Đó là xóm trọ của những bệnh nhân ung thư nghèo ở khu vực gần BV K Cơ sở Tân Triều, khi hàng ngày họ phải cố gáng bấu víu, dựa vào nhau để sống, chống chọi lại với căn bệnh tử thần.
Có mặt tại khu trọ đặc biệt này từ 2 giờ chiều, chúng tôi đi từng khu nhà trọ, chia sẻ với từng bệnh nhân, tại đây mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, là một số phận nghiệt ngã khác nhau, nhưng họ đều chung một thứ đó là mắc bệnh ung thư.
Tại khu trọ nhà bà Hát, những người bệnh ở đây ai cũng chít trên đầu một chiếc khăn tam giác hoặc đội mũ lưỡi trai, còn những người có mái tóc tém hoặc ngang vai thì đều là tóc giả. Không cần giải thích chắc ai cũng biết, đó là hệ quả của những đợt truyền hóa chất dài ngày, nhưng không chỉ đầu trọc không thôi, mà nhiều bệnh nhân bên trong họ đã mất đi vĩnh viễn một phần cơ thể.
Đa số những người bệnh ở đây, ban ngày họ quây quần, vui vẻ bên nhau để sẻ chia về bệnh tật, sẻ chia về những câu chuyện trong cuộc sống, nhưng mỗi khi đêm về, ánh đèn sập xuống là họ lại phải gồng mình gánh chịu những cơn đau trong cơ thể.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại xóm trọ được coi là “thiếu lâm tự” ở Hà Nội:
Người bệnh và người nhà bệnh nhân trở về sau một buổi truyền hóa chất trong bệnh viện.
Điểm dừng chân của họ là những xóm trọ đối diện cổng Bệnh viện K Cơ sở Tân Triều.
Người đầu bạc đi chăm kẻ đầu xanh.
Con dâu phải gách lại mọi công việc ở quê để ra chăm mẹ chồng mắc bệnh ung thư.
Tuy còn rất trẻ (17 tuổi) nhưng do 'vợ dại, con thơ' nên chàng thanh niên này phải một mình xuống để phẫu thuật cắt khối u.
Một bệnh nhân ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên đang điều trị, nhưng chết lặng khi người nhà thông báo có người chú ruột bị tai biến mạch máu não.
Còn đây là trường hợp bệnh nhân ở Điện Biên, bị ung thư vú đã di căn.
Vợ chồng già đưa nhau từ Vĩnh Phúc xuống để khám và điều trị.
Những người thân nấu ăn đợi người bệnh đi điều trị về là có bát cơm, canh nóng hổi.
Những người bệnh chưa đến lượt vào truyền hóa chất, ở nhà họ quây quần bên nhau chia sẻ mọi câu chuyện như những người thân trong gia đình.
Ông Lê Anh Quyết, Tổ trưởng Tổ dân số 15 - Phường Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội cho biết, cả tổ dân số có khoàng hơn 30 người có nhà trọ cho thuê, mỗi ngày có khoàng 150 người mới đến đăng ký ở, đa số là các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mắc bệnh ung thư.