Người phụ nữ Hưng Yên được mệnh danh là "sọ dừa", mưu sinh bằng nghề bán vé số khiến ai cũng xót xa

NGỌC HÀ - Ngày 18/08/2023 16:16 PM (GMT+7)

Hiện chị Thắm đã có 10 năm kinh nghiệm bán vé số, trải qua đủ đắng cay ngọt bùi và dường như đã chai sạn với tất cả.

Men theo đường quốc lộ dọc huyện Hóc Môn (TP.HCM), không khó bắt gặp cảnh một người phụ nữ "sọ dừa" không tay – không chân đang cố lết từng bước bằng đầu gối mời người đi đường mua vé số. Thi thoảng chị lại “chạy” lại vỉa hè ngồi nghỉ, lấy sức để bắt đầu quãng đường tiếp theo.

Người phụ nữ “2 không” tên Thắm (55 tuổi, quê Hưng Yên), vào Sài Gòn mưu sinh đến nay đã tròn 1 thập kỷ. Chị tâm sự: “Tôi trông kỳ lạ nhỉ! Hình dáng người chẳng ra làm sao cả, tứ chi bất thường. Đây này, mỗi tay của tôi chỉ có 1 ngón, còn chân thì 2 ngón. Tất cả đều là ngón giả, có nghĩa chúng là thịt, không thể cầm nắm như bình thường.

Tôi sinh ra đã vậy, chẳng biết than trách ai đành chấp nhận số phận. Các chị gái tôi cũng không khoẻ mạnh, chẳng thể lao động. Hiện tại tôi sống cùng 2 chị trong căn phòng trọ đi thuê cách đây vài cây số”.

Người phụ nữ “2 không” tên Thắm (55 tuổi, quê Hưng Yên), vào Sài Gòn mưu sinh tròn 1 thập kỷ.

Người phụ nữ “2 không” tên Thắm (55 tuổi, quê Hưng Yên), vào Sài Gòn mưu sinh tròn 1 thập kỷ.

Chục năm trước, chị Thắm quen một người bạn cùng cảnh ngộ. Cả hai tâm sự và sẽ chia với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Một ngày họ rủ chị vào Sài Gòn làm nghề bán vé số với thu nhập 100.000 – 150.000 đồng/ngày. Chị thấy ổn định liền quyết định khăn gói vào nơi phồn hoa “lập nghiệp” với hi vọng kiếm được tiền nuôi thân và 2 chị gái.

“Ở quê làm nông nhưng chân tay tôi vậy sao làm nổi. Tôi cứ ở nhà ngồi không, “ăn bám” gia đình nên thấy mình thừa thãi lắm. Khi có người rủ vào đây đi bán vé số, tôi chợt nhận ra bản thân sinh ra dành cho công việc đó. Thế là tôi khăn gói vào đây thôi”, chị Thắm nhớ lại.

Người phụ nữ xứ nhãn chưa từng thoát khỏi luỹ tre làng dám mạo hiểm đến nơi đầy xô bồ đã khiến không ít người thân lo sợ, chẳng may có chuyện không hay xảy ra. Ngờ đâu chị Thắm thích ứng với nhịp sống nhộn nhịp rất nhanh, không sợ bất cứ điều gì, kể cả kẻ gian.

Hiện chị Thắm đã có 10 năm kinh nghiệm bán vé số, trải qua đủ đắng cay ngọt bùi và dường như đã chai sạn với tất cả. Chị nói: “Sáng nào tôi cũng dậy từ 4h sáng, sửa soạn quần áo, cơm nước rồi đi bộ ra điểm buýt để bắt xe lên trên này. Sau đó tôi đến đại lý lấy hàng rồi bắt đầu hành trình bươn chải, mời người mua từng tờ vé số.

Thi thoảng chị lại “chạy” lại vỉa hè ngồi nghỉ, lấy sức để bắt đầu quãng đường tiếp theo.

Thi thoảng chị lại “chạy” lại vỉa hè ngồi nghỉ, lấy sức để bắt đầu quãng đường tiếp theo.

Xưa tôi bán chạy lắm, kể cả đợt COVID-19 không đi bán vẫn có tiền tiết kiệm mua đồ ăn, lo tiền trả nhà trọ. Vậy mà năm nay bán ế lắm, có ngày chẳng nổi 100.000 đồng tiền lãi. Có lẽ kinh tế suy thoái, người ta thất nghiệp nhiều nên không có điều kiện để chơi xổ số nữa”.

Nhắc đến chuyện có bao giờ bị cướp giật mất vé số hay không, người phụ nữ 55 tuổi cho biết không thể nhớ nổi đã bị cướp bao nhiêu lần. Chị chỉ nhớ duy nhất lần đầu tiên. “Hôm đó tôi vừa cầm cọc vé số ra đường thì có người hỏi mua. Tôi mừng rỡ lại gần chìa cho họ chọn. Ngờ đâu họ giật rồi phóng xe. Tôi sốc quá, bật khóc nức nở.

Sau lần đó tôi dần quen với chuyện đó, không sợ hãi hoặc hoảng loạn. Tôi nghĩ rằng mất của thì còn người, lại làm ra được tiền thôi”, chị Thắm tâm sự.

Không chỉ nuôi thân, chị Thắm còn phải kiếm tiền nuôi 2 người chị mất sức lao động. Vì thế dù ngày nắng hay mưa, thậm chí ốm đau vẫn cố gắng lết ra đường bán vé số. Chị trân trọng từng tờ vé từng đồng tiền kiếm được bởi tự hiểu rằng chỉ cần sức khỏe yếu đi, sẽ “chết đói” cả nhà.

“Tôi bệnh lắm! Cơ thể yếu đớt với hàng loạt nhức mỏi, đau đớn. Song tôi chưa bao giờ đi khám cả vì làm gì dám bỏ ra cả trăm nghìn chứ. Tôi nghĩ mình cứ ăn uống đủ đầy sẽ bớt được phần nào. Giờ tôi chỉ mong có sức khoẻ để tiếp tục công việc bán vé số này”, người phụ nữ tàn tật chia sẻ.

Cô gái 21 tuổi làm nghề chuyên xăm xăm tiếp cận người khác, ai cũng thấy phiền, ngày đầu làm việc đã bị xúc phạm thậm tệ
"Có một chị cao to, mặt bặm trợn đứng đợi ở trường học đón con, em liền chạy tới giới thiệu chương trình ưu đãi khi học tiếng Anh. Em vừa mở miệng chào hỏi, chị ấy đã quát: “Không thấy tao đang bận à?”. Sau đó chị ấy nói em vô học, vô duyên...", Chi chia sẻ.

Chuyện nghề

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động