Nữ điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến ở TP.HCM: Lâu rồi không trang điểm, soi gương

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/07/2021 22:30 PM (GMT+7)

Khi dịch bùng phát ở TP.HCM, chị Thủy Nguyên xung phong vào tâm dịch, để lại sau lưng tất cả, chỉ mong cùng các đồng nghiệp chăm sóc, cứu sống được các bệnh nhân COVID-19.

Điều dưỡng Võ Thị Thủy Nguyên (40 tuổi, đang công tác ở Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM) xung phong vào Bệnh viện Dã chiến số 8 (TP.HCM) để chăm sóc các bệnh nhân COVID-19 từ khi các ca bệnh ở thành phố bắt đầu gia tăng.

Chị Nguyên chia sẻ, trước khi vào tâm dịch, chị biết sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhưng chị luôn sẵn sàng. “Nếu có thể góp sức mình mà giúp nhiều bệnh nhân hồi phục lại được thì cũng hạnh phúc rồi. Thậm chí phải hy sinh, nhưng khi tổ quốc cần thì chúng ta xung kích vào tuyến đầu thôi”, nữ điều dưỡng bộc bạch.

Bước chân vào Bệnh viện Dã chiến số 8, chị Thủy Nguyên tự nhủ bản thân rằng: Đừng bao giờ đi chậm, bởi nếu không nhanh người bệnh chuyển nặng hơn. Khi đi các buồng bệnh, có bệnh nhân mới nhập viện, đòi hỏi đủ thứ, điều dưỡng Thủy Nguyên cùng các nhân viên y tế khác lại sẵn sàng nhường quạt điện hay phần ăn của mình cho bệnh nhân dùng trước. Bởi các nhân viên y tế như chị Nguyên không muốn tâm lý của bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Điều dưỡng Nguyên thường xuyên kết nối, chia sẻ với người bệnh. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Điều dưỡng Nguyên thường xuyên kết nối, chia sẻ với người bệnh. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Tại bệnh viện dã chiến, việc trực chiến là không ngừng nghỉ, vì thế ngay cả khi ăn, khi ngủ cũng phải tranh thủ từng chút thời gian. Nữ điều dưỡng không còn nhớ là đã bao ngày chị không soi gương, không trang điểm. Mỗi ngày, khi vừa ăn xong bữa ăn lấy sức, có khi đang nằm thiếp đi được đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ là chị lại bật dậy đi ngay. 

Chị Nguyên cũng giống nữ bao nữ nhân viên y tế đã có gia đình khác, khi xa chồng con chị nhớ nhung vô cùng, nên càng phải tận tình chăm sóc bệnh nhân mong họ sớm khỏi, dịch bệnh sớm qua đi để về với gia đình.

Tuy nhiên, trong tình huống dịch kéo dài thì nhất quyết hết dịch chị mới rời xa khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiết kiệm từng phút giải lao ngắn ngủi, kết nối cuộc gọi về nhà nghe vài lời ấm áp từ chồng, con là thỏa nỗi nhớ rồi.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-07-21/bs1-1626864593-185-width600height400.jpg stylewidth: 600px; height: 400px; /

Nữ điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến ở TP.HCM: Lâu rồi không trang điểm, soi gương - 3

Nữ điều dưỡng tranh thủ nghỉ ngơi và gọi về với các con mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Trước khi vào bệnh viện và từng ngày, chị Nguyên luôn phải làm công tác tâm lý với hai đứa con gái nhỏ (9 tuổi và gần 14 tuổi). “Tất cả ông/bà nội; ông/bà ngoại đều ở xa, chồng lại tất bật công việc. Xác định đi điều trị bệnh nhân COVID-19 chưa biết khi nào về nên huấn luyện các con phải gánh vác việc gia đình. 

Tuổi nhỏ nhưng hãy có tư tưởng trưởng thành. Phải biết làm mọi cái như: Nấu ăn, chăm sóc lẫn nhau, đứa lớn chăm đứa bé, đứa bé đỡ đần khi chị lớn cực nhọc…”, điều dưỡng Nguyên tâm sự.

Khi biết xa mẹ, mẹ vào nơi gian khó, hai con nhỏ của chị Nguyên cũng lấn bấn, cứ níu lấy tay áo chị. Nhưng thấy mẹ phân tích kỹ, hãy sống vì mọi người, mỗi người hãy biết hy sinh vì cuộc chiến với đại dịch này thì các cháu cổ vũ mạnh mẽ. Ngày chị vào tâm dịch, chị chỉ nhắn nhủ ngắn gọn cho chồng, con luôn là: Anh và các con hãy cố gắng, khi nào hết dịch thì mới về.  

Khi xa gia đình, xa các con, chị Nguyên xem bệnh nhân trong này như người thân. Có những phút giây chớp nhoáng tranh thủ ngã lưng xuống giường xếp rồi đi thăm khám cho bệnh nhân. Họ dành cho mình ánh mắt đầy trân trọng, chính điều đó đã tiếp nên sức mạnh cho chị Nguyên và các nhân viên y tế nỗ lực hơn nữa cứu chữa người bệnh.

Lê Phương - Hà Văn Đạo

Tâm sự xúc động của mẹ đơn thân, để con gái ở nhà xung phong vào tâm dịch Bắc Giang
Dù đang một mình chăm sóc cô con gái nhỏ nhưng chị Thương vẫn xung phong đi vào tâm dịch vì theo chị, khi Tổ quốc cần, chị không thể đứng yên.

Những câu chuyện cảm động

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động