Người phụ nữ mang kiếp "tòng phu", 14 năm chăm chồng bại liệt và mong ước món quà nhỏ trong Ngày lễ Tình yêu

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 14/02/2023 12:00 PM (GMT+7)

Chẳng cần hoa hồng, chocolate hay những món quà đắt tiền, trong ngày lễ tình yêu (14/2), người phụ nữ bền bỉ chăm chồng 14 năm chỉ có mong muốn rất nhỏ nhoi, nhưng đó lại là món quà rất lớn với chị.

“Người phụ nữ tòng phu” là những gì người dân ở khu tập thể 3 tầng, ở phố Lê Hồng Phong (Hà Đông, Hà Nội) nói về chị Nguyễn Thị Thu Trang (42 tuổi, quê Phú Thọ), đang sinh sống tại đây. 14 năm trước, chồng chị Trang là anh Nguyễn Văn Trung (42 tuổi, quê Yên Bái) không may gặp tai nạn lao động, rồi liệt toàn thân, kể từ đó đến nay, mọi việc từ sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh đều do một tay chị Trang chăm sóc.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tâm sự về món quà mong ước trong ngày lễ tình yêu 14/2

Từ một người con gái đang phơi phới độ xuân thì, thông minh, hoạt bát, nay chị Trang chỉ còn 30kg, gương mặt hốc hác, ánh mắt luôn đượm buồn. Quyết định ở bên chồng, chị Trang chịu không ít lời gièm pha là “hám của”, vì nhà chồng giàu có. Nghe những lời đó chị Trang chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, im lặng sống suốt 14 năm qua.

14 năm qua chị Trang chăm chồng bại liệt và nhận không ít lời gièm pha, chị chỉ biết im lặng.

14 năm qua chị Trang chăm chồng bại liệt và nhận không ít lời gièm pha, chị chỉ biết im lặng. 

Chị nói rằng, nếu nhà chồng có nhiều tiền, nhiều đất thì vợ chồng chị đâu phải khổ đến mức này. Người phụ nữ mang kiếp “tòng phu” này tâm sự, chị ở vậy với chồng bại liệt vì một chữ tình, bởi một ngày nên nghĩa vợ chồng thì cả đời là vợ chồng, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu cũng phải chấp nhận. “Gia đình anh ấy cũng rất hoàn cảnh, tôi là vợ mà cũng bỏ anh ấy nốt thì anh sẽ sống sao. Vì thế, tôi chấp nhận tất cả để ở bên anh”, chị Trang nói.

Là một người phụ nữ, chị Trang đôi khi cũng cảm thấy tủi thân vô cùng khi những người phụ nữ khác được chồng quan tâm trong ngày lễ tình yêu, hay những ngày lễ dành cho phụ nữ. Trong khi chị luôn phải vùi đầu vào công việc, thay tã, tắm rửa, bón cơm cho chồng.

Nghe những lời tâm sự của chị Trang, anh Trung nằm bên cạnh hú hét lên từng tiếng tỏ vẻ không đồng ý và không muốn chị nói tiếp. Thấy chồng như vậy, chị Trang lại quay sang dỗ dành: “Ngoan nào chồng, ngoan nào. Em chỉ nói vậy thôi, chứ em yêu chồng nhiều lắm. Chồng cũng yêu em lắm mà. Nếu chồng yêu em thì cười một cái thật tươi xem nào”. Dứt câu nói, anh Trung thả lỏng người, nhìn chị Trang âu yếm rồi cười thật tươi.

Dù bị liệt toàn thân nhưng đầu óc anh Trung vẫn hoàn toàn tỉnh táo, vẫn nghe và nhận thức được chỉ có điều không thể nói những lời yêu thương với vợ. “Trong những ngày lễ Tết, tôi vẫn trêu anh có mua quà gì tặng em không? Anh chỉ nằm im, rồi tôi bảo: Để em mua hoa về cắm, coi như quà anh mua tặng em nhé. Khi đó anh mới cười, tỏ vẻ đồng ý”, chị Trang kể.

Hàng ngày chị Trang phải chăm chồng từ việc thay tã, đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân.

Hàng ngày chị Trang phải chăm chồng từ việc thay tã, đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. 

Món quà mong ước nhất của chị Trang đó chính là chồng khỏe mạnh, luôn nở nụ cười mỗi khi đi làm về.

Món quà mong ước nhất của chị Trang đó chính là chồng khỏe mạnh, luôn nở nụ cười mỗi khi đi làm về. 

