Những lời nguyền ứng với những kẻ trộm lăng mộ hay kẻ muốn phá hủy hầm mộ.
Những câu chuyện về “Lời nguyền của xác ướp” bắt đầu vào khoảng thế kỉ 7 khi người A-rập đến Ai Cập. Họ không thể hiểu được chữ tượng hình nên mọi thứ đều có gì đó kì lạ và bí ẩn. Họ tin rằng nếu ai đó bước vào hầm mộ và niệm một câu thần chú nào đó, thì những vật vô hình của người Ai Cập cổ sẽ hiện ra và làm cho những xác ướp sống lại. Họ cũng tin vào câu chuyện người Ai Cập sẽ yểm một lời nguyền lên bất cứ ai bước vào hầm mộ để bảo vệ nó.
Lời nguyền của Pha-ra-ông Tutankhaumum
Xác ướp trong lăng mộ Pha-ra-ông Tutankhaumum
Câu chuyện nổi tiếng nhất về lời nguyền xác ướp trong lăng mộ Pha-ra-ông Tutankhaumum khi nó được tìm thấy vào năm 1923 bởi Howard Carter. Ngày nay, mọi người đều biết đến vị vua trẻ tuổi Tut với kho báu khổng lồ qua những cuốn sách hay phim ảnh.
Người tài trợ của công cuộc khảo cổ của Carter, Lord Carnarvon, đã vào trong lăng mộ cùng với ông. Lăng mộ gần như không có gì thay đổi, không có dấu vết đột nhập và họ là những người đầu tiên bước vào. Nhưng những chuyện xảy ra sau đó mới đáng chú ý. Lord Carnarvon bị muỗi cắn và bị nhiễm độc, rồi sau đó mất vì viêm phổi.
Khi Lord qua đời, toàn bộ Cario (Ai Cập) mất điện, chìm trong bóng tối còn chú chó của ông ở nước Anh xa xôi lại hú lên thảm thiết. Người ta bắt đầu đồn đại rằng “Lời nguyền của Pha-ra-ông” đã ứng nghiệm và đến giờ, người ta vẫn tin vào điều đó.
Nhưng thực tế thì sức khỏe của Lord Carnarvon đã suy yếu từ trước khi ông đến Ai Cập và bước vào hầm mộ. Ông bị nhiễm trùng vết muỗi cắn và do sức khỏe yếu, ông bị viêm phổi và qua đời. Hiện tượng mất điện ở Cairo hoàn toàn bình thường, thậm chí là đến bây giờ ở Cairo vẫn thường xảy ra hiện tượng đó.
Nhà khảo cổ Lord Carnarvon
Các tờ báo đã cho đăng lời nguyền: “Cái chết sẽ đến với kẻ dám bước vào phá giấc ngủ của Pha-ra-ông” nhưng thực tế không hề có lời nguyền nào trong lăng mộ. Lời nguyền đó chỉ là câu thần chú bảo vệ khắc trên miếng gạch nhiệm màu trong lăng mộ bị dịch sai. Bốn miếng gạch đó được gắn ở bốn góc để tạo thành vòng bảo vệ cho xác ướp.
Câu chuyện lan truyền nhanh chóng do những nhà báo muốn thu hút độc giả và những người muốn dựng chuyện về cái chết của Carnarvon.
Vậy còn những người khác thì sao? Khi mở cửa lăng mộ, cả đoàn có tất cả 26 người. Mười năm sau đó, chỉ có 6 người chết. Khi mở nắp quan tài, có tất cả 22 người ở đó. Mười năm sau đó, chỉ có 2 người chết. Khi bắt đầu khám nghiệm xác ướp, có tất cả 10 người và không ai chết trong 10 năm sau cả. Vị bác sĩ thực hiện việc khám nghiệm xác ướp Pha-ra-ông Tut còn sống thêm 20 năm nữa rồi mới qua đời. Người đầu tiên vào hầm mộ năm 1923, Howard Carter thì 16 năm sau ông mới qua đời.
Nhưng thực tế là vẫn có những lời nguyền thật sự được khắc trong các lăng mộ khác.
Xác ướp trên tàu Titanic
Bảo tàng Anh Quốc nổi tiếng khắp thế giới vì sở hữu một xác ướp bị yểm lời nguyền. Họ quyết định đưa nó ra khỏi bảo tàng, và bán cho Viện nghiên cứu Hoa Kỳ. Xác ướp đó đã được vận chuyển trên con tàu Titanic nổi tiếng. Ai cũng biết chuyện đã xảy ra với con tàu, và ngày nay người ta vẫn tin lời nguyền trên xác ướp đó đã khiến con tàu chìm xuống đáy biển sâu.
