Ngôi nhà cổ được mệnh danh đẹp nhất miền Tây, ai cũng choáng ngợp khi đặt chân tới

NGỌC HÀ - Ngày 28/02/2023 16:16 PM (GMT+7)

"Ngôi nhà cổ được ông xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp. Tôi có nghe cha ông kể rằng hồi chiến tranh lính Pháp thường tập trung ở đây", chú Lân nói.

Miền Tây vốn nổi tiếng với nhiều ngôi nhà cổ và không thể không kể đến nhà cổ Cầu Kè (hay còn gọi là Huỳnh Kỳ) ở thị trấn Cầu Kè (Cầu Kè, Trà Vinh). Nơi này được mệnh danh là dinh thự đẹp nhất miền Tây Nam Bộ với công trình điêu khắc, hội hoạ tuyệt mỹ mà không ngôi nhà cổ nào có thể sánh bằng.

Chú Lân (55 tuổi) sống ở thị trấn Cầu Kè cho biết: “Xứ này xưa có nhiều điền chủ lắm, ví dụ như Huỳnh Nhị, Hội đồng Hoà, Lâm Quang Vĩnh, Trương Hoàng Lâu, Phủ Hàm Yên và Huỳnh Kỳ. Ông Kỳ là người sinh ra và lớn lên – mất tại Cầu Kè.

Ngôi nhà cổ được ông xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp. Tôi có nghe cha ông kể rằng hồi chiến tranh lính Pháp thường tập trung ở đây”.

Ngôi nhà cổ được ông Kỳ xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp.

Ngôi nhà cổ được ông Kỳ xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp.

Nhắc đến chuyện con cháu của ông Kỳ có sống ở Cầu Kè hay không, chú Lân tiết lộ người nhà của ông hiện ở Pháp, trước có về thăm nhà nhưng đã lâu không thấy nữa. “Năm 2011, nhà cổ Huỳnh Kỳ được tỉnh Trà Vinh công nhận là di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cấp tỉnh. Hiện khu vực khách sạn đằng sau nhà cổ và nhà cổ là nơi thuộc di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Khách thập phương muốn ghé tới tham quan có thể đến chiêm ngưỡng và “cảm nhận” kiến trúc của ngôi nhà”, chú Lân cho hay.

Người đàn ông xứ dừa sáp cho biết thêm, dù ngôi nhà được xây dựng vào năm đất nước bị ảnh hưởng của văn hoá phương Tây nhưng với nề nếp gia đình và truyền thống văn hoá phương Đông, ông Kỳ vẫn chú trọng đến việc chọn vị trí, chọn hướng theo tiêu chí “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” và hướng mở cửa lấy được chính khí “Thuần Thanh”.

Nhắc đến chuyện con cháu của ông Kỳ có sống ở Cầu Kè hay không, chú Lân tiết lộ người nhà của ông hiện ở Pháp.

Nhắc đến chuyện con cháu của ông Kỳ có sống ở Cầu Kè hay không, chú Lân tiết lộ người nhà của ông hiện ở Pháp.

Nhà cổ Huỳnh Kỳ gồm ngôi nhà chính và một số công trình khác như: rào cổng, nhà sau, nhà kho… Cụ thể ngôi nhà chính nằm theo chiều dọc ở trung tâm, nhà sau nằm theo chiều ngang sau ngôi nhà chính và nối liền với ngôi nhà chính bằng một đường dẫn; nhà kho nằm theo chiều dọc từ ngoài cổng nhìn vào ở phía bên trái ngôi nhà chính.

Nhà chính được xây dựng hình chữ nhật, chiều dài 20m, chiều rộng 18m, có đường nét cổ kính, với nhiều loại hoa văn, gạch, phù điêu trang trí khác nhau bên trong và bên ngoài. Nhà mang dấu ấn văn hóa riêng theo phong cách trang trí tiêu biểu của kiến trúc Pháp.

Cổng chính của ngôi nhà.

Cổng chính của ngôi nhà.

Nội thất ngôi nhà gồm 5 gian chia làm hai phần trước và sau kiểu “ngoại khách nội hưu” bên ngoài là phòng khách bên trong là phòng nghỉ. Vách và trần nhà đều trang trí bằng những phù điêu và hoa văn với nhiều họa tiết tinh xảo. Đặc biệt, trần nhà không làm bằng bê tông cốt thép mà sử dụng gỗ làm khung sườn, dùng lưới kẽm mắc vào khung gỗ và đấp vào một hỗn hợp vôi vữa. Từ trần đến mái nhà là một khoảng không cách nhiệt có các lỗ thông gió, vì vậy luôn tạo cho ngôi nhà mát mẻ.

Bao bọc khuôn viên ngôi nhà là hàng rào với các cổng ra vào. Rào cổng được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kiểu thượng song hạ bảng. Trụ rào, trụ cổng làm bằng gạch, song rào, cửa cổng bằng thép. Cổng có hai cửa ra vào, một của chính một cửa phụ. Bước vào cổng là khoảng sân khá rộng sử dụng để bố trí trồng các bồn trồng hoa kiểng.

Hoạ tiết tinh xảo trên nền nhà.

Hoạ tiết tinh xảo trên nền nhà.

Ngôi nhà cổ được mệnh danh đẹp nhất miền Tây, ai cũng choáng ngợp khi đặt chân tới - 5

“Nhà cổ Huỳnh Kỳ còn là một công trình đặc sắc về điêu khắc, hội họa. Các tượng, phù điêu trên mái, các đầu cột, vòm cửa, cửa sổ; các bức họa trên vách, trên trần; cách sử dụng gạch men với nhiều loại hoa văn để trang trí sảnh, vách ngoài và sàn nhà đã tạo cho công trình nét độc đáo riêng, rất hài hoà. Vì vậy ai đặt chân đến đây đều bị choáng ngợp, chẳng thể tin đó là ngôi nhà cổ đã xây dựng cách đây hàng thể kỷ”, chú Lân nói.

Cụ ông 101 tuổi sống một mình trong căn nhà có 7 ngôi mộ: Ngày nào tôi cũng đốt nhang khói để bố mẹ, anh, vợ con phù hộ
Cụ Sự trải lòng: “Nếu nhà nước muốn đưa tôi vào viện dưỡng lão sống nốt quãng đời còn lại, để được sống trong sung túc… Tôi sẽ từ chối. Tôi chỉ ở đây vì quen rồi, còn phải lo hương khói cho người thân nữa”.

Độc lạ Việt Nam

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h