Một nữ sinh Bắc Giang đã bị chủ cửa hàng quần áo đánh tới tấp khi phát hiện ra nữ sinh này có ý định ăn cắp nhưng không thành.
Một đoạn clip dài hơn 4 phút quay lại cảnh nữ sinh ăn cắp bị chủ cửa hàng đánh tới tấp, thậm chí đòi lột quần giữa chợ được chia sẻ trên nhiều diễn đàn, thu hút sự chú ý và tranh luận của cư dân mạng.
Trong đoạn clip này, chủ cửa hàng quần áo phát hiện ra nữ sinh mặc áo đen có hành vi ăn cắp đã vô cùng tức giận. Ngay sau đó, người này liên tục tát, giật tóc, thậm chí còn dọa bắt cô gái lột đồ ra ngay giữa chợ.
Đến khi nữ sinh này muốn trả tiền quần thì chủ cửa hàng bắt phải mua với giá 500 nghìn đồng. Nữ sinh này tỏ ra khiếp sợ, van xin, trong ví chỉ có 130 nghìn đồng, nữ sinh bị giữ lại chứng minh thư.
Theo thông tin được chia sẻ, vụ việc này xảy ra tại khu chợ bên ngoài cổng trường Trung cấp Y Dược thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Sau khi xem clip này, nhiều người tỏ ra bức xúc với hành động trộm cắp của cô gái. Bạn có nickname Hoang Lan cho biết: "Ghét nhất là cái thể loại ăn cắp , ăn trộm... đánh là đáng!".
Một bạn khác cho rằng: "Công sức người ta làm ra mà chỉ nghĩ đến việc cướp đi của người khác. Thế là còn quá nhẹ. Có gan ăn cắp có gan chịu đòn".
"Công nhận là bên cửa hàng quá đáng quá, nhưng lỗi đầu tiên vẫn là của bạn kia chứ. Đã có gan ăn cắp thì chắc chắn không phải lần 1 lần 2".
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với cách xử lý của người chủ, đặc biệt là khi chị ta lục túi và lấy chứng minh thư của nữ sinh nhằm để bêu rếu.
'Chỉ vì một cái quần có cần thiết phải làm nhục người khác như thế không? Ăn cắp là không đúng, nhưng tội làm nhục người khác thì còn nặng hơn. Có nhiều cách để xử lý, tại sao lại chọn cách này', một cư dân mạng bày tỏ quan điểm.
Thành viên Chippi chia sẻ suy nghĩ: "Thật sự khi đọc những bài thế này đầu tiền thấy tức giận, còn sau đó thấy buồn. Và càng xót hơn khi đọc những bình luận như “đánh là đúng…” “đánh là đáng…”. Các bạn có hiểu việc đánh và làm nhục người khác làm phạm pháp hay không? Chẳng có pháp luật nào cho bạn cái quyền đánh và làm nhục dù đó là tội phạm".
Trao đổi về hành vi chủ cửa hàng quần áo này, luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật hợp danh Đông Nam Á, cho biết, khi phát hiện ra người có hành vi trộm cắp, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được đánh mà phải báo cơ quan chức năng có biên pháp xử lý theo đúng pháp luật.
Trong trường hợp này, khi phát hiện người có hành vi trộm cắp, người chủ cửa hàng đánh, sỉ nhục, hành hạ người trộm cắp, luật sư Thuật phân tích, chủ cửa hành này có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ có thể truy cứu vào hai tội danh: Cố ý gây thương tích, thương tật theo Điều 104 của Bộ luật hình sự và tội Làm nhục theo Điều 121 Bộ luật hình sự.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |
em clip: