Thi đấu các môn thể thao ở Olympic là một việc cực kỳ căng thẳng và đầy áp lực, dù cho bạn rất nhiều kỹ năng và thuận lợi nhất. Nhưng một nữ vận động viên bơi lội của Trung Quốc mới đây đã thi đấu trong kỳ kinh nguyệt.
Fu Yuanhui là một trong những ngôi sao bơi lội của Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng mạng xã hội khi cô trả lời phỏng vấn một cách thành thật sau màn tranh tài với những biểu cảm thái quá của cô. Trong cuộc phỏng vấn, cô đề cập đến một đề tài cấm kỵ trong thể thao – kỳ kinh nguyệt của mình.
Trung Quốc đã bỏ lỡ một huy chương trong nội dung bơi lội nữ 4×100 mét tiếp sức hỗn hợp ngày 14/8, và chỉ về thứ tư. Sau cuộc thi, các đồng đội của cô gồm Lu Ying, Shi Jinglin và Zhu Menghui trả lời phóng viên báo chí, nhưng không ai thấy Fu Yuanhui đâu cả.
Cô đang giấu mình sau một tấm bảng, gập người lại vì đau. Phóng viên hỏi cô bằng tiếng Hoa rằng cô có ổn không, thì Yuanhui trả lời: “Tôi đã không bơi tốt lần này”, và xin lỗi các đồng đội. “Đó là vì tôi mới bắt đầu kỳ kinh nguyệt hôm qua, vì thế tôi cảm thấy cực kỳ mệt”.
Nữ vận động viên bơi lội Trung Quốc đã phá tan mọi điều cấm kỵ về vấn đề kinh nguyệt tại Olympic.
Khán giả Trung Quốc đã dùng mạng xã hội để thể hiện sự ủng hộ với nữ vận động viên này.
“Tôi thực sự ngưỡng mộ Yuanhui, vì đã bơi ngay cả trong kỳ kinh nguyệt – phụ nữ có thể bị ảnh hưởng trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là với cơn đau – cô ấy thấy có lỗi vì đã về thứ tư, nhưng chúng tôi vẫn tự hào về bạn”, người dùng tên Tao viết trên mạng xã hội Weibo.
Một trong những biểu cảm thái quá của Fu.
Trong khi đó, băng vệ sinh ít được biết đến ở Trung Quốc.
Câu trả lời của Fu cũng đã làm dấy lên trên mạng xã hội Trung Quốc các tranh luận về tampon (một loại băng vệ sinh nút cho phụ nữ) – vốn chưa được sử dụng rộng rãi ở quốc gia tỷ dân này. Theo một nghiên cứu trong ngành công nghiệp này, chỉ có 2% phụ nữ Trung Quốc sử dụng băng vệ sinh, so với 42% phụ nữ Hoa Kỳ đã sử dụng loại sản phẩm này.
“Người Trung Quốc có định kiến với băng vệ sinh – là một phụ nữ ngoài 30, tôi hoàn toàn không biết gì, đầy lo sợ về nó cho tới tận bây giờ”, người dùng mạng Weibo tên Dvingnew viết.
Và có rất nhiều khía cạnh văn hóa khác được đưa ra – một số phụ nữ Trung Quốc được nói nên tránh sử dụng băng vệ sinh vì nó sẽ làm họ mất sự trinh tiết, mặc dù các chuyên gia y tế đã chỉ ra hai việc này không liên quan đến nhau.
Fu Yuanhui giành huy chương đồng nội dung bơi ngửa 100 m nữ.
Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng tới thành tích thể thao?
Chủ đề tranh luận về kinh nguyệt "chắc chắn là cấm kỵ", Georgie Bruinvels, một nhà nghiên cứu khoa học thể thao nói với BBC. “Rất nhiều huấn luyện viên thể thao là đàn ông, và điều đó khiến những phụ nữ là huấn luyện viên không muốn nói: 'Tôi đang trong chu kỳ kinh nguyệt'.”
Bà Bruinvels đã khảo sát 1.800 vận động viên nữ trong một nghiên cứu với Nhóm Sức khỏe Vận động viên nữ – một dự án hợp tác giữa Đại học St Mary và trường Đại học London. “Hơn một nửa số vận động viên nữ tôi khảo sát nói họ cảm thấy chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng tới thành tích của họ”.
Dù chưa có đủ nghiên cứu về tác động của kỳ kinh nguyệt lên thể thao, nhưng một yếu tố tiềm ẩn mà bà đang nghiên cứu là tình trạng thiếu sắt. “Kinh nguyệt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu sắt ở các nước phát triển, nhưng rất nhiều phụ nữ không biết họ bị tình trạng đó”.
“Điều đó có thể tác động lên thời gian bạn tập luyện, và hàm lượng oxy tối đa mà một vận động viên cần có”, và bà đề nghị những vận động viên nữ nếu cảm thấy bị ảnh hưởng thì nên đi kiểm tra hàm lượng sắt trong máu.