“Mí Sình chủ quan, cứ nghĩ vết thương sẽ khỏi. Ngờ đâu nó mưng mủ và chảy nước rồi sốt cao. Giờ Mí Sình phải nằm một chỗ, chẳng biết khi nào khỏi nữa. Chắc phải đến Tết, Mí Sình mới được về nhà. Mình chỉ mong có tiền đưa anh về nhà để tiện chăm sóc thôi, chứ ở nhà suốt ruột lắm”, chị Thị Vư nói.
Thời gian trước, dư luận không khỏi xôn xao trước chuyện tình yêu của cặp đôi “đũa lệch” ở Hà Giang – Thị Vư (SN 1970) và Mí Sình (SN 1997). Cả hai chênh lệch nhau rất nhiều tuổi nhưng vẫn bất chấp lời dị nghị của thiên hạ, tiến tới kết hôn trở thành vợ chồng.
Khi ấy, nhiều người cho rằng cuộc hôn nhân của cặp đôi là vụ lợi, người này “lợi dụng” người kia để nương tựa vào nhau, chứ không hề có tình cảm thật. Song chị Thị Vừa vẫn bỏ mặc ngoài tai, quyết định cưới chàng trai đáng tuổi con làm chồng.
Một ngày đẹp trời, anh N.T – người đã giúp đỡ, đồng thời đưa câu chuyện tình yêu của chị Thị Vư và Mí Sình lên mạng xã hội đã quay trở lại thăm gia đình cũng như xem cuộc sống của cặp đôi “cô – cháu” giờ ra sao sau thời gian dài dọn về chung sống.
Anh N.T tỏ ra ngỡ ngàng trước khung cảnh của gia đình chị Thị Vư bởi khác trước rất nhiều. “Nếu trước đây mình đến, nhà chị Vư chẳng có gì thì giờ khấm khá hơn hẳn. Trước sân vườn có đàn gà mấy chục con ấy, tính sơ sơ nuôi bán được giá lắm luôn. Ở đây người đồng bào bán gà ri tới 140.000 đồng/kg đó. Mình nghĩ nếu đàn gà lớn, chị Vư thu được nhiều tiền lắm.
Đàn gà nhà chị Thị Vư.
Ở chuồng còn có lợn với bò nữa. Mình thực sự bất ngờ, không tin vào mắt mình nữa. Đây có lẽ là khởi đầu mới của gia đình chị”, chàng trai dân tộc nói.
Sau đó N.T tiết lộ lý do lên thăm vợ chồng chị Thị Vư và Mí Sình: “Hôm trước, mình nhận được thông tin chị Thị Vư bị ốm nặng, đau nhức toàn thân. Vì thế, mình đã lặn lội lên đây đưa thuốc cho chị uống. Thuốc này trước mình bị bệnh uống vào đỡ hẳn luôn”.
N.T vừa dứt lời, chị Thị Vư cất tiếng dù lộ rõ vẻ mệt mỏi: “Giờ mình cũng đỡ rồi, chứ ba ngày trước nằm liệt luôn. Hồi bị COVID-19, mình cũng chẳng mệt như lần này”. Sau đó chị tiếp tục công việc nấu cám cho lợn và bò rồi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, trông nom 2 đứa trẻ.
Chị Thị Vư vừa mới trải qua những ngày ốm đau.
Lúc này N.T hỏi chuyện hai đứa trẻ con nhà ai, người phụ nữ 52 tuổi cho biết đó là con nhà hàng xóm. Họ đi đám cưới nên gửi chị trông giúp. “Có trẻ con, nhà cửa cũng đỡ quạnh hiu hẳn. Mình thích trẻ con lắm mà giờ hết tuổi sinh rồi. Đây cũng là nỗi trăn trở của Mí Sình đó bởi anh cũng thích trẻ con, muốn có chỗ dựa khi về già mà mình chẳng sinh được nữa.
Mình nhớ hồi mới cưới, người ta cũng nói ra nói vào chuyện không sinh được con khiến Mí Sình suy nghĩ nhiều lắm. Mình buồn nhưng chẳng biết làm gì vì lỗi ở mình đã lớn tuổi”, người phụ nữ dân tộc nói.
Nồi cám chị Thị Vư đang nấu.
