Nữ quán quân Olympia 8 năm mới có 1 lần: "F5 tính cách và ngoại hình để đi du học"

Ngày 04/02/2022 10:08 AM (GMT+7)

Hai năm trôi qua kể từ ngày bước lên đỉnh vinh quang “Đường lên đỉnh Olympia”, Nguyễn Thị Thu Hằng (cựu học sinh trường THPT Kim sơn A, Ninh Bình) vẫn liên tục được nhắc đến với những thành tích nổi bật.

Cô nàng hiện là sinh viên của một trường đại học quốc tế, vừa được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa…

Nhắc đến nữ quán quân Olympia “8 năm mới có một lần” Thu Hằng người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một cô gái nhiều năng lượng, nhanh nhạy và dứt khoát. Cùng trò chuyện với Thu Hằng, nghe cô nàng chia sẻ nhiều hơn về những trải nghiệm quý giá trong một năm vừa qua.

img src/upload/1-2022/images/2022-02-04/1643937554-4a0d028aadfa11e33e11d2628fc7b234.jpg width660 /

Thu Hằng trải qua năm sinh viên đầu tiên tại ngôi trường đại học quốc tế như thế nào? Bạn có bỡ ngỡ khi thích nghi với môi trường mới?

Được trải nghiệm học tập tại một ngôi trường đại học quốc tế như Đại học Swinburne (Việt Nam) là kỷ niệm rất đáng nhớ với mình. Dù khoảng thời gian học tập của mình ở đây không quá dài nhưng đủ để mình cảm nhận phong cách làm việc mới lạ cũng như quen biết nhiều thêm những người bạn mới.

Thú thực, mình đã khá chật vật để thích nghi trong những tuần học đầu bởi trước đó, mình chưa quen với việc giao tiếp, học tập, đọc tài liệu toàn bộ bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, mình đã sớm bắt kịp với nhịp độ học tập nơi đây. Hy vọng những kiến thức, trải nghiệm thực tế này sẽ giúp mình phần nào bớt bỡ ngỡ khi học tại Đại học Swinburne cơ sở Úc.

Bạn bè và thầy cô có nhận ra Thu Hằng là quán quân Olympia 2020 và bạn có bị áp lực với danh hiệu ấy?

Thực ra, hầu hết thời gian qua chúng mình học online, chưa có cơ hội giao lưu trực tiếp. Tuy nhiên, qua nói chuyện trực tuyến, mình biết là mọi người nhận ra mình.

Mình hơi áp lực một chút, nhất là trong những tuần đầu khi bị “chệch nhịp” với phong cách học mới và phải nhận về một số kết quả học tập không cao. Nhưng mình không quá ngại, quan điểm của mình là: Học là cơ hội trải nghiệm, phải có sai sót mới biết cách sửa chữa.

Nữ quán quân Olympia 8 năm mới có 1 lần: amp;#34;F5 tính cách và ngoại hình để đi du họcamp;#34; - 2

Dù bị hạn chế nhiều bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng Thu Hằng vẫn có một năm hoạt động sối nổi. Thử tổng kết những gì mình đã làm được trong năm qua nhé?

Trong năm qua, có một vài điều khiến mình cảm thấy hài lòng. Thứ nhất, mình đã chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam sau hơn một năm phấn đấu và rèn luyện. Được trở thành Đảng viên là điều mình tự hào nhất trong năm vừa rồi.

Thứ hai, mình đã cùng nhà trường thành lập câu lạc bộ Sao khuê Kim Sơn A và tổ chức cuộc thi Sao Khuê để tìm đại diện thi “Đường lên đỉnh Olympia” trong năm sắp tới cho nhà trường.

Ngoài ra, mình có cơ hội được tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội như đi tình nguyện hoặc đi phát quà cho trẻ em nghèo nhân dịp Trung thu.

Ngược lại, điều gì Thu Hằng cảm thấy nuối tiếc vì chưa làm được?

Điều mình tiếc nuối nhất là do dịch bệnh nên các hoạt động trong câu lạc bộ Sao Khuê bị hạn chế. Mục đích ban đầu là tổ chức rộng rãi để nhiều bạn học sinh có cơ hội thử sức tuy nhiên, lại bị hoãn thi vì dịch bệnh bùng phát trở lại.

