Chia sẻ chuyện cưới nhiều vợ là vi phạm pháp luật về hôn nhân, anh Thò Mí Chứ nói: “Tôi biết mình cưới nhiều vợ, có nhiều con là không đúng. Nhưng số rồi, tôi biết phải làm sao. Tất cả đều yêu thương tôi và tôi cũng thương họ thì về ở với nhau thôi".
Ở Hà Giang, người Mông chiếm dân số đông nhất với gần 200.000 người phân bố ở các huyện vùng cao phía Bắc như Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc và hai huyện phía Tây, gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần. Người Mông ở đây vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, tục “kéo vợ” (hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu) là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của họ.
Theo đó, cứ Tết đến xuân về là dịp để thanh niên nam nữ Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau ở các phiên chợ cuối năm hoặc hội hè trong những cái Tết… Và khi cặp đôi đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân, họ sẽ về báo cáo với gia đình. Nếu mọi chuyện thuận lợi, nhà trai tiến hành mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi rồi làm lễ ăn hỏi, đón dâu.
Song ở Hà Giang cũng có không ít trường hợp chẳng cần “kéo vợ” vẫn nên nghĩa vợ chồng, chỉ cần ưng nhau là về chung sống như vợ chồng. Thậm chí có người đàn ông còn có đến 7 vợ giữa xã hội hiện đại này. Điển hình như anh Thò Mí Chứ ở một bản vùng cao của Hoàng Su Phì dưới đây.
Ngọc Tính – một YouTuber chuyên đăng tải câu chuyện lạ kỳ và độc đáo ở Hà Giang cho biết, anh được người thân kể cho nghe câu chuyện về một người đàn ông có đến 4-5 vợ cùng rất nhiều con. Vì thế anh đã vượt quãng đường xa đến tận nơi tìm hiểu xem ngọn ngành như thế nào bởi giờ ở quê anh hiếm có gia đình nào một chồng nhiều vợ.
Anh Thò Mí Chứ và người vợ thứ sáu (áo xanh), người vợ thứ 4 (áo xám).
“Dù quê mình là vùng cao xa xôi và hẻo lánh nhưng người dân đã văn minh lắm rồi. Họ tuân thủ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Ai muốn cưới thêm vợ thì phải hết tình cảm với vợ rồi tiến hành ly hôn. Gần đây mình nghe anh vợ nói ở trong bản có người đàn ông có tới 4-5 vợ liền. Vì thế mình đã vượt quãng đường dài đến đây”, anh Ngọc Tính tâm sự.
Khi tới gia đình anh Thò Mí Chứ, Ngọc Tính không khỏi ngỡ ngàng trước sự thật anh Chứ có đến 7 người vợ, không phải 4-5 như lời đồn. Hiện tại anh sinh sống cùng người vợ thứ tư và thứ sáu.
Nhắc đến chuyện 5 người vợ còn lại đâu, anh Thò Mí Chứ thành thật: “Một người vợ đã bỏ tôi đi rồi! Bốn người còn lại sống ở bên kia dãy núi cùng các con trai của tôi. Thực sự tôi không muốn tách khỏi vợ nhưng đám nhỏ nói rằng: “Chúng con lớn rồi! Bố hãy để mẹ ở cùng để giúp chúng con nữa”. Khi ấy bốn người vợ của tôi cũng đồng ý nên tôi chẳng thể nào làm khác được”.
Đây là người vợ thường xuyên đi ra ngoài làm, kiếm tiền cùng anh Thò Mí Chứ.
Thi thoảng nhớ chồng hoặc nhà có công việc gì, bốn người vợ cùng các con của Thò Mí Chứ lại “rủ nhau” về thăm gia đình, quây quần bên mâm cơm đặc mèn mén và chút rau rừng. Dù không mâm cao cỗ đầy nhưng anh luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc khi càng về già con cháu càng hiếu thuận, cư xử đầy nghĩa tình anh em.
“Ở cái vùng này, nhà nào cũng nghèo. Tất cả làm được gì thì ăn nấy và gia đình tôi cũng vậy thôi. Tôi nghèo nhưng nhiều vợ, nhiều con – cái đó cũng được coi là phúc phần của tôi rồi! Bình thường, tôi cùng người vợ thứ sáu đi làm kiếm tiền mua cái ăn cái mặc cho đám nhỏ, còn người vợ thứ tư đã lớn tuổi lại gầy gò nên ở nhà chăm nom các con, lo việc đồng áng, nuôi gà lợn”, người đàn ông có 7 người vợ tâm sự.
Họ sống cùng nhau nhưng vô cùng hoà hợp, không hề có cãi vã.
Chia sẻ chuyện cưới nhiều vợ là vi phạm pháp luật về hôn nhân, anh Thò Mí Chứ nói: “Tôi biết mình cưới nhiều vợ, có nhiều con là không đúng. Nhưng số rồi, tôi biết phải làm sao. Tất cả đều yêu thương tôi và tôi cũng thương họ thì về ở với nhau thôi. Hơn nữa, các vợ của tôi sống rất hoà hợp, chẳng có cãi vã hay ganh tị gì cả. Họ thường bảo ban nhau làm ăn, nuôi con…”.
Bốn người vợ của anh Thò Mí Sính.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh Thò Mí Chứ có 21 người con. Các con đều chung sống với mẹ, duy chỉ có con của hai người phụ nữ sống cùng anh thì ở với anh. “Chúng ở quanh đây, có việc gì là sẽ chạy về nhà ngay. Ví dụ như bây giờ, tôi gọi điện cho mẹ con họ về nhà là sẽ dừng tay mọi công việc ngay. Tôi là trụ cột gia đình, tôi nói gì họ phải lắng nghe và tiếp thu”, người đàn ông dân tộc Mông nói.
Pháp luật Việt Nam quy định chế độ hôn nhân là “Một vợ, một chồng”, tức là nghiêm cấm hành vi nhiều vợ và nghiêm cấm hành vi chung sống như vợ chồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau: Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn; d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này. Hoặc có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định cụ thể như sau: 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. |