Người phụ nữ 48 tuổi có 16 đứa con, đứa lớn kém mẹ 16 tuổi: "Giờ mình mới thấm đẻ nhiều khổ cực như thế nào"

NGỌC HÀ - Ngày 11/01/2023 16:20 PM (GMT+7)

“Người đồng bào mình còn có quan niệm đẻ nhiều là nhà có nhiều lộc, có người đi làm nương rẫy. Vì thế vợ chồng mình đẻ đến tận đứa thứ 16 này luôn. Đến giờ mình mới thấm cảnh đẻ nhiều cực như thế nào", chị Mị nói.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc thường đẻ nhiều với quan niệm sinh nhiều con là nhiều lộc, có người giúp đỡ gia đình làm việc và “trời sinh voi ắt sinh cỏ”. Song thực tế đâu phải vậy, họ có nhiều con và cuộc sống mãi bị cái nghèo bủa vây, chẳng thế khấm khá lên nổi. Vì vậy không ít người đến giờ mới "ngộ" ra rằng việc sinh nhiều con là sai lầm, là vi phạm chính sách dân số.

Ghé một bản làng của đồng bào dân tộc H’mông ở Hà Giang, hỏi thăm gia đình anh Máy – chị Mị ai cũng hay biết. Họ nổi tiếng khắp vùng bởi đẻ lắm, chẳng thể lo được cuộc sống đủ đầy cho các con dù làm kinh tế thuộc diện khá.

“Nhà Máy Mị nổi tiếng lắm, bà con nào người H’mông cũng biết. Họ sinh đến 16 đứa con, trong đó có 2 thằng đã mất rồi. Họ làm kinh tế cũng giỏi nhưng con cái đông quá chẳng thoát nổi nghèo, vẫn phải có đứa nghỉ học từ sớm”, anh Giàng A Súng – một người hàng xóm trong bản H’mông cho biết.

Sau đó người đàn ông dân tộc dẫn chúng tôi đến nhà của vợ chồng anh chị Máy Mị. Căn nhà đất theo truyền thống của người đồng bào, lớp flo-xi măng với cấu trúc khung bằng gỗ. Phía bên ngoài chất đầy củi, còn vào trong có đến tận 5 chiếc giường, bộ bàn ghế và khu bếp bày đầy xoong nồi bát đĩa.

Căn nhà của vợ chồng anh chị Máy Mị.

Căn nhà của vợ chồng anh chị Máy Mị.

“So với người đồng bào, nhà của Máy Mị sung túc nhất. Họ có đầy củi chứng tỏ bếp lúc nào cũng rực lửa và phải có cái ăn thì mới nấu được, có giường nằm thì đông về không phải chịu cảnh rét mướt,… Dân bản vẫn nói rằng nếu đẻ ít đi, nhà họ phải giàu có nhất vùng”, anh Giàng A Súng nói.

Anh vừa dứt lời, Dinh – con trai thứ 7 của vợ chồng anh Máy lý nhí nói: “Bố mẹ cháu đi vắng rồi”. Chúng tôi liền hỏi họ đi đâu và nhận được câu trả lời: “Bố cháu đi xay gạo, mẹ và hai em chăn bò ở núi, còn mấy anh chị em khác lên nương chăm sóc vườn cam đến tối mới về. Chỉ có cháu và mấy em nhỏ ở nhà thôi”.

Bốn đứa con trông nhà cho bố mẹ đi làm.

Bốn đứa con trông nhà cho bố mẹ đi làm.

Một lúc sau, chị Mị dắt đàn bò 6 con quay trở về ngôi nhà. Chị niềm nở khi thấy khách ghé thăm rồi từ từ kể chuyện sinh nở cũng như công việc làm ăn của cả nhà thời gian qua. “Vợ chồng mình sinh 16 người con: 8 gái – 8 trái, trong đó có 2 thằng qua đời rồi. Đứa lớn nhất năm nay 32 tuổi – kém mình 16 tuổi, còn đứa út mới hơn 2 tuổi.

Hiện có 9 đứa ở cùng vợ chồng mình, 5 đứa lớn đã lập gia đình và sinh con. Thi thoảng chúng rảnh hoặc nhà có lễ tết là về tụ tập đông lắm, phải làm mấy mâm cỗ mới đủ”, chị Mị cho biết.