Mình cũng chưa được trải nghiệm môi trường đại học một cách thực tế nhất, thậm chí mình còn chưa có cơ hội đến tham quan tận nơi ngôi trường Đại học Swinburne Việt Nam. Mặc dù vậy, cuộc sống sinh viên online cũng cho mình phần nào được “nếm mùi” chạy deadlines cũng như phải hoạt động nhóm một cách hiệu quả nhất.

img src/upload/1-2022/images/2022-02-04/1643937555-a56bd55a4a4f98708af46ea21cdb09b8.jpg width660 /

Thời gian này, Thu Hằng đang bảo lưu việc học để học các kỹ năng khác, chuẩn bị cho việc sang Úc du học sắp tới đúng không?

Đúng vậy!

Mình có gần 2 tháng học tập và trải nghiệm tại Đại học Swinburne Việt Nam. Tuy nhiên, vì cần hoàn tất một số thủ tục để đi du học nên mình quyết định tạm bảo lưu việc học ở đây.

Được biết, Thu Hằng rất đam mê làm Youtube. Ngoài việc theo học và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, bạn có dự định trở thành một Youtuber chuyên nghiệp?

Riêng việc này thì mình chưa dám nói trước. Đối với mình, việc dựng clip và đăng tải lên Youtube hoặc Tiktok là sở thích hơn là một một nghề tay trái. Mình chỉ hy vọng kỹ năng dựng video học hỏi được thời gian qua sẽ giúp ích phần nào cho việc học sau này của mình. Còn cụ thể phát triển thế nào thì mình chưa dám chắc.

Theo dõi trang cá nhân của Thu Hằng, có thể thấy, 2 năm qua bạn đang F5 bản thân cả về tính cách lẫn ngoại hình?

Chính xác đó.

Về phần tính cách thì trước đó mình khá trẻ con nhưng sau khi thi Olympia, mình có thêm nhiều trải nghiệm và trở nên trưởng thành hơn. Việc tiếp xúc với các anh chị, bạn bè giỏi giang khắp cả nước giúp mình chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động. Và nhờ có những bình luận nhận xét của khán giả, mình có cơ hội nhìn nhận lại bản thân để thay đổi tích cực hơn.

Còn về ngoại hình, mình muốn làm mới bản thân. Trước đó, mình khá nerdy (kiểu mọt sách, chăm học…). Giờ đây, mình muốn thay đổi để phù hợp hơn, nhất là chuẩn bị cho việc học về kinh doanh - một ngành sẽ đòi hỏi ở mức độ nào đó về độ ưa nhìn trong ngoại hình.

Nữ quán quân Olympia 8 năm mới có 1 lần: amp;#34;F5 tính cách và ngoại hình để đi du họcamp;#34; - 4

Thu Hằng từng chia sẻ, sau khi đăng quang Olympia, bình luận tiêu cực khiến bạn buồn nhất là: “Nếu xinh thì đã không bị chửi”. Đó có phải là lý do bạn quan tâm nhiều hơn đến nhan sắc?

Cũng không hẳn. Mình là con gái, vốn dĩ vẫn và sẽ luôn quan tâm đến việc làm đẹp.

Thời gian qua, Hoàng Khánh – quán quân Olympia 2021 và một vài cựu thí sinh Olympia đã lên tiếng về việc cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những ý kiến bình luận tiêu cực của dân mạng. Là người từng trải, Hằng đánh giá sự việc này thế nào?

Mình hoàn toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. Vốn dĩ, “Đường lên đỉnh Olympia” là một gameshow thế nên, việc mọi người bàn luận ngoài lề là không thể tránh khỏi. Vậy nên, mình khá thoải mái về vấn đề này. Mình sẽ không tranh cãi hay phát ngôn gì về bình luận của mọi người.

Từng trải qua những việc tương tự như Hoàng Khánh, mình hy vọng khán giả sẽ hạn chế những lời quá gay gắt bởi, độ tuổi 16-17 rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng tâm lý. Mình biết rất nhiều bạn từng phải khóa Facebook, hủy theo dõi Olympia chỉ vì nhận được những ý kiến trái chiều.