Trong ngày lễ tình nhân 14/2 nói riêng và những ngày lễ tết nói chung, với chị Trang món quà lớn nhất đó chính là nụ cười hồn hậu mỗi khi chị đi làm về. “Mỗi khi đi làm về, dù mệt mỏi nhưng thấy chồng nhoẻn miệng cười với mình là mọi thứ tan biến hết, tôi lại lao vào dọn dẹp, chăm sóc anh rồi hai vợ chồng ôm nhau xem một bộ phim, ôm nhau ngủ”, chị Trang chia sẻ.

Theo lời kể của chị, ngày nào cũng như ngày nào, chị thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn cho chồng, rồi bón cho chồng ăn sáng. Trước khi đi làm, chị dùng hết sức để dựng người chồng nặng gấp rưỡi mình ra khỏi giường, dìu anh ra ghế sofa ngồi. Chị sợ anh nằm nhiều bị thối thịt vì đã từng phải vào viện, khoét đến gần xương để điều trị.

Buổi trưa, chị về nhà nấu cơm cho chồng, đút từng thìa cho anh rồi lại vội vàng trở lại công ty cho kịp giờ làm buổi chiều. Tan ca chiều, chị lại về chuẩn bị cơm tối, thay bỉm, tắm rửa cho chồng, rồi lại bón cơm cho chồng ăn.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-02-14/trang8-1676340308-36-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Người phụ nữ mang kiếp amp;#34;tòng phuamp;#34;, 14 năm chăm chồng bại liệt và mong ước món quà nhỏ trong Ngày lễ Tình yêu - 5

14 năm qua, chị Trang chăm chồng như chăm con nhỏ từ thìa cơm, đến cốc nước cũng phải bón cẩn thận, chu đáo.

14 năm qua, chị Trang chăm chồng như chăm con nhỏ từ thìa cơm, đến cốc nước cũng phải bón cẩn thận, chu đáo. 

“Dù công việc ngày nào cũng vậy nhưng tôi cũng quen rồi, cũng không có thời gian để dành riêng cho bản thân mình. Với tôi được ở gần chồng, được chăm sóc cho chồng cũng là cách thể hiện tình yêu với chồng. Ngược lại, chồng cũng thể hiện tình yêu với tôi bằng những nụ cười”, chị Trang vừa nói vừa xoa bóp chân cho chồng.

Năm 2009, sau khi cưới nhau được 1 tháng, trong khi đang đi đón vợ làm tối về, anh Trung bị tại nạn giao thông. Sau 1 tháng hôn mê, anh điều trị thêm 2 tháng ở bệnh viện nhưng không tiến triển, kinh phí lúc này cũng cạn kiện, chị đưa anh về quê nhà Yên Bái với hy vọng “còn nước, còn tát”.

Một năm sau tai nạn, người đàn ông gây tai nạn liên hệ với gia đình, đưa anh xuống Hà Nội châm cứu. Chị Trang cũng bỏ công việc, thuê nhà trọ, túc trực chăm chồng. Châm cứu được 4 tháng, anh cử động được tay trái, miệng có thể nói bập bẹ được vài câu đơn giản. Tuy nhiên, do bệnh tình của anh quá nặng nên các bác sỹ cho biết, việc điều trị chỉ có thể hỗ trợ giảm nhẹ đau đớn chứ không cải thiện được nhiều. Nghe đến đây, chị sụp đổ, mọi cố gắng, hy vọng như tan biến.

Để tiết kiệm chi phí, chị đưa anh vào ở trọ trong xóm lao động nghèo. Ban ngày chị ở nhà chăm sóc, lo cơm nước, tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho anh, buổi chiều muộn tranh thủ 2-3 tiếng, chị bày chiếc bàn nhỏ ra đầu ngõ bán nước chè, ngô nướng để có thêm thu nhập. Cách đây 6 năm trước, một một công ty giấy, thấy hoàn cảnh đáng thương của đôi vợ chồng trẻ, đồng ý nhận chị vào làm việc cho đến tận bây giờ. Hiện chỗ ở của chị Trang cách chỗ làm 6km và mỗi ngày phải di chuyển 4 lần để vừa làm việc, vừa chăm chồng.

Chú rể bế mẹ bị liệt lên sân khấu: Gia cảnh của cô dâu khiến tất cả ngỡ ngàng
Cặp đôi lấy nhau tất cả nhờ vả dân làng và anh em họ hàng. Người góp 5 chục, người giúp 100 nghìn rồi cùng nhau bàn bạc, lên kế hoạch tổ chức đám...

Cư dân mạng

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Valentine