Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống "nhà ngoại giao" trong công ty?

NGỌC HÀ - Ngày 23/01/2024 06:34 AM (GMT+7)

“Hiện tại thu nhập của nghề mình dao động từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng, tùy thâm niên từng cá nhân. Mình nghĩ con số này không phải thấp giữa bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện tại”, anh Tuyến cho biết.

Nhiều người có suy nghĩ ngành truyền thông chỉ gói gọn trong việc làm báo hoặc quảng cáo. Song thực tế ngành này khá rộng và được phân thành nhiều nhóm, như: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, truyền thông đa phương tiện và nghiên cứu truyền thông.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 1

Trong đó, không thể không nhắc đến nghề truyền thông nội bộ - một nhánh của truyền thông doanh nghiệp (thuộc nhóm Truyền thông thực hành). Đây công việc có đặc thù và mức lương hấp dẫn lao động trẻ, với chức năng truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, các phòng ban, các cấp trong một tổ chức, doanh nghiệp. Có thể hiểu nghề này là những bước xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng công ty.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 2

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 3

Vân Anh (SN 1996, Nam Định), tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) liền xin vào một tòa soạn báo để trở thành phóng viên – đúng với ước mơ ngày nhỏ. Cô nàng đã có những tháng ngày tuổi trẻ “cháy” với đam mê, ngày nào cũng đi tác nghiệp ngoài đường không quản mưa nắng, thậm chí không đặt nặng chuyện thu nhập nhiều hay ít.

Song vì một số lý do, cô gái trẻ đã thay đổi công việc để thử sức ở một lĩnh vực khác. “Hiện tại, mình là nhân viên truyền thông nội bộ cho một doanh nghiệp. Và ở công việc này mình vẫn có thể thỏa sức với nghiệp viết lách và sáng tạo mọi thứ.

Vì thế mình thường giải thích với bạn bè rằng truyền thông doanh nghiệp cốt lõi vẫn cần một người có khả năng viết tốt. Nhưng như vậy là chưa đủ, mình cần phải hiểu tất cả về doanh nghiệp như dịch vụ, sản phẩm, các đối tác…

Khi hiểu rõ và hiểu kỹ, mình mới viết chuẩn xác, tiếp đó là viết hay, sáng tạo và có thể tiếp cận được với nhiều độc giả. Đặc biệt nghề này khác với việc làm báo ở chỗ không chỉ viết cho một kênh báo chí mà bài viết của mình phải linh hoạt theo đổi theo phong cách của các báo khác nhau”, cô gái sinh năm 1996 tâm sự.

Khi được hỏi liệu có sẵn kinh nghiệm làm báo rồi thì cơ hội đậu phỏng vấn vị trí nhân viên truyền thông có cao không, cô gái cho biết đúng là nghề này cần ứng viên có nghiệp vụ báo chí và truyền thông, có kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp nhưng như vậy chưa đủ.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 4

Hiện tại, thị trường cạnh tranh cao, ngoài kỹ năng cơ bản, ứng viên (đặc biệt là gen Z) còn có thêm nhiều kỹ năng đa dạng khác nên nếu chỉ có nghiệp vụ báo chí trong tay là… rất bình thường. Công việc đòi hỏi bạn phải có khả năng đa nhiệm, có tư duy sáng tạo, kỹ năng lập kế hoạch, khả năng làm việc nhóm, xây dựng và duy trì mối quan hệ...

Truyền thông hiện đại không chỉ thể hiện nội dung bằng chữ mà bằng cả hình ảnh nên người làm truyền thông nên trang bị cả kỹ năng thiết kế cơ bản, có thể quay dựng video (đơn giản),… Những ai có đủ kỹ năng, kinh nghiệm cộng thêm một số tài lẻ nữa (dẫn chương trình, ca hát...) thì tỉ lệ đậu phỏng vấn mới cao.

Một số bạn đồng môn hỏi mình liệu có khó xin vào làm truyền thông doanh nghiệp hay không? Mình thường chia sẻ là những ai tay ngang sẽ cần phải trau dồi thêm nhiều kiến thức hơn”, cô gái gen Z cho biết.

Mặc dù “thạo” nghề viết nhưng ban đầu vào công ty, Vân Anh gặp khá nhiều khó khăn liên quan đến mảng giấy tờ, tài liệu yêu cầu độ chính xác lên tới từng chi tiết. Cô bảo nếu trước kia làm báo chỉ đơn thuần là thu nhập thông tin, đưa tin chính xác và nhanh nhất có thể thì giờ bản thân phải đảm trách nhiều đầu việc khác ngoài viết lách như tìm hiểu về dịch vụ, sản phẩm của công ty, thông điệp truyền tải phù hợp với từng đối tượng khác nhau, văn hóa, sứ mệnh của doanh nghiệp... Thời điểm đó cô khá ngợp, từng có lúc nghĩ mình chưa thực sự phù hợp với công việc này.  

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 5

"Song nhờ nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, mình đã tự tin hơn. Các anh chị cũng hỗ trợ và chỉ dạy mình nhiệt tình, có chỗ nào mình không hiểu – không biết tìm tài liệu là sẵn sàng xắn tay áo làm cùng. Mình dần học được cách yêu cái nghề “làm dâu trăm họ” này”, Vân Anh chia sẻ.

Nhớ về những ngày đầu đi làm, Vân Anh nói: “Thời gian làm báo, mình không ít lần tự thấy áp lực vì công việc. Mình đã từng sợ nghe tiếng thông báo điện thoại nhắc nhở bài vở từ sếp. Thế nhưng, tuổi trẻ mà, mình vẫn chọn “cháy hết mình với đam mê”.

Sau này, khi nhìn lại, mình thấy biết ơn khoảng thời gian đó. Vì nhờ có những trải nghiệm, áp lực đó mình mới có thể vững vàng hơn trong nghề truyền thông”.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 6

Anh Tuyến (SN 1992, Hà Nội) – người có gần chục năm kinh nghiệm trong nghề cho biết nếu so sánh trên thị trường lao động, truyền thông doanh nghiệp có thể được coi là lĩnh vực khá hấp dẫn do đặc thù phục vụ doanh nghiệp, công ty nên phạm vi công việc rộng. Nó thường được chia thành truyền thông đối ngoại và truyền thông nội bộ.

Mình hiện làm ở vị trí truyền thông nội bộ cho một tập đoàn xây dựng, phụ trách truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, các phòng ban, các cấp. Nói nôm na, mình và đồng nghiệp đảm trách việc xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng công ty.

Công việc này không quá phức tạp nhưng cần phải chỉn chu từng chi tiết để nhân viên hiểu rõ về doanh nghiệp, về mục tiêu, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp,... và từ đó gắn bó với doanh nghiệp hơn”, anh Tuyến nói.

Sau thời gian dài gắn bó với công ty, anh Tuyến khẳng định môi trường làm việc tại công ty của anh rất tốt và thuận lợi. Vì đó là lĩnh vực công việc khác biệt trong công ty nên luôn có xu hướng và vai trò kết nối cao. Nhờ đó anh có rất nhiều đồng nghiệp thân thiết ở mọi phòng ban. Anh thú nhận bản thân giống như “nhà ngoại giao” khi ai cũng quen, ai cũng biết và đều vui vẻ khi gặp gỡ.

Ngoài ra, mình còn có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân, nâng cao nghiệp vụ truyền thông. Ví dụ nghề này thường xuyên phải đổi mới và cập nhật xu thế nên mình có khá nhiều cơ hội để học hỏi, thậm chí luôn được "quyền" làm mới hoặc làm khác, không bị rập khuôn.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 7

Cơ hội này còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhưng thông thường những người thiên hướng về truyền thông đối ngoại sẽ có cơ hội thăng tiến rõ hơn, có thể từ nhân viên lên trưởng nhóm, trưởng phòng, thậm chí là giám đốc với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Còn truyền thông nội bộ như mình cần gắn với công việc Phát triển văn hóa doanh nghiệp”, anh Tuyến tâm sự.

Nhắc đến thu nhập của nghề, anh thẳng thắn cho biết so với cùng các vị trí công việc khác ngồi văn phòng thì có thể nói thu nhập của nghề này khá cao. Như cùng là vị trí giám đốc hoặc trưởng nhóm nhưng với lĩnh vực truyền thông lương có phần nhỉnh hơn so với lĩnh vực đảm trách nguồn nhân lực.

Hiện tại thu nhập của nghề mình dao động từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng, tùy thâm niên từng cá nhân. Mình nghĩ con số này không phải thấp giữa bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện tại”, anh nói.

Anh Tuyến cũng chia sẻ những yếu tố khác cần phải nắm nếu muốn theo đuổi nghề truyền thông doanh nghiệp. “Từ kinh nghiệm cá nhân, mình thấy, ngoài các tiêu chí bắt buộc như nghiệp vụ báo chí và truyền thông thì những yếu tố khác cũng rất quan trọng. Theo đó, người làm truyền thông doanh nghiệp cần phải hiểu rất kỹ về doanh nghiệp của mình (quy mô; lĩnh vực hoạt động; bộ giá trị cốt lõi – tầm nhìn sứ mệnh; văn hóa doanh nghiệp đang hướng tới; thói quen mang tính hệ thống của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp…).

Với truyền thông nội bộ thì lại cần có kỹ năng ngoại giao nội bộ; kỹ năng tập hợp thu hút quần chúng vào các hoạt động; kỹ năng tổ chức sự kiện...”, anh nói.

Nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp làm công việc gì? Vì sao nói họ giống amp;#34;nhà ngoại giaoamp;#34; trong công ty? - 8

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề

Tin hay đừng bỏ lỡ