Nhắc đến chuyện Mí Sình đi làm xa, chị Thị Vư bỗng nhiên đượm buồn hơn. Lúc này anh N.T thắc mắc liệu hai vợ chồng lại có chuyện gì không vui?, người phụ nữ kể rằng dịch COVID-19 hết, Mí Sình lại xuống dưới xuôi làm việc kiếm tiền. Thế rồi một tuần trước trong lúc làm việc đã bị tấm tôn cắt vào chân, bị thương nặng.
“Mí Sình chủ quan, cứ nghĩ vết thương sẽ khỏi. Ngờ đâu nó mưng mủ và chảy nước rồi sốt cao. Giờ Mí Sình phải nằm một chỗ, chẳng biết khi nào khỏi nữa. Chắc phải đến Tết, Mí Sình mới được về nhà. Mình chỉ mong có tiền đưa anh về nhà để tiện chăm sóc thôi, chứ ở nhà suốt ruột lắm”, chị Thị Vư nói.
Thương chồng bệnh, người vợ 52 tuổi đã bỏ ra số tiền lớn mua một loại gỗ quý làm vòng đeo tay gửi xuống cho chồng. Chị hi vọng chiếc vòng đó có thể giúp Mí Sình tránh được ốm đau. “Loại gỗ này quý hiếm lắm nhé. Nó có tác dụng giúp người ta tránh gió tránh bệnh giống như vòng bạc ở dưới xuôi ấy. Nhờ đó mình mới thấy chị yêu, thương Mí Sình như thế nào? Mình ngưỡng mộ tình yêu của họ lắm bởi 7 năm rồi vẫn như thuở ban đầu”, anh N.T nói.
Nụ cười hiếm hoi của chị Thị Vư.
Người phụ nữ dệt vải may áo cho chồng.
Cách đây 6 năm, Mí Sình sang Trung Quốc làm thuê rồi cả hai quen nhau. Khi đó chồng đầu tiên của chị Thị Vư đã qua đời, một mình chị nuôi 4 người con, trong đó người con cả hơn tuổi của Mí Sình.
Ban đầu, Mí Sình không hề có ấn tượng gì với người đàn bà góa chồng lại hơn anh đến 27 tuổi. Song anh luôn tôn trọng và gọi chị Vừ bằng phép xưng hô lịch sự nhất... cô. “Ngày đó, tôi hễ thấy Vừ làm việc gì nặng nhọc là lại gần giúp đỡ. Dần dần cả hai trở nên thân thiết và tâm sự với nhau nhiều hơn. Tôi bắt đầu có tình cảm với Vừ và trao trọn trái tim cho cô ấy từ lúc nào chẳng hay”, chàng trai người H’mông tâm sự.
Chị Thị Vư và Mí Sình.
Về hoàn cảnh của Mí Sình, anh sinh ra trong gia đình có 2 anh em, bố mất từ sớm. Sau đó mẹ anh đi bước nữa, bỏ mặc anh và em trai tự nương tựa lẫn nhau. Đó cũng là lý do khiến chị Thị Vừ yêu thương và thông cảm với bạn trai rất nhiều.
Khi nảy sinh tình cảm, chị Thị Vừ và Mí Sình đã quyết định từ Trung Quốc về quê sinh sống. Họ quyết định làm một đám hỏi đơn giản và sống với nhau đến tận bây giờ.
Thời điểm lấy chị Vừ, Mí Sình đã phải chịu rất nhiều lời bàn ra tán vào từ hàng xóm và bà con trong bản. Họ bảo anh còn trẻ, có sức khỏe lại rất khôi ngôi tuấn tú cớ sao lại lấy người đàn bà góa chồng. Tuy nhiên anh chỉ biết im lặng và tự động viên bản thân rằng mồ côi cha lại chẳng có tấc đất dựng nhà thì lấy ai cũng được, miễn là được họ yêu thương...
Chung sống được một thời gian ngắn, Mí Sình lại khăn gói sang Trung Quốc làm ăn kiếm chút tiền dắt lưng phòng khi vợ ốm đau bệnh tật. Sau đó một năm anh về quê rồi quyết định xuống Hà Nội làm bốc vác.
“Vợ chồng mỗi người một nơi nhưng chúng tôi yêu và tin tưởng nhau lắm. Vư không biết tiếng phổ thông nên cuộc sống chỉ quẩn quanh nơi căn bếp, nương ruộng. Nói chung tôi là đàn ông nên sẽ ra ngoài kiếm tiền, còn vợ sẽ ở nhà thu vén gia đình, chăn đàn trâu và đi nương kiếm củi”, Mí Sình từng chia sẻ.