Người dân Hà Nội vén màn sương đi thả cá chép tiễn ông Công ông Táo, năm nay tình trạng vứt túi nilon bừa bãi giảm hẳn

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 02/02/2024 11:33 AM (GMT+7)

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, trong ngày cúng ông Công ông Táo năm nay, số lượng rác thải nhựa đã giảm, người dân có ý thức hơn khi không vứt rác ra môi trường.

Theo tín ngưỡng cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép để đưa ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm xưa, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện thả cá vứt luôn cả túi nilon ra môi trường giống như một "hạt sạn" không đáng có trong ngày ông Công ông Táo. Vì thế, nhiều năm qua, các cấp chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm rác thải nhựa ra môi trường.

Sáng ngày 23 tháng Chạp, nhiều người dân đi thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sáng ngày 23 tháng Chạp, nhiều người dân đi thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời. 

Ghi nhận vào sáng ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp, sau khi cúng xong ông Công ông Táo tại tư gia, người dân lại ra các sông, hồ để thả cá chép phóng sinh. Vẫn như mọi năm, vật dụng để thả cá chép chủ yếu là túi nilon, vì nhiều người tranh thủ thả cá xong đi làm luôn. Còn một số người cao tuổi, nhà gần hồ do có thời gian hơn nên họ mang theo các dụng cụ như chậu, lõi nồi cơm điện, hộp nhựa đựng cá rồi lại mang về.

Tại Hà Nội, sáng ngày 23 tháng Chạp do xuất hiện nhiều sương mù, vì thế, nhiều người đi thả cá chép khá muộn. Khoảng hơn 9h sáng số lượng người đi thả cá mới bắt đầu đông dần, thậm chí nhiều người còn chia sẻ rằng: “Năm nay phải vén màn sương để thả cá, tiễn ông Công ông Táo về trời”.

Ngoài vén màn sương, nhiều điểm thả cá người dân phải gạt bớt tro cốt trên mặt nước để cá có thể sống được.

Ngoài vén màn sương, nhiều điểm thả cá người dân phải gạt bớt tro cốt trên mặt nước để cá có thể sống được.

Dù nhiều người vẫn có thói quen cho cá vào túi nilon đi thả tại các hồ...

Dù nhiều người vẫn có thói quen cho cá vào túi nilon đi thả tại các hồ...

...tuy nhiên, ý thức của mọi người đã nâng cao, để rác đúng nơi quy định.

...tuy nhiên, ý thức của mọi người đã nâng cao, để rác đúng nơi quy định. 

Một tín hiệu đáng mừng là năm nay ý thức người dân khi đi thả cá đã nâng lên đáng kể, tại nhiều điểm thả cá không còn tình trạng túi nilon vứt bừa bãi khắp bờ hồ, vệ đường như mọi năm.

Tại hồ Hoàng Cầu, ngay từ sáng sớm, chính quyền đã cắt cử một người đứng tại điểm thả cá, chuẩn bị xe rác, thùng xốp và hướng dẫn người dân thả cá và vứt rác đúng nơi quy định. “Tôi trực ở hồ này vài năm nay, nhưng năm nay ý thức người dân đã nâng lên đáng kể. Từ sáng chưa có một túi nilon nào vứt bừa bãi. Người dân cũng không mang bàn thờ, bát hương vứt xuống hồ như mọi năm”, người quản lý tại khu hồ Hoàng Cầu chia sẻ.

Tại hồ Hoàng Cầu, ban quản lý để sẵn các thùng rác, kèm theo đó là bảng hướng dẫn để rác đúng nơi, bảo vệ môi trường.

Tại hồ Hoàng Cầu, ban quản lý để sẵn các thùng rác, kèm theo đó là bảng hướng dẫn để rác đúng nơi, bảo vệ môi trường. 

Tại cầu Long Biên, vẫn như mọi năm, nhiều tình nguyện viên đã túc trực tại đây từ ngày hôm qua, ngoài các khẩu hiệu như “Thả cá đừng thả túi nilon”, các bạn trẻ còn trực tiếp hướng dẫn người dân cách thả cá, cũng như thu gom tro, chân hương vào một điểm rồi “hóa” giúp người dân. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các tình nguyện viên, do mật độ di chuyển trên cầu đông, không ít người ý thức kém vẫn đứng từ trên cầu ném các đồ như túi nhựa, tro, chân hương xuống thẳng sông Hồng.

