Tại sao làm bảo mẫu cho nhà vua rất khổ cực nhưng nhiều người phụ nữ vẫn muốn làm?

DOÃN KỲ - Ngày 17/01/2023 10:33 AM (GMT+7)

Việc làm bảo mẫu cho nhà vua hoặc các công chúa, hoàng tử là không hề dễ dàng, phải tuân theo nhiều quy tắc nghiêm ngặt và khổ sở.

Lý do khiến các công chúa, hoàng tử luôn có bảo mẫu

Thời xưa, tất cả các công chúa và hoàng tử sau khi sinh ra hầu như không được chính mẹ ruột mình nuôi dưỡng mà lại được một người phụ nữ khác, gọi là bảo mẫu hay nhũ mẫu, chăm sóc và nuôi dưỡng. Có 4 lý do chính cho điều này.

Thứ nhất, thuê vú nuôi tượng trưng cho sự giàu có, đây là đặc trưng thời cổ đại. Các gia đình bình thường không thể trang trải chi phí thuê vú em, chỉ có các nhà giàu có, thừa tiền mới làm được việc này. Vì vậy, có vú nuôi nghĩa là gia đình đó rất giàu có, dư dả.

Thứ hai, điều kiện sống thời cổ đại không tốt, dù quyền cao chức trọng hay cực kỳ nhiều tiền, những gia đình giàu có cũng không thể đảm bảo sau khi sinh xong, sức khỏe sẽ bình thường và người mẹ sẽ có đủ sữa để cho con bú. Để con có thể ăn no và lớn khỏe, họ sẽ phải thuê vú nuôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ ba, phụ nữ thời xưa luôn coi chồng là tất cả, cuộc sống phụ thuộc vào chồng. Vì vậy sau khi sinh con, họ phải nhanh chóng hồi phục cơ thể để hầu hạ chồng, nếu không sẽ bị coi là mang tội. Đối với những gia đình giàu có, người chồng có nhiều thê thiếp thì việc này lại càng quan trọng. Nếu người phụ nữ đó mải mê chăm sóc con cái, không quan tâm đến chuyện vợ chồng thì sẽ bị thất sủng, mất chồng.

Thứ tư, chuyện tranh đấu trong hoàng cung càng quan trọng hơn. Những phi tần hạ sinh được công chúa, hoàng tử thì chắc chắn thân phận sẽ khác đi, được trọng vọng hơn nhiều, với những người sinh được con trai còn có cơ hội "một bước lên mây", nếu con trai may mắn trở thành thái tử thì người đó có khả năng lớn trở thành mẫu nghi thiên hạ. Vì vậy, để đề phòng thế lực chính trị lôi kéo và ngăn không cho họ ngoại kiểm soát chính quyền, hoàng đế sẽ không để các hoàng tử, công chúa theo mẹ ruột của mình, mà luôn chỉ định một bảo mẫu chăm sóc riêng. Các công chúa, hoàng tử sẽ luôn bị hạn chế tiếp xúc với con ruột của mình. Quy định này quả thực rất tàn nhẫn nhưng không ai dám chống lại.

Làm bảo mẫu cho nhà vua có dễ không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu làm bảo mẫu cho nhà vua hoặc những nhân vật có chức cao vọng trọng trong cung điện khó hay dễ? Câu trả lời là vô cùng khó khăn, khổ cực. 

Theo sử sách ghi lại, vua Phổ Nghi thời nhà Thanh của Trung Quốc có một nhũ mẫu tên là Vương Tiều thị. Sinh ra trong gia đình bần nông, cuộc sống khó khăn, Vương Tiều thị không có việc làm nên rất cần tiền. Bà đã được triều đình chọn làm nhũ mẫu cho Phổ Nghi. Tuy cuộc sống trong cung không hề đơn giản nhưng Vương Tiều thị vẫn cảm thấy may mắn khi kiếm được đủ tiền để nuôi sống gia đình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để làm nhũ mẫu cho nhà vua, Vương Tiều thị phải tuân theo hàng loạt quy tắc khắt khe, trong đó có 2 điều khiến bà hết sức khổ cực. Thứ nhất, Vương Tiều thị phải ăn chân giò luộc không có gia vị mỗi ngày. Dù ngấy và chán đến mức muốn ói ra, bà vẫn phải cố ăn để có đủ sữa cho Phổ Nghi bú.

Thứ hai, Vương Tiều thị tuyệt đối không được phép gặp con gái mình dù con bà cũng chỉ mới sinh ra. Lý do là bởi triều đình sợ việc Vương Tiều thị cho con gái mình bú sẽ khiến Phổ Nghi không đủ sữa ăn. Cuối cùng, con gái của Vương Tiều thị đã chết yểu do không được ăn sữa mẹ, không đủ chất dinh dưỡng để sống. Điều vô nhân tính hơn là triều đình đã giấu Vương Tiều thị chuyện con gái mất vì sợ tinh thần của bà không ổn dẫn tới ảnh hưởng lượng sữa cho vua. Hàng ngày, Vương Tiều thị vẫn cho Phổ Nghi bú sữa mình mà không hề biết rằng con gái mình đã qua đời do thiếu sữa.

May thay, Phổ Nghi rất yêu mến và kính trọng nhũ mẫu Vương Tiều thị. Bà là người duy nhất có thể dỗ dành Phổ Nghi thời còn nhỏ. Ông cũng luôn coi Vương Tiều thị như người mẹ thứ hai của mình. 

Tại sao những lăng mộ cổ không có dưỡng khí nhưng vẫn có những ngọn đèn vĩnh cửu ngàn năm không tắt?
Khi những tên trộm mộ hoặc những nhà khảo cổ bước vào các lăng mộ, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy có những ngọn đèn vẫn sáng dù đã trải qua hàng nghìn năm.

Thâm cung bí sử

DOÃN KỲ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử