Khán giả bật cười vì nghĩ đây là một chiếc bát bỏ đi, thế nhưng sau đó lại "mắt tròn mắt dẹt" khi nghe chuyên gia thẩm định.
Trong những năm gần đây, chương trình "Thẩm định bảo vật" của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV nhận được nhiều sự quan tâm lớn của khán giả. Nhiều người tò mò trước những đồ vật mà khách mời đem đến, càng trầm trồ thú vị hơn trước những nhận xét, thẩm định của các chuyên gia trong ngành.
Những món đồ cổ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa theo thời đại, vì thế giá trị mới được nâng cao hơn đồ vật bình thường. Nhìn thấy tiềm năng này, rất nhiều người đầu đầu tư vào đồ cổ và trở nên giàu có. Tuy nhiên, thị trường hỗn loạn, rất nhiều đồ giả đã xuất hiện, ai không có kiến thức thì rất dễ bị lừa.
Gần đây, một người đàn ông đến từ thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã xuất hiện trên chương trình "Thẩm định bảo vật" để nhờ các chuyên gia kiểm định giúp một món đồ.
Món đồ mà người đàn ông này mang đến là một chiếc bát to màu đen tuyền. Người đàn ông này khẳng định chiếc bát là đồ cổ bởi đó là vật gia truyền, đã lưu giữ qua nhiều thế hệ của gia đình anh, chỉ là trong nhà không ai biết rõ nguồn gốc và giá trị thực sự của chiếc bát này.
Khi chiếc bát được trưng bày trong chương trình, không ít khán giả tại trường quay đã bật cười vì bề ngoài của nó. Chiếc bát có màu đen hết sức bình thường, miệng to loe ra, ở giữa có vẽ hình một chiếc lá. So với những món đồ trang nhã, xa hoa mà nhiều khách mời khác đem đến, chiếc bát đen này quả thực không có gì đặc biệt chứ đừng nói đến quý hiếm. Một số khán giả còn cười lớn vì trông chiếc bát khá giống với bát mà người ăn xin cầm thời xưa.
Tuy nhiên, người đàn ông không bị dao động bởi những nhận xét mỉa mai của khán giả. Anh khẳng định đây là vật gia truyền. Chiếc bát đã để trong nhà anh nhiều năm mà không ai quan tâm, thế nhưng bản thân anh có một chút hiểu biết về lịch sử và luôn cảm thấy đây không phải đồ vật bình thường, vì thế mới quyết định đem nó tới chương trình, nhờ các chuyên gia thẩm định.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, các chuyên gia nhận thấy điều đặc biệt nhất của chiếc bát này là cái lá được khắc ở đáy. Dù đã qua nhiều năm nhưng chiếc lá trông sống động như thật, nhất định phải do bàn tay của thợ lâu năm làm ra, tay nghề rất phức tạp. Chưa rõ chiếc bát này là thật hay giả, nhưng nếu nó thật sự là đồ cổ thì giá trị có thể sánh ngang bảo vật quốc gia. Nghe đến đây, các khán giả liền thay đổi sắc mặt, từ chế giễu sang tò mò và bất ngờ.
Sau đó, chuyên gia nói với người đàn ông rằng có một cách để kiểm tra chiếc bát đen này là thật hay giả, đó là đổ đầy nước vào bát. Khi được người đàn ông đồng ý, chuyên gia liền đồ nước ngập chiếc bát. Lúc này, tất cả mọi người đều sửng sốt khi thấy chiếc lá khắc dưới đáy bát đã "nổi" lên trên. Đây là loại kỹ thuật là thời hiện đại khó lòng bắt chước được. Rõ ràng, chiếc bát đen mà người đàn ông mang đến là đồ thật.
Các chuyên gia cho biết đây được gọi là "cốc lá", giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của nó rất sâu rộng, vốn dĩ nên được bảo quản trong bảo tàng. Không ngờ, di vật văn hóa quý hiếm cấp độ bảo vật quốc gia lại xuất hiện ở chỗ của người đàn ông này. Nghe đến đây, tất cả mọi người đều ồ lên trầm trồ, không thể ngờ rằng chiếc bát đen khiêm nhường cũng có thể là di tích văn hóa cấp quốc gia, thật sự vô cùng mở mang.
Biết được sự thật, người đàn ông vô cùng vui mừng, tiếp tục hỏi chuyên gia về giá trị của chiếc bát. Thế nhưng, chuyên gia không thể đưa ra con số chính xác, chỉ nói rằng mức độ bảo vật của chiếc bát này đã đạt đến mức bảo vật quốc gia, giá trị của nó không thể đong đếm được bằng tiền.