Theo trang web European Society of Cardiology, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy rằng người nghèo phải đối mặt với nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn 36% so với những người có của ăn của để, còn ở những người ly hôn thì nguy cơ đó cao hơn 14% so với những người có gia đình.
Trong công trình nghiên cứu kéo dài 4 năm với sự tham gia của 29.953 bệnh nhân từng một lần bị nhồi máu hay đột quỵ. Trong thời gian đó 2405 (8%) tái phát nhồi máu hay đột quỵ. Ngoài mối liên hệ trên, các nhà khoa học không phát hiện mối liên quan giữa trình độ học thức và nguy cơ tái phát căn bệnh trên.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu trên, khi điều trị, các bác sĩ cần chú ý đến hoàn cảnh gia đình và thu nhập của bệnh nhân, những người đã từng bị nhồi máu và đột quỵ và như vậy có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Trước đó, theo Zee News, trong một công trình nghiên cứu được tiến hành ở Đại học Glasgow có sự tham gia của 35.537 người từng bị đột quỵ, bị bệnh tim mạch hay tiểu đường. Kết quả, trong 4 năm theo dõi, có 3939 người tình nguyện bị biến cố về tim mạch. Kết luận chỉ ra rằng những người bị trầm cảm hay tăng huyết áp gặp nguy cơ nhồi máu, đột quỵ, suy tim và tử vong sớm cao hơn 83% so với những người không bị trầm cảm và bệnh huyết áp, còn những người bị huyết áp thấp và trầm cảm thì nguy cơ đó cao hơn 36%. Như vậy, theo dõi huyết áp và chữa trị trầm cảm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tử vong sớm.
Trong khi đó, theo Psych Central, các nhà nghiên cứu ở Đại học Leiden phát hiện ra rằng những người thường thực hiện các chức năng hành chính-những quá trình kế hoạch hóa theo mục tiêu, thay đổi phản ứng tùy theo tình hình, suy đoán, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề… cũng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Các nhà khoa học giải thích rằng sở dĩ như vậy là vì những vấn đề liên quan đến các chức năng hành chính cho thấy hoạt động của não bị phá vỡ, trước hết là do rối loạn cung cấp máu cho não và các bệnh về tim mạch.