Còn cá nhân mình, mình may mắn có gia đình, thầy cô bên cạnh động viên. Vậy nên, mình không lựa chọn cách tranh cãi hay né tránh, mà chứng minh mình đã thay đổi tích cực hơn thông qua những hành động cụ thể và những thành tích cụ thể trong tương lai.

img src/upload/1-2022/images/2022-02-04/1643937556-5a8f82c8439136bb83e593f69419cb3d.jpg width660 /

Vẫn là một đề tài rất cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng, chuyện quán quân Olympia nên hay không nên về nước làm việc. Quan điểm và lựa chọn của Hằng về vấn đề này thế nào?

Quan điểm của mình vẫn giống như những lần chia sẻ trước đó. Việc quay trở về hay không phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Theo như mình được biết, hầu hết các anh chị quán quân đều học các ngành thiên về kĩ thuật, công nghệ nên để phục vụ việc nghiên cứu, làm việc thì cơ sở vật chất cũng như một số yếu tố khác sẽ phù hợp hơn khi tiếp tục ở lại Úc.

Còn mình chọn học Kinh doanh, ngành này sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố xã hội nên mình ưu tiên quay về và khởi nghiệp tại Việt Nam sau khi tích lũy đủ những tinh hoa từ nước bạn.

Một số cựu thí sinh Olympia từng rất bức xúc trước câu nói: “Olympia là cuộc thi tìm ra nhân tài cho nước Úc”. Riêng bạn thì sao?

Là một thí sinh bước ra từ chương trình, mình tin, không chỉ mình mà các bạn thí sinh khác đều đến với Olympia bằng niềm khao khát học hỏi và trau dồi tri thức. Mình chưa thấy ai tuyên bố thi Olympia vì suất học bổng cả. Vốn dĩ, nếu muốn đi du học Úc, các bạn có nhiều cách dễ dàng hơn là “ném” mình vào một cuộc thi khốc liệt như thế này.

Hơn nữa, suất du học Úc cũng chỉ là một trong số những phần thưởng từ chương trình. Chúng mình không nhất thiết sẽ đi Úc (ví dụ như Hoàng Khánh - quán quân O21 đang không có ý định nhận suất học bổng này). Tuy nhiên, mình cũng giống như các anh chị quán quân trước, vẫn sẽ lựa chọn sang Úc du học bởi, đây là cơ hội quý giá để được trải nghiệm môi trường học tập cũng như thử sức với một cuộc sống khác biệt lớn về văn hóa so với tại quê nhà.

Nữ quán quân Olympia 8 năm mới có 1 lần: amp;#34;F5 tính cách và ngoại hình để đi du họcamp;#34; - 6

Hầu hết các quán quân Olympia đều thành công. Nhân vật nào khiến Hằng ngưỡng mộ nhất?

Nói thật, các anh chị cựu quán quân rất kín tiếng, đặc biệt là các anh chị vô địch từ Olympia năm thứ 10 trở về trước, nên mình không biết quá nhiều thông tin. Còn các anh chị quán quân những năm gần đây thì hầu hết mọi người vẫn còn đang học đại học hoặc các bậc học cao hơn.

Cá nhân mình thấy tất cả các anh chị quán quân đều rất giỏi và có nhiều điểm đáng để noi gương. Mình sẽ cố gắng liên hệ và học hỏi thêm từ các anh chị ấy trong tương lai.

Một điều Hằng muốn làm nhất trong Tết này?

Mình mong được bên gia đình, người thân và bạn bè để tận hưởng không khí Tết trước khi rời xa mọi người lên đường đi du học. Dịch bệnh có thể còn phức tạp và việc đi lại khó khăn trong một vài năm tới, rất khó để về quê ăn Tết thường xuyên nên mình muốn trân trọng cơ hội hiếm hoi này.

Chân thành cảm ơn những chia sẻ của Thu Hằng!

                          Quán quân Olympia đầu tiên của Hà Nội: Mệnh danh ông tổ rửa bát, thành tích học tập khủng
Hiện Phan Minh Đức đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Lỹ thuật Swinburne (Australia).

Đường lên đỉnh Olympia

Theo Hạ Nhiên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục