Cả hai đã cùng nhau nếm đủ mọi cay đắng, cực khổ của cuộc đời nhưng nhất quyết không rời xa.
Ở Sóc Trăng có một cặp đôi “cô – cháu” vô cùng nghèo khó, đến mức chẳng có lấy tấc đất để làm nhà khiến bao người xót xa. Chị Hoá – hàng xóm của cặp vợ chồng cho biết: “Anh chồng tên Đông (48 tuổi), còn bà vợ là Sóc (68 tuổi). Cả hai sống bằng nghề làm thuê cho người ta nhưng mãi chẳng thể khấm khá.
Cái lán mà cặp đôi đang ở được dựng lên trên mảnh đất của người trong ấp. Nếu họ lấy lại đất để canh tác hay làm công trình gì đó thì coi như không chốn dung thân. Chúng tôi thương lắm, thi thoảng lại cho lon gạo hoặc miếng thịt, chứ không giúp đỡ được nhiều. Hi vọng rằng mạnh thương quân trên cả nước sẽ chung tay giúp đỡ để cuộc sống của anh ấy và vợ bớt đi cơ cực”.
Với tấm lòng thương người, chị Hoá tận tình dẫn chúng tôi đến nơi ở của bà Sóc và chồng trẻ. Căn lán được chắp vá bằng những mảnh bạt cũ và miếng tôn đã sét gỉ, bên trong chẳng có thứ gì đáng giá. Thậm chí ngày nóng không thể nằm ngủ, đêm mưa rột ướt sạch người.
Mở đầu câu chuyện, người phụ nữ 68 tuổi giới thiệu: “Tôi tên Thạch Thị Sóc, từng có một đời chồng và hai đứa con. Hiện tại các con của tôi đã có gia đình và ở rể vì nghèo quá. Người chồng hiện tại kém tôi 20 tuổi, cũng từng lập gia đình một lần nhưng không có con riêng. Chúng tôi “rổ rá cạp lại” chứ không phải trai tân – gái chiếc như nhiều người khác”.
Bà Sóc hào hứng giới thiệu về bản thân và gia đình.
Khi được hỏi “Anh Đông có nhà hay không?”, bà Sóc bỗng nhiên cất giọng ngọt ngào: “Anh ơi! Có khách muốn gặp này”. Rồi bà giải thích lý do chồng trẻ không muốn ra ngoài vì ngượng ngùng… “Anh ấy đã quen với việc mọi người chọc ghẹo chuyện có vợ lớn tuổi nhưng hay ngại lắm. Chỉ khi nào tôi rủ đi đâu hoặc kêu ra ngoài thì mới đồng ý thôi. Tôi nói miết mà có chịu thay đổi đâu”, người vợ 68 tuổi chia sẻ.
Lúc này anh Đông thẹn thùng “chữa ngượng”: “Tôi không phải người sống nội tâm nhưng ngại gặp người lạ. Xưa tôi vẫn hay chở bà ấy bằng xe đạp đi chợ hoặc uống cà phê. Người ta dòm thấy là trêu đùa hay vợ chồng tình cảm thế hoặc có người thắc mắc vì sao còn trẻ lại lấy vợ đáng tuổi mẹ. Tôi mặc kệ, không giải thích gì cả bởi số phận đã an bài như thế chứ biết làm sao được. Tôi chỉ quan tâm hai vợ chồng yêu thương nhau chân thành, luôn quan tâm và chăm sóc lẫn nhau là hạnh phúc lắm rồi”.
Mười mấy năm trước, bà Sóc ly hôn chồng liền về quê mẹ đẻ tá túc, sống bằng nghề đi bốc lúa thuê cho người ta. Khi ấy anh Đông vừa ly hôn vợ, sang huyện bên đi cắt lúa. Cả hai tình cờ quen nhau rồi nảy sinh tình cảm sau đôi ba câu bông đùa của người phụ nữ lớn tuổi.
Giây phút trầm ngâm của hai vợ chồng.
“Tôi là người chủ động tán tỉnh anh ấy. Tôi biết rõ hoàn côi cút của anh nên nghĩ đến cảnh nếu cả hai về sống chung thì tốt biết bao. Chúng tôi đã từng lầm lỡ một lần sẽ phần nào thấu hiểu suy nghĩ của nhau. Cuối cùng niềm mong ước của tôi đã thành hiện thực thật”, bà Sóc thành thật.
Đến giờ bà Sóc và anh Đông đã nên nghĩa vợ chồng được mười mấy năm. Cả hai đã cùng nhau nếm đủ mọi cay đắng, cực khổ của cuộc đời nhưng vẫn mãi không rời xa. “Anh Đông không biết cha mẹ là ai, chẳng chẳng rõ gốc gác, thậm chí giấy tờ tuỳ thân cũng không có. Tôi thương anh vô cùng, chỉ muốn ở bên động viên tinh thần anh. Tôi đã làm được điều đó suốt thời gian qua.
Giờ mái tóc đã hai màu, sức khoẻ không còn như xưa, tôi bảo anh hãy đi tìm người phụ nữ khác có thể sinh cho anh đứa con. Vậy mà anh không chịu”, người phụ nữ miền Tây tâm sự.
Bằng từng ấy lời chia sẻ, có thể thấy anh Đông là người đàn ông trọng nghĩa tình phu thê. Anh quyết không rời xa người phụ nữ ở bên anh lúc khó khăn, hoạn nạn nhất trong đời. Anh nói: “Tôi làm sao bỏ bà ấy đi tìm hạnh phúc mới được. Bà ấy chính là người cứu dỗi tôi khỏi “vũng lầy” sau cú sốc ly hôn rồi cho cảm giác được che chở, yêu thương như thế nào.
Những lúc bà ấy giục đi kiếm vợ mới, tôi gạt phắt đi và thẳng thừng trả lời rằng: “Bao giờ em già chết đi, anh sẽ tính chuyện tương lai”. Tôi biết bà ấy nói vậy chứ trong lòng cũng sợ tôi bỏ đi với người khác lắm”.
Nụ cười hạnh phúc của anh Đông khi nhắc đến chuyện tình của hai vợ chồng.
Nhắc đến mối quan hệ giữa anh Đông và con riêng, bà Sóc cho biết dù các con sống ở xa nhưng thi thoảng có về thăm hai vợ chồng. Khi đó con của bà lại động viên cha dượng hãy giữ sức khoẻ để có thể chăm sóc mẹ già.
“Chúng nó thương anh ấy như cha ruột vậy á. Thằng lớn bảo với tôi rằng: “Con lấy vợ xa, lại không có điều kiện. May mắn có cha dượng ở bên chăm sóc mẹ lúc ốm đau”. Nó cũng hay gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của vợ chồng tôi”, bà Sóc chia sẻ.
Hiện tại bà Sóc làm nghề giặt đồ thuê hoặc dọn dẹp nhà cửa cho người ta với mức lương 100 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên không phải hôm nào bà cũng có việc, hoạ huần mới có người mướn. Còn anh Đông xưa làm thợ hồ và giờ đang thất nghiệp do đôi mắt ngày càng mờ, không nhìn rõ đường.
“Chúng tôi cứ đi mần thuê kiếm tiền nuôi thân chứ biết bấu víu vào đâu bây giờ. Tôi chỉ có một nỗi trăn trở về đôi mắt của anh ấy. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị mù loà nhưng làm gì có tiền mà đi bệnh viện chứ”, người phụ nữ rưng rưng.