Sau khi may mắn thoát chết khỏi một vụ tai nạn máy bay 45 năm trước, chàng thanh niên người Uruguay bị mắc kẹt trên núi tuyết và buộc phải ăn xác đồng đội của mình để tồn tại.
Khi Fernando Parrado là một chàng trai 22 tuổi, anh gặp tai nạn máy bay trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Uruguay từ nước này đến Chile. Vụ tai nạn khiến máy bay đâm sầm xuống một ngọn núi thuộc dãy Andes.
Trên máy bay lúc đó có 45 người là bạn bè, người thân của Fernando và một đội bóng bầu dục đang trên đường đến Chile để thi đấu. Vụ tai nạn khiến 17 người chết ngay tại chỗ, gồm mẹ và người bạn thân nhất của Fernando. Người em gái của chàng trai qua đời vào 8 ngày sau đó.
Ngày 13 tháng 10 năm 1972, một vụ tai nạn đã xảy ra khiến máy bay chở 45 hành khách rơi xuống dãy Andes. Một chiếc máy ảnh đã được tìm thấy và những người sống sót dùng để chụp lại ảnh sinh hoạt trong những ngày chờ đợi sự cứu hộ.
Parrado cùng một thành viên của đội bóng bầu dục đã đi tìm kiếm sự trợ giúp suốt những tháng ngày bị cách biệt với thế giới. 72 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra, đội cứu hộ đã tìm đến được vị trí của chiếc máy bay rơi, lúc này chỉ còn 16 người sống sót.
Trong suốt hơn 2 tháng đó, những người may mắn sống sót đã như thế nào để tồn tại? Vì là một chuyến bay ngắn, trên phi cơ không có đủ thức ăn để nuôi sống hàng chục người trong thời gian dài. Chỉ có đủ quần áo và vải ấm, không có thực phẩm, thuốc men hay trang thiết bị liên lạc.
Fernando cùng những người sống sót phải xé vải bọc của chiếc máy bay Fairchild FH-227D để làm chăn ấm, làm tan tuyết để lấy nước uống và gần như tất cả những nhu cầu cần thiết đều được giải quyết. Nhưng nan giải nhất vẫn là đi đến quyết định ăn thịt người thân của mình để sống qua ngày.
Mọi người than vãn và rên rỉ trong cơn đói, nhiều người lâm vào tình trạng mê sảng vì không có gì bỏ vào bụng, người thì ngồi đếm từng ngày cho đến cái chết. Một cảnh tượng khủng khiếp. “Lúc bấy giờ, chỉ có hai lựa chọn và bất cứ lựa chọn nào cũng vô cùng khó khăn để quyết định,” ông Fernando nói.
Để tồn tại, những người sống sót phải ăn xác của chính bạn bè và người thân của mình.
Những người sống sót cố gắng sống lay lắt cho qua tháng ngày. Vào đêm 29/10/1972, một trận bão tuyết mạnh đã quét qua nơi máy bay rơi. Sáng hôm sau, Parrado thức dậy và tuyết phủ đầy người, trận bão tuyết đã khiến thêm tám người chết.
“Tôi còn nhớ như in cảm giác cận kề với cái chết. Ai trong chúng tôi cũng nghĩ đến việc phải ăn xác của bạn bè mình nhưng không ai dám làm điều đó. Nhớ đến bố tôi là một người thực dụng, ông dạy tôi những cách sinh tồn trong cuộc sống. Sống sót sau vụ tai nạn giống như được hồi sinh thêm lần nữa, nên tôi quyết định không hủy hoại cuộc đời mình".
Đứng trước những khó khăn, nên dù cho chưa có kỹ năng hay chuyên môn thực tế, chàng thanh niên 22 tuổi quyết định cùng hai người nữa tạo thành một nhóm ‘các nhà khám phá’ và đi về phía tây nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ.
Parrado không biết rằng mình đã đi đến một trong những đỉnh cao nhất của dãy Andes, nơi đây cao đến 5,2 km và ông lấy tên cha ông là Seler để đặt cho ngọn núi này. Với niềm tin và cảm hứng mãnh liệt vào người cha, chàng trai đã vượt qua những ngọn núi nguy hiểm nhất để gặp được một người nông dân Chile.
Chỉ còn 16 người sống sót vào ngày 72 khi một chiếc trực thăng của chính quyền Chile đến nơi để cứu hộ.
Ngay lập tức vào sáng 22/12, ba nhà thám hiểm được đưa vào ngôi nhà nhỏ của người nông dân, chính quyền địa phương lập tức cho trực thăng bay đến ngay địa điểm xảy ra tai nạn. Phần lớn những người sống sót được xuất viện chỉ sau một ngày, dù ở trên núi tuyết nhưng họ không bị suy dinh dưỡng.
Lấy lý do tồn tại để ăn xác đồng đội có lẽ không được nhân đạo, nhưng những người may mắn sống sót sau tai nạn máy bay đã được sống thêm một mạng nữa nhờ bạn bè và người thân xấu số của mình.
Ông Parrado sau 45 năm xảy ra biến cố, đã trở thành một con người lạc quan và không muốn chìm đắm trong nỗi buồn của những câu chuyện cũ.
Giờ đây, ông Parrado đã 67 tuổi, sống quá nửa đời người và chứng kiến được nhiều chuyện đau thương. Nhưng việc phải ăn thi thể của tổ bay và những người bạn của mình quả thật là một nỗi ám ảnh mà ông sẽ không bao giờ quên được.
Sống theo đúng lý tưởng mà người cha đã dạy, ông Parrado không muốn nhắc lại chuyện cũ để cả đời chìm trong sự dằn vặt hay đau khổ. Suốt nhiều năm sau biến cố, Parrado đã giúp đỡ những người trong chuyến bay định mệnh để vượt qua dư chấn tâm lý.
Vụ tai nạn máy bay năm 1972 gây ấn tượng mạnh không chỉ bởi số người chết lớn, mà còn bởi câu chuyện 72 ngày chống chọi với cái chết. Parrado là tác giả của hai cuốn sách viết về chuỗi ngày ác mộng trên dãy Andes và câu chuyện của ông đã được dựng thành phim tài liệu ăn khách.
>> Xem thêm: Sống sót trong vụ rơi máy bay chở đội bóng Brazil nhờ tư thế bào thai