôn viên vườn”, anh Hùng Cường (29 tuổi) – một hướng dẫn viên du lịch tại TP.HCM cho biết.
Ngôi nhà cổ từ trên cao nhìn xuống.
Ngôi nhà cổ Trần Bá Thế do Hội đồng Trần Thiên Thoại, tức thân phụ của ông Trần Bá Thế xây dựng và hoàn thành vào năm 1935. Nơi đây hội tụ nhiều nét đẹp mang phong cách cả Tây lẫn Ta mà khi đặt chân đến đây, tất cả đều có chung cảm nhận: hoài cổ, trầm tư xen lẫn chút phóng khoáng hiện đại.
“Mình đi nhiều căn nhà cổ ở khắp đất nước, đặc biệt là miền Tây thì thấy nhà cổ ông Thế là đặc biệt nhất bởi có chút gì đó hoà quyện giữa cái cổ của ta và cái mới của nét đẹp phương Tây.
Ví dụ như kiến trúc của hệ mái lợp, vòm cửa đều được chạm trổ những hoa văn, phù điêu đậm chất nghệ thuật với họa tiết hoa văn tinh tế, đặc sắc. Đó cũng chính là nét đẹp quý tộc thể hiện sự vai vế, tài phiệt của những người Nam Bộ giàu có bậc nhất thời xưa. Vì thế người ta thường nói đùa rằng ngôi nhà Trần Bá Thế chính là chuẩn mực xưa của ngôi nhà Nam Bộ trong thời hoàng kim”, anh Hùng Cường nói.
Kiến trúc của hệ mái lợp, vòm cửa đều được chạm trổ những hoa văn, phù điêu đậm chất nghệ thuật với họa tiết hoa văn tinh tế, đặc sắc.
Ngoài ra, ngôi nhà còn được thiết kế với hệ cửa cao, trần nhà cao. Thêm vào đó là sự xuất hiện của những chiếc đèn lồng được chế tác từ gỗ tinh xảo đã giúp cho không gian ngôi nhà trở nên thoáng đãng hơn và rất nghệ thuật đúng chất nhà của Nam Bộ.
Về khuôn viên trước nhà luôn bình yên và thoáng mát, trong lành khi sở hữu khoảng sân vô cùng rộng lớn. Trong đó có những cây cảnh cổ thụ với tuổi đời không hề thua kém tuổi của ngôi nhà là bao. Nó được chủ nhân từ đời này qua đời khác chăm chút, tỉa tót theo từng khuôn dáng nghệ thuật khác nhau. Tất cả tạo nên khung cảnh đầy màu sắc xanh, giống như lạc vào một thế giới thật đặc biệt, khác xa với ngoài kia ồn ào và xô bồ.
Về khuôn viên trước nhà luôn bình yên và thoáng mát, trong lành khi sở hữu khoảng sân vô cùng rộng lớn.
Song điểm đặc biệt làm nên tên tuổi của nhà cổ Trần Bá Thế có lẽ phải là không gian bên trong. Theo đó, nhà có 3 căn, bố cục liên hoàn với khuôn viên khá rộng rãi, thoáng đãng: nhà trước, nhà sau và bếp ăn.
“Theo mình thấy, điểm khác biệt lớn nhất của ngôi nhà cổ này so với những ngôi nhà cổ khác chính là 2 đầu hàng hiên thuộc 2 chái. Hai bên nhà có 2 phòng nhỏ với diện tích tầm 10m2 để tận dụng làm phòng đọc sách của gia đình”, chàng trai trẻ nói.
Nội thất trang trí bên trong thiết kế khéo léo làm nổi bật công dụng của từng món đồ. Gia chủ còn đặt những món đổ cổ để ngôi nhà giống như bảo tàng cổ vật thu nhỏ. Trần nhà trang trí những loại đèn lồng bằng gỗ theo phong cách Trung Hoa ở cuối thế kỷ 19 như: đèn dầu lửa Hoa Kỳ, đèn măng sông ở những năm đầu thế kỷ 20. Hơn cả, chén dĩa, bàn ghế, bình hoa và nhiều vật dụng khác đều được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.
Nội thất trang trí bên trong thiết kế khéo léo làm nổi bật công dụng của từng món đồ.
Riêng phòng thờ gia tiên, phụ mẫu… được trang trí 5 tủ thờ bằng gỗ với hoa văn chạm đục tinh tế, cẩn ốc xà cừ bóng nhìn cầu kỳ và tinh xảo. Quanh bàn thờ có liễn đối, khánh thờ, tranh thờ... được trang trí tỉ mỉ để tôn lên được vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính nơi thờ tự.
“Trong nhà còn treo một bức ảnh đen trắng – chụp gia đình Hội đồng Thoại đặt trước cửa hồi nhà cách đây 80 năm. Đó là thời điểm ông Thoại chừng 30-40 tuổi gì đó. Chúng mình vẫn đùa rằng đây là bức ảnh thời gian để tất cả thấy rằng ngôi nhà cổ này có từ rất xưa, trường tồn theo thời gian”, Hùng Cường nói.