“Đồng bào mình gọi ngày này là ngày làm Tết. Sau đó ra Giêng làm mâm cỗ cúng thổ địa và chia tay các cụ về với Mường Ma tại nghĩa địa giống như tiết Thanh minh. Điều đó có ý, dân tộc mình không chỉ có Tết của người sống mà còn có Tết dành cho người đã khuất", chị Loan nói.
Người Mường là dân tộc thiểu số sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc của nước. Họ có nhiều phong tục và tập quán khác với các dân tộc khác, điển hình nhất là tục lệ cúng Tết Nguyên đán.
Người Mường tại Hoà Bình cho biết, bắt đầu từ 25 tháng Chạp, con cháu sẽ theo bố mẹ tới phát dọn mồ mả tổ tiên. Họ đem theo trầu cau rồi thắp nén hương mời các cụ về ăn Tết cùng con cháu.
“Đồng bào mình gọi ngày này là ngày làm Tết. Sau đó ra Giêng làm mâm cỗ cúng thổ địa và chia tay các cụ về với Mường Ma tại nghĩa địa giống như tiết Thanh minh. Điều đó có ý, dân tộc mình không chỉ có Tết của người sống mà còn có Tết dành cho người đã khuất – được gọi là Mường Ma”, chị Đinh Loan (32 tuổi) – người đồng bào Mường ở Hoà Bình nói.
Vừa dứt lời, người phụ nữ nói đến mâm cỗ cúng ngày Tết – thứ quan trọng nhất đối với người Mường Ma. Họ chọn đủ các bộ phận của con vật để làm thịt, ví dụ như lợn. Sau đó tất cả bộ phận được thái mảnh, đẹp đẽ rồi bày trên mâm lá theo hình tròn kiểu rẻ quạt. Ở giữa họ bày một ít xương băm, thịt nạc, ruột già. Phía trên của mâm lá, bày vài miếng gan quay ngược là để cho thần, cho người Mường Ma ăn. Còn cho người sống ăn thì bày theo chiều xuôi.
Khi các mâm lễ đã đủ và đã đặt vào đúng vị trí, ông mo sẽ ra lệnh cho thắp hương rồi bắt đầu hành lễ, đọc bài khấn.
Về bày biện ban thờ sẽ chạy dài nhiều gian nhà ngoài và lấy cửa sổ hướng chính làm căn cứ để đặt mâm cúng. Theo đó, mâm ngoài cùng cúng bố, mẹ vì họ có mối quan hệ gần nhất với gia chủ; mâm thứ hai đặt ở gian thứ hai cúng ông bà; mâm thứ ba đặt ở gian trong để thờ cụ kỵ.
“Thường mâm cúng bố mẹ, ông bà chỉ có hai đôi đũa. Mâm cúng cụ, kỵ có một nắm đũa, người Mường gọi là “Cơm đống, đũa nắm”, ngụ ý thờ, cúng nhiều cụ, kỵ mà con cháu không nhớ hết.
Đặc biệt người Mường còn thờ cả bên ngoại. Ở cửa chính trong đặt mâm thờ tổ tiên bên ngoại, với cách nghĩ chỉ mình đàn ông thì không thể sinh ra con người. Điều này hoàn toàn khác người Kinh và nhiều dân tộc khác chỉ cúng giỗ bên nội”, chị Loan cho hay.
Khi các mâm lễ đã đủ và đã đặt vào đúng vị trí, ông mo sẽ ra lệnh cho thắp hương rồi bắt đầu hành lễ, đọc bài khấn. Khi người ở Mường Ma đã về đủ, ông mo mời các vị rửa chân rồi trèo màn thang lên nhà. Sau đó ông mo mời uống nước, ăn trầu và trò chuyện, hỏi thăm nhau. Tiếp đó mo mời món nước thanh sạch để tráng miệng rồi vào bữa chính.
“Đa số các dân tộc khác ăn xong rồi tráng miệng, người Mường thì tráng miệng trước khi ăn. Xong xuôi con cháu xếp hàng đứng phía dưới làm động tác lạy bậc cao niên, ông bà, bố mẹ. Một người già có uy tín đứng lên cảm ơn con cháu và chúc một năm mới nhà nhà đoàn kết, ai ai cũng đều khỏe mạnh, làm ra nhiều lúa gạo, lợn, gà…
Phong tục đi chúc Tết theo đoàn sắc bùa.
Đặc biệt trong văn hóa chúc nhau, mời rượu dịp Tết Nguyên đán của người Mường rất bài bản. Lời chúc, lời mời đều là lời ví, đối đáp với nhau. Họ thường sử dụng câu hát, câu mời vừa xa xôi, vừa gần gũi. Thậm chí cuộc hát mời kéo dài nửa giờ mà chưa uống xong chén rượu. Vì thế khách lạ đến ăn Tết ở bản làng thường bị say nếu không biết cách uống rượu.
“Xã hội phát triển, văn hoá du nhập vào các bản làng nhưng người Mường quê mình vẫn tổ chức Tết Nguyên đàn bài bản, mang đậm nét đặc sắc cha ông. Thậm chí quê mình còn đi chúc Tết theo đoàn sắc bùa. Có nghĩa là một đội chiêng có nam, có nữ đến từng nhà tấu bài chiêng chúc Tết. Gia chủ vui mời đoàn sắc bùa chiêng trèo màn thang lên nhà ăn Tết, uống rượu và hát Mường đối đáp rất thông minh, tình tứ xao động khắp bản Mường. Sau đó khi ra về khách đều được gia chủ biếu đôi bánh chưng dài hoặc bánh ốc làm quà năm mới. Đây có lẽ là nét độc đáo không có dân tộc nào như vậy”, người phụ nữ dân tộc Mường tự hào.