Người Hoa ở TP.HCM đón Tết: Đại gia đình sum họp trò chuyện tới sáng, cầu an ở ngôi miếu linh thiêng

Ngày 17/01/2023 12:30 PM (GMT+7)

Tết của người Hoa luôn là một dịp quan trọng không những là không khí, đồ ăn mà còn là sự sum họp và ở lại của tình người.

Nhà là nơi an yên

Theo người Hoa, Tết là nơi sum họp gia đình sau một năm đi làm vất vả. Tùy mỗi nhà và ngành nghề mà việc cúng tiên sư sẽ khác nhau với những đồ cúng khác nhau. Trước khi cúng, người Hoa sẽ giải quyết hết mọi chuyện cũ và qua Tết mới khai hàng. Vào đêm Giao thừa, cả dòng họ cùng ngồi xuống ăn bữa cơm tất niên đón năm mới.

Bạn Hứa Hiểu Đan (18 tuổi, ĐH Kinh tế - Tài chính, TP.HCM) tự hào về nét đẹp truyền thống này: “Vào ngày 30 Tết Âm lịch, những người bà con họ hàng từ gần tới xa sẽ tụ họp về nhà mình để cúng tổ tiên. Có những nhà thì cúng trước Giao thừa như nhà mình nhưng cũng có nhiều nhà cúng đến sau nửa đêm. Sau đó cả nhà sẽ cùng nói chuyện tới sáng mùng Một. Dù có bận tới mấy thì gia đình mình luôn sẽ sum họp ấm cúng cho tới hết kỳ nghỉ. Mình thấy may mắn khi việc quây quần bên gia đình vẫn còn giữ được trong nhà mình nói riêng và cộng đồng người Hoa nói chung”.

Hiểu Đan luôn chờ đón giây phút sum họp đại gia đình ngày Tết. Ảnh: NVCC

Hiểu Đan luôn chờ đón giây phút sum họp đại gia đình ngày Tết. Ảnh: NVCC

Chiếc bánh "may mắn"

Bánh tổ là một món bánh ngọt không thể thiếu trên các nghi lễ cúng của người Hoa vào dịp Tết. Bánh tổ trong tiếng Hoa là “nian gao”. “Nian” là “dính”, đọc giống từ “niên” nghĩa là năm và từ “gao” là “bánh”, đọc giống từ “cao” trong tiếng Hoa. “Nian gao” đồng âm với “niên cao” nhưng khác nghĩa, ăn “nian gao” ngụ ý cho việc phát triển bản thân trong năm mới, có nhiều điều tốt đẹp, suôn sẻ trong năm mới. Ngoài ra, “bánh dính” mong rằng các thành viên trong gia đình sẽ luôn bên nhau.

Bánh tổ không thể thiếu trong dịp đón năm mới của người Hoa.

Bánh tổ không thể thiếu trong dịp đón năm mới của người Hoa.

“Nian gao” đồng âm với “niên cao” nhưng khác nghĩa, ăn “nian gao” ngụ ý cho việc phát triển bản thân trong năm mới, có nhiều điều tốt đẹp, suôn sẻ qua năm mới.

“Nian gao” đồng âm với “niên cao” nhưng khác nghĩa, ăn “nian gao” ngụ ý cho việc phát triển bản thân trong năm mới, có nhiều điều tốt đẹp, suôn sẻ qua năm mới.

Bánh có hình dáng dẹt, tròn có 2 màu trắng (làm từ đường trắng) hoặc vàng (sử dụng đường tán). Trên mặt bánh ghi chữ màu đỏ truyền thống như “Phước” hay “Chiêu tài tấn bửu”, ngụ ý cầu mong cho năm mới phát tài.

Xin quẻ đầu năm

Vào ngày đầu năm, người Hoa sẽ đi các miếu ông, miếu bà để cúng kiếng mong cho một năm mới bình an, phát đạt, cầu duyên. Một số nhà còn ăn chay để bày tỏ lòng thành. Mỗi miếu đều thờ một vị thần bảo hộ cho cộng đồng người Hoa. Tại TP.HCM, miếu bà Thiên Hậu (Quận 5) là một trong những địa điểm được nhiều người Hoa ghé thăm mỗi dịp năm mới, đồng thời cũng là một địa điểm check-in quen thuộc của nhiều bạn Gen Z.

Miếu bà Thiên Hậu rất nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa. Ảnh: FBNV

Miếu bà Thiên Hậu rất nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa. Ảnh: FBNV

Nhiều bức ảnh nghệ cả củ được chụp tại nơi đây. Ảnh: Sơn Nguyễn

Nhiều bức ảnh "nghệ cả củ" được chụp tại nơi đây. Ảnh: Sơn Nguyễn

Bức tường đặc trưng của ngôi miếu. Ảnh: Sơn Nguyễn

Bức tường đặc trưng của ngôi miếu. Ảnh: Sơn Nguyễn

Bạn Tô Hy (24 tuổi, ĐH KHXH&NV, TP.HCM) chia sẻ thêm: “Hiện nay, chỉ còn một số họ lớn mới đi chùa. Bên cạnh các họ lớn, các họ nhỏ và gia đình nhỏ chủ yếu là cùng sum vầy bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Ngoài thắp nhang cây, người Hoa còn chuộng thắp nhang khoanh. Nhang sau khi đốt sẽ được để trên cao và duy trì tầm 3 tới 5 ngày cùng các câu chúc về gia đình, bình an, đi xa thuận buồm xuôi gió".

Rực rỡ sắc xuân tại chợ cây lớn nhất Hà Nội, Tết đã đến rất gần
Các loại cây, hoa độc đáo và siêu đẹp đang được bày bán la liệt tại chợ Vạn Phúc, tạo nên không khí Tết vô cùng rõ rệt.

Tết nguyên đán

Theo Lê Khanh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h