'Nữ quái' sống buông thả để trả thù thân phận 'con vợ lẽ'

Ngày 21/09/2014 19:50 PM (GMT+7)

Khi bắt giữ Hương “mắt lồi”, cơ quan điều tra hết sức ngạc nhiên bởi “nữ quái” này vốn xuất thân trong gia đình ai cũng chăm chỉ làm ăn.

Trước đây, cha Hương làm nghề nghề lái xe, mẹ kinh doanh buôn bán ngoài chợ, các anh chị đều có việc làm ổn định, kinh tế khá giả. Cả nhà ai cũng được đánh giá là lương thiện, chỉ có Hương bị liệt vào hạng “quái thai”. Nguyên nhân gì khiến “nữ quái” có cái tên rất đẹp Nguyễn Thị Huỳnh Hương (SN 1983, ngụ P.1, Q.3, TP.HCM) tha hóa như vậy?

Kết quả của cuộc tình ngoài luồng

Hương “mắt lồi” bị bắt vào tháng 12/2009. Số là, khi đang uống nước bên đường, ả phát hiện ra Nguyễn Việt Bảo (SN 1994, ngụ Q.3) – người ngồi bên cạnh có chiếc xe đạp điện liền giở thủ đoạn giả làm người thân để cưỡng đoạt tài sản. “Nữ quái” vờ hỏi nạn nhân: “Lâu rồi có gặp Vũ mập không? Tôi là chị của Vũ”. Tình cờ, Bảo có người bạn tên Vũ. Bắt được mối, Hương lập tức nói hôm nay là sinh nhật mình, mời Bảo đến nhà chơi. Tin lời “chị thằng bạn”, Bảo đã sập bẫy của “nữ quái”. Khi cả hai đến một con hẻm sâu, Hương “mắt lồi” hiện nguyên hình “nữ quái” nghiện ngập, khống lấy đi chiếc xe đạp điện của nạn nhân. Sau đó, Bảo đã viết đơn trình báo sự việc lên Công an Quận 3. Qua mô tả của người bị hại và thông tin theo dõi của các điều tra viên, Hương bị “tóm” ngay sau đó. Năm 2010, Hương bị tòa án Quận 3 xử gần 4 năm tù giam về tội cưỡng đoạt tài sản. Đồng thời, một sê-ri các vụ “ăn hàng” với kịch bản tương tự của ả cũng bị phanh phui.

#039;Nữ quái#039; sống buông thả để trả thù thân phận #039;con vợ lẽ#039; - 1

Hương “mắt lồi” bị dân chúng ghi hình khi đang “hành nghề”.

Từ thông tin của cơ quan công an, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã lần đến nhà “nữ quái mắt lồi” tại Phường 1 (Quận 3). Tiếp chúng tôi, bà Đinh Thị Linh (SN 1953, mẹ nuôi Hương - PV) cho biết: “Hương có một quá khứ không mấy êm đềm. Có lẽ vì tôi là mẹ nuôi, không mang nặng đẻ đau nên từ nhỏ nó đã không thèm nghe lời. Đến giờ, nhà tôi có 5 người con, đứa nào cũng ngoan ngoãn, có công việc ổn định, kinh tế khá giả. Còn mỗi mình Hương trái tính trái nết, chơi với toàn bạn bè xấu nên hư hỏng, khuyên thế nào cũng không được”. Bà nhớ lại, chuyện về Hương bắt đầu từ hơn 30 năm trước, từ khi cô chưa ra đời. Thuở ấy, gia đình bà rất êm ấm. Trong khi chồng đi lái xe thu nhập ổn định thì bà ở nhà bán hàng, chăm sóc các con. Nhưng thói đời bạc đen, con người hễ đầy đủ lại dễ sinh tật. “Tật” của chồng bà chính là thói trăng hoa.

Bà Linh nhớ lại: “Chồng tôi chạy theo người phụ nữ khác, tiền bạc làm ra đều lén lút tuồn hết cho cô ta. Khi tôi biết chuyện, ông ấy chuyển qua ở hẳn với người phụ nữ đó, mặc vợ, con van xin, khóc lóc. Nhiều người bảo tôi hiền thế, sao không kéo anh em đến đánh cho kẻ phá hoại gia đình một trận hoặc ly dị cho đỡ khổ. Song tôi nghĩ đánh người ta, mình cũng chẳng giành lại được chồng. Còn ly dị, các con sẽ là người bị tổn thương nhiều nhất”.

Vậy là bỏ qua nỗi đau bị phản bội, bà lao vào kinh doanh, buôn bán kiếm tiền bù đắp cho các con. Nhờ trời thương, việc làm ăn của bà tốt dần lên, con cái đều ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ. Khi cuộc sống dần ổn định trở lại thì người chồng bạc tình bỗng xuất hiện với đứa bé mới 2 tháng tuổi đỏ hỏn trên tay. “Ông ấy bảo, cuộc sống riêng không hạnh phúc. Sau nhiều lần cãi lộn, người tình đã bỏ đứa con mới 2 tháng tuổi đi biệt tích. Xót con, ông đành muối mặt bế đứa trẻ về nhờ vợ”, bà Linh kể.

Lời chồng nói làm bà Linh tan nát. Khi thấy đứa trẻ, ý nghĩ đầu tiên của bà là trả thù. Nhưng rồi lý trí, tấm lòng lương thiện và trên hết là tình yêu thương đã khiến bà suy nghĩ lại. Bà đã đón nhận con “tình địch” về chăm sóc, yêu thương như chính con ruột của mình. Đứa trẻ đỏ hỏn khi đó chính là Hương “mắt lồi”. Bà Linh kể, từ ngày về gia đình, bà thương Hương như con đẻ. Các con của bà cũng thương yêu, bảo vệ Hương hết mực. Trong gia đình, chẳng ai nhắc, hay nói đúng hơn là không ai nhớ, để tâm đến những chuyện buồn trong quá khứ. Hương cũng không biết được quá khứ của mình. Ngày Hương đi học, chính bà là người bảo lãnh các giấy tờ cần thiết, xin nhập hộ khẩu vào nhà để cô bé có quyền lợi như mọi người. Cuộc sống gia đình đã bình yên hạnh phúc trở lại.

#039;Nữ quái#039; sống buông thả để trả thù thân phận #039;con vợ lẽ#039; - 2

Bà Đinh Thị Linh kể về đứa con gái hư hỏng.

Trượt ngã từ khi biết thân phận thật

Vẫn mong con quay về đường ngay nẻo thiện

Sau phiên tòa năm 2010, Hương “mắt lồi” bị “giam chân” tại trại giam số 2 (Hàm Tân, Phan Thiết). Dù gây ra bao ê chề cho gia đình nhưng bà Linh vẫn thương yêu Hương như con, thường xuyên thăm nom. “Gia đình không ai bỏ rơi Hương cả. Tháng nào, tôi cũng vào trại thăm nuôi, gửi tiền cho con, khi không đi được thì tôi nhờ người. Con sắp được mãn hạn tù, tôi vui lắm nhưng lòng vẫn không khỏi lo lắng. Chỉ sợ nó lại quay về cuộc sống tội lỗi ngày xưa”, bà Linh tâm sự.  

Sau ngày chồng và con riêng dọn về nhà sống chung, bà Linh và các con đều cố tránh nhắc đến chuyện quá khứ. “Nhưng chúng tôi cũng biết chuyện của Hương sẽ không giấu được mãi. Gia đình giữ bí mật thì hàng xóm hoặc người ngoài biết chuyện sẽ nói. Nghĩ thế nhưng tôi vẫn giấu vì sợ sự thật sẽ khiến Hương bị tổn thương”, bà kể. Điều người mẹ nhân hậu lo lắng rồi cũng đến. Ngày Hương vào lớp 1, cô bé đã nghe nhiều hàng xóm nói về quá khứ của mình. Người ta nói với Hương rằng, người cô gọi mẹ hiện tại chỉ là “mẹ ghẻ”, còn mẹ ruột là người chẳng ra gì, là kẻ đi phá hoại hạnh phúc của người khác. Lần nào con hỏi, bà Linh cũng giải thích người ta nói bậy. Nhưng dần dần, sự khác biệt về ngoại hình khiến Hương nhận ra những gì thiên hạ gièm pha mới là sự thật. Từ đó, Hương ít nói hẳn, tính tình trầm ngâm hơn, thậm chí khi bị la mắng cũng không cãi lại, chỉ im lặng bỏ đi.

Mọi chyện vỡ lở vào năm Hương học lớp 6. Một hôm, giáo viên chủ nhiệm gửi thông báo việc con gái thường xuyên bỏ học khiến bà Linh tá hỏa. Khi bị phát hiện, Hương nói thẳng vì chán học nên suốt thời gian qua đã bỏ đi chơi game cùng bạn bè. Sau khi bà Linh tiến hành “cưỡng chế”, Hương cũng ấm ức trở lại trường. Nhưng chỉ được vài tuần, cô lại bỏ học. “Từ khi bỏ học, nó chơi toàn với đám du thủ du thực, đầu đường xó chợ. Chỉ một thời gian ngắn sau, nó nhập hội với đám côn đồ đường phố, trộm cắp tài sản của người đi đường. Tháng 4/2004, Hương đã bị công an bắt vì tham gia vào một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó bị xử 10 tháng tù giam. Mãn hạn tù, gia đình tôi đã cấm cửa nó không cho ra ngoài, đặc biệt cách ly với nhóm bạn bè xấu. Vài tháng quan sát thấy Hương đã biết ăn năn hối cải, tôi mua xe, xin cho nó vào một số công ty, cơ sở kinh doanh làm việc. Nhưng đến nơi nào, Hương cũng chỉ làm được vài tuần, bảo không phù hợp rồi bỏ ngang, về nhà giam mình trong phòng”, bà Linh kể.

Vì nghĩ con gặp khó khăn trong việc hòa nhập trở lại, bà Linh không trách móc. Trái lại, người mẹ thương con còn hết lòng chăm bẵm, tẩm bổ cho Hương. Đến một ngày, bà nghe hàng xóm “rỉ tai” rằng Hương đêm nào cũng ném quần áo (anh Hương buôn bán quần áo – PV) xuống đường cho đồng bọn, sau đó trèo cửa đi chơi tới gần sáng lại trèo vào nhà thì bà mới ngã ngửa. Thì ra thời gian qua, gia đình bà thường xuyên mất trộm vặt, hàng hóa hao hụt, tất cả đều do đứa con gái “trời đánh”.

Bị phát hiện, Hương không giam mình ở nhà như trước mà công khai đi bụi với đám thanh niên bất hảo. Thỉnh thoảng đói ăn, mệt mỏi, ả mới ghé về nhà “dưỡng sức”, vài hôm lại đi tiếp. Bà Linh buồn bã nhớ lại: “Không chỉ người ngoài sợ, chính gia đình cũng phải đề phòng Hương hết sức. Tiền bạc, đồ đạc giá trị đều phải cất kỹ, nếu không sẽ “bốc hơi” bất cứ lúc nào. Những khi Hương về nhà, mọi người ai nấy đều mất ăn, mất ngủ”.

Theo Hương Trà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An ninh hình sự