Đặc biệt, tại Hồ Tây, khu vực thả cá trên đường Thanh Niên năm nay có sự thay đổi rất lớn. Thay vì đứng hướng dẫn người dân thả cá xuống hồ như mọi năm, lực lượng chức năng đã chăng dây, lập rào chắn không để người dân tự ý xuống hồ thả cá.

Tại đường Thanh Niên có lực lượng chức năng hỗ trợ người dân thả cá.

Tại đường Thanh Niên có lực lượng chức năng hỗ trợ người dân thả cá. 

Nhiều người dân tỏ ra rất bất ngờ khi đi thả cá chép, sau khi được tư vấn đa số mọi người đều vui vẻ thực hiện.

Nhiều người dân tỏ ra rất bất ngờ khi đi thả cá chép, sau khi được tư vấn đa số mọi người đều vui vẻ thực hiện. 

Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng cách làm này rất thiết thực, hiệu quả và giúp bảo vệ môi trường rất tốt.

Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng cách làm này rất thiết thực, hiệu quả và giúp bảo vệ môi trường rất tốt. 

Tại đây còn có sự xuất hiện của lực lượng công an, chính quyền chuẩn bị các dụng cụ để rác và một chiếc xô lớn để người dân thả cá vào xô, sau đó sẽ dùng xe cảnh sát trung chuyển chở cá chép ra sông Hồng thả giúp người dân. “Gia đình tôi ở Yên Phụ, năm nào tôi cũng ra điểm này thả cá nhưng năm nay thấy sự thay đổi rất lớn. Lúc đầu tôi hơi bất ngờ nhưng khi được giải thích tôi hoàn toàn đồng ý với cách làm này, vừa bảo vệ môi trường, vừa không để bị chết cá”, anh Hùng chia sẻ.

Bà Hoàng Anh – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, kiêm Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phương Yên Phụ cho biết đây là chủ trương và hướng dẫn từ cấp trên, các tổ chức đoàn thể chỉ là là người triển khai, thực hiện. “Mọi năm chúng tôi cũng túc trực tại đây, cùng nhà sư hướng dẫn người dân thả cá không thả hương tro xuống hồ, để túi nilon đúng nơi quy đình. Tuy nhiên nhiều người vẫn không thực hiện, làm theo ý mình khiến rác vứt bừa bãi cả dưới hồ và xung quanh bờ. Năm nay khi có lực lượng công an phối hợp, người dân rất hợp tác. Tất nhiên, có một số người muốn tự tay thả thì họ sẽ phải di chuyển đi nơi khác thả”, bà Hoàng Anh cho hay.

Các tổ chức đoàn thể như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ hỗ trợ người dân thả cá vào xô.

Các tổ chức đoàn thể như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ hỗ trợ người dân thả cá vào xô.

Nhiều người nói không với túi nilon, họ dùng dụng cụ khác để đựng cá mang đi thả.

Nhiều người nói không với túi nilon, họ dùng dụng cụ khác để đựng cá mang đi thả.

Cá sau khi được thả vào xô, lực lượng chức năng sẽ dùng xe chuyên dụng trung chuyển ra sông Hồng để thả phóng sinh về với môi trường.

Cá sau khi được thả vào xô, lực lượng chức năng sẽ dùng xe chuyên dụng trung chuyển ra sông Hồng để thả phóng sinh về với môi trường. 

Theo Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, việc trung chuyển cá ra sông Hồng thả giúp người dân vừa đảm bảo yếu tố tâm linh, vừa đảm bảo môi trường sống cho cá. “Khi nhận được nhiều cá chúng tôi sẽ gom các điểm và đi thả. Chúng tôi cam kết sẽ thả cho người dân trước 12h trưa, điều đáng mừng nhất là cá rất khỏe chứ không bị lập lờ như mọi năm khi thả xuống hồ vì lẫn quá nhiều tro cốt”, bà Hoàng Anh chia sẻ.

Người chăm sóc cá chép đỏ 30 năm chia sẻ cách chọn và thả cá chuẩn nhất để ông Công ông Táo kịp về trời
Việc lựa chọn và thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp rất quan trọng, vì theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận để cá chép chết đồng nghĩa với...

Ngày ông Công ông Táo

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva giảm nhựa