Thực tế thì đó chỉ là câu chuyện nhảm nhí, còn xác ướp kia thực tế chỉ là bộ áo quan của người chết và nó vẫn đang được trưng bày ở Bảo tàng Anh Quốc.
Chuyến bay của nước Anh
Năm 1972, để kỉ niệm 50 năm ngày phát hiện hầm mộ Pha-ra-ông Tut, một số báu vật trong đó đã được gửi đi bảo tàng các nước để trưng bày. Một số hộp đựng báu vật đã được chuyển đến Anh trên chuyến bay của Hàng hàng không Hoàng gia Anh. Một kĩ sư trên chuyến bay đã đùa cợt và đá vào chiếc hộp đựng Chiếc mặt nạ hoàng gia của Pha-ra-ông Tut. Hai năm sau, ông bị gãy chính chiếc chân đã đá vào chiếc hộp kia. Sau đó một thành viên phi hành đoàn khác cũng li hôn, hai người khác thì lên cơn đau tim và họ đổ hết cho lời nguyền. Câu chuyện được đăng trên tờ “Bản tin Thế giới” vào tháng 9/1978.
Lời nguyền trong hâm mộ riêng
Thường thì trong những hầm mộ hoàng gia không có lời nguyền nào hết, nhưng trong những hầm mộ riêng thì người ta đã tìm thấy chúng. Những hầm mộ đó thường là những hầm mộ thuộc Vương quốc cổ xưa. Những lời nguyền đó là lời cầu nguyện gửi đến thế giới bên kia xử phạt kẻ nào dám bước vào hầm mộ. Sau đây là một số lời nguyền như thế:
“Ai dám cả gan làm phiền, ta sẽ xử lí kẻ đó”
“Kẻ dám xâm phạm hầm mộ này sẽ bị cá sấu ăn thịt nếu ở dưới nước, bước lên bờ sẽ bị rắn cắn. Ta không bao giờ làm hại kẻ đó. Là chúa trời xử phạt hắn mà thôi.”
Lời nguyền từ hầm mộ của Ankhmahor đến từ Saqqara (thời kì Vương quốc cổ xưa) khá thú vị như sau: “Nếu ngươi dám động đến hầm mộ của ta ở phía tây, ta sẽ xử phạt ngươi. Ta là một thầy tu thông thạo thần chú và phép thuật bí mật. Kẻ không trong sạch nào dám bước vào hầm mộ này, kẻ dám làm những chuyện đáng sợ mà linh hồn ahk cao quý ghê sợ, hay kẻ không biết giữ mình để trở thành ahk – người được đấng tối cao khen ngợi, ta sẽ nắm cổ người như nắm cổ ngỗng, khiến kẻ đó đối mặt với ma quỷ, khiến kẻ đó phải run sợ trước ahk tối cao… Nhưng nếu kẻ nào trong sạch và yên bình bước vào đây, ta sẽ bảo vệ hắn từ phía tây trước phiên toà của đấng tối cao.”
Có vài lời nguyền đặc biệt như “Lời nguyền con lừa” đe dọa kẻ xâm nhập hầm mộ sẽ bị một con lừa (con vật của Seth) cưỡng hiếp.
Lời nguyền đầy đủ nhất là của người đứng đầu triều đại thứ 18, Amenhotep, con trai của Hapu. Ông đe dọa những kẻ dám bước vào hầm mộ với một danh sách dài hình phạt. Họ sẽ “mất hết danh dự và chỗ đứng trên trái đất, bị hỏa thiêu trong lò luyện kim bằng nghi thức ghê sợ, bị lật thuyền và chìm xuống biển sâu, không có người thừa tự, không có lăng mộ hay đám ma của riêng mình, và cơ thể thì bị thối rữa bị bị bỏ đói và xương thì tan ra.” Lời nguyền này không chừa một cơ hội nhỏ nào cả.
Thay lời kết
Có những trường hợp là khi mở cửa hầm mộ, những người đó bị nhiễm bệnh và nhiễm độc do nấm mốc độc hại và vi khuẩn ở đây. Khi ga độc cũng có thể khiến các nhà khảo cổ suy yếu rồi qua đời.
Vào những năm 1940, nhà khảo cổ, Sami Gabra, khi đó đang nghiên cứu các hầm mộ ở nghĩa trang của Tuna el-Gebel, cùng đồng nghiệp đã phải những cơn đau đầu kinh khủng và ngạt thở. Tất cả đều nghĩ là do lời nguyền của vị chúa đứng đầu nơi đây, Thoth. Thực tế thì là do ngộ độc khí ga, sau khi khử hết khí ga họ lại tiếp tục làm việc.
Lời nguyền lại ứng với những kẻ trộm lăng mộ và những kẻ muốn phá hủy hầm mộ. Có thể là do các nhà Ai Cập học đã tạo ra điều đó để họ không bị trách phạt mà được người xưa phù hộ.