Sau khi vặn vẹo các nhà chuyên môn, người đàn ông mang vật lạ đến chương trình đã hé lộ sự thật bất ngờ.
Trong một chương trình thẩm định kho báu trên truyền hình Trung Quốc, một người đàn ông đã mang đến vật hình bắp ngô khá lạ mắt để nhờ chuyên gia kiểm tra.
Nhìn từ bên ngoài, đa số mọi người người đều nghĩ, vật hình bắp ngô chẳng có giá trị. Các chuyên gia của chương trình cũng cho rằng, vật hình ngô đó là đồ giả, chẳng đáng tiền và không cần phải đưa vào bộ sưu tập.
Người đàn ông mang "bắp ngô" đến chương trình thẩm định nhờ các chuyên gia định giá
Bất ngờ trước câu trả lời của chuyên gia, người đàn ông là chủ nhân của vật hình bắp ngô đã lên tiếng. Theo lời người này, bản thân ông đã mua vật hình bắp ngô này với giá đắt đỏ, nó không phải là vật tầm thường và từng chi 6000 tệ (hơn 18 triệu đồng) để đưa về cho vào bộ sưu tập cá nhân.
Khi ông mua, nhiều người còn cười nhạo và cho rằng món đồ này không hề có giá trị. Cho nên, ông muốn chứng minh cho người ta thấy suy nghĩ đó là sai lầm và đây là vật không hề rẻ.
Khán giả và các chuyên gia tỏ ra sửng sốt. Lúc đó, các vị chuyên gia mới kiểm tra lại một lần nữa. Qua quá trình kiểm định lần 2, những người có chuyên môn nhận thấy, đây không phải là một vật có hình ngô tầm thường mà thực ra là một vật khá tinh xảo. Tuy nhiên, độ tinh xảo của nó cũng chưa đến mức đắt tiền hay quý giá cần được bảo tồn.
Sau khi các chuyên gia khẳng định, vật hình ngô không hề có giá trị như người đàn ông trình bày, lúc đó người này mới thừa nhận, không phải ông mua vật này với giá 6000 tệ. Vật hình ngô do ông làm ra vì bản thân là thợ thủ công từ lâu.
Các chuyên gia của chương trình tỏ ra không hài lòng khi người đàn ông tiết lộ "bắp ngô" này do ông tự chế tác
Khán giả và ban giám khảo thực sự ngỡ ngàng. Chương trình được phát sóng để giúp khán giả thẩm định đúng giá trị của các món đồ trong nhà. Tuy nhiên, người đàn ông này đã biến chương trình thành trò đùa và coi thường khán giả.
Các chuyên gia bày tỏ sự không hài lòng khi người đàn ông đến với chương trình với thái độ cười cợt và đùa vui, lãng phí thời gian, mất cơ hội của người khác. Điều đó cũng cho thấy sự thật giả lẫn lộn trên thị trường các món đồ tạo tác tinh xảo. Không hiếm người tự bịa chuyện để người mua tin rằng đó là đồ có giá cao rồi bán với giá “khủng” song chuyện vật báu chỉ là bịa đặt.