Nhắc đến chuyện vì sao lại sinh nhiều như thế, chị Mị thành thật cho biết mình là người dân tộc, ở vùng núi xa xôi nên trình độ dân trí thấp, không có kế hoạch. Vì thế chị cứ đẻ xong đứa này một thời gian là bầu tiếp đứa sau và đương nhiên phải… đẻ.

Chị Mị kể về chuyện sinh nở.

Chị Mị kể về chuyện sinh nở.

“Người đồng bào mình còn có quan niệm đẻ nhiều là nhà có nhiều lộc, có người đi làm nương rẫy. Vì thế vợ chồng mình đẻ đến tận đứa thứ 16 này luôn.

Đến giờ mình mới thấm cảnh đẻ nhiều cực như thế nào. Các con nheo nhóc, không được ăn học đàng hoàng như nhà người ta. Thậm chí mình chẳng nhớ nổi tên lẫn năm sinh của chúng, tối đi ngủ phải đếm vì sợ thiếu con”, người phụ nữ 48 tuổi nói.

Và để kiểm chứng lời mình nói, chị Mị nhẩm tính năm sinh của từng đứa con: con gái cả sinh năm 1991, con trai thứ 2 chào đời năm 1993 và tiếp đó là 1994, 1996, 1997 – 1998 (đã qua đời), 2000, 2002, 2003… “Tôi chỉ nhớ được từng đó thôi, bọn bé này sinh sát nhau nên không nhớ nữa”, chị cười.

Vợ chồng chị không thể nhớ hết tên các con.

Vợ chồng chị không thể nhớ hết tên các con.

Trong 9 đứa con ở cùng vợ chồng chị Mị chỉ có vài đứa được đến trường, còn lại đã nghỉ để đi làm nương rẫy hoặc nhỏ quá. “Vợ chồng mình giao hẳn cho 4 đứa lớn quán xuyến vườn cam trên nương. Sáng ra chúng dắt nhau lên đó làm cỏ vườn, chăm sóc và cắt tỉa lá… Chúng còn xin bố mẹ cho nuôi ngan, gà ở đó để gia đình cải thiện bữa ăn. Khi ấy tôi hạnh phúc lắm bởi con mình không được đi học nhưng biết suy nghĩ, thương bố mẹ vất vả làm lụng quanh năm. Giờ vườn cam đã cho thu hoạch, đến mùa được vài tạ”, người phụ nữ H’mông tự hào.

Ở dưới nhà, chị Mị nuôi 6 con bò và đàn gà, trồng ít ngô lấy lương thực. Chỉ chừng đó có thể thấy kinh tế gia đình thuộc diện khấm khá nhưng vì nhà quá đông con nên cuộc sống vẫn chưa thể đủ đầy. Các con của chị vẫn phải mặc quần áo cũ, đứa này truyền lại cho đứa kia, có bữa chúng phải thòm thèm miếng thịt, bát cơm trắng… Điều này khiến chị không khỏi thắt ruột, hiểu ra rằng đông con không phải là giàu có, đông con chính là sợi dây vô hình khiến cái nghèo mãi đeo bám.

Người phụ nữ 48 tuổi có 16 đứa con, đứa lớn kém mẹ 16 tuổi: amp;#34;Giờ mình mới thấm đẻ nhiều khổ cực như thế nàoamp;#34; - 5

“Nếu nhà tôi chỉ có 2 con thì cuộc sống sung túc và dư thừa. Nhưng gấp 7 lần đó thì quà thực làm ăn như thế nào cũng không thể giàu có được. Giờ tôi chỉ mong lũ trẻ sau này đẻ ít, tuân thủ chính sách của nhà nước về kế hoạch hoá gia đình. Khi ấy các cháu tôi mới được ăn học đàng hoàng, không thua bạn bè như cha mẹ chúng”, chị Mị tâm sự.

Cặp vợ chồng đông con nhất Quảng Nam: Không nhớ nổi năm sinh 15 đứa con, nhìn bữa ăn đạm bạc mà xót lòng
Nhắc đến vấn đề học hành của tụi nhỏ, cặp vợ chồng bỗng buồn rầu vì các con không được đi học tử tế.

Tin tức 24h

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h