Thử đổi nghề không thành, chủ tiệm cắt tóc lo lắng: "Nghỉ quá lâu, mở cửa khách không đến nữa"

An Phú - Ngày 07/09/2021 09:40 AM (GMT+7)

Trong thời gian đóng cửa tiệm vì dịch bệnh, dù đã nương theo nghề của làng là may gia công để cầm cự cuộc sống, nhưng rồi chị Thơm vẫn chịu cảnh ở nhà thất nghiệp, đợi cuộc sống sớm bình thường trở lại.

Thử đổi nghề không thành, chủ tiệm cắt tóc lo lắng: amp;#34;Nghỉ quá lâu, mở cửa khách không đến nữaamp;#34; - 1

Mở tiệm làm đầu ở huyện từ ngày chưa lấy chồng, chị Nguyễn Thị Thơm (36 tuổi, H.Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết 2 năm nay cửa tiệm phải đóng cửa rất nhiều lần vì dịch bệnh. Giờ đây, chị Thơm thất nghiệp ở nhà, lo cho con vào lớp 1, cả gia đình phải dựa vào chồng của chị, để anh gánh vác mọi chi phí trang trải cuộc sống.

Chia sẻ về tình hình hiện tại, chị Thơm tâm sự: “Gánh nặng của những người chủ tiệm tóc càng nhân đôi, nhân ba khi phải thuê mặt bằng trên phố và nuôi thợ. Tôi vẫn còn may mắn bởi đây là cửa tiệm của nhà mẹ nên không phải tốn tiền thuê. Tuy vậy, trong thời gian dịch bệnh, gia đình tôi đã bị ảnh hưởng khá nhiều về kinh tế khi phải nuôi hai con nhỏ đang tuổi học. Bây giờ chỉ còn mỗi anh đi làm ở phòng khám lo chi tiêu chính trong nhà”.

Mở tiệm đã gần 10 năm, chị cho biết chưa bao giờ dám đóng cửa và nghỉ quá lâu như thời gian giãn cách xã hội. Dù lễ lạt hay Tết, chị chỉ dám đóng cửa 1,2 ngày vì biết người lao động tự do như mình chỉ cần cho mình nhàn rỗi, “ráo mồ hôi là không có tiền”.

Tiệm cắt tóc của chị Thơm tại a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/tin-tuc/hien-truong-phat-hien-150-bo-hai-cot-o-ha-noi-c73a616209.htmlHà Nội/a

Tiệm cắt tóc của chị Thơm tại Hà Nội

Thời gian đóng tiệm càng lâu, nhiều khách quen từng ngỏ ý nài nỉ chị mở lại làm nhưng vì tuân thủ quy định nên chị không dám liều. Chị Thơm chia sẻ: “Dịch bệnh, cửa hàng đóng cửa, hầu như ai cũng gặp khó về tiền bạc, nhưng đặc biệt với những người làm ăn kinh doanh thì còn gặp khó trong chuyện giữ khách quen nữa. Mình nghỉ thì nghỉ, nhưng khách vẫn có nhu cầu. Họ đến tiệm cắt tóc gội đầu như một thói quen, nhưng đóng cửa lâu quá đến lúc bình thường trở lại, khách ít tới tiệm hơn”. Chị tâm sự, mỗi lần mở hàng lại sau giãn cách thì không có nhiều khách đến tiệm như trước nữa. Đã làm ăn mà mất khách quen thì cũng như mất nguồn thu ổn định về lâu dài, rồi sẽ rất khó để giữ chân những khách hàng mới.

Thử đổi nghề không thành, chủ tiệm cắt tóc lo lắng: amp;#34;Nghỉ quá lâu, mở cửa khách không đến nữaamp;#34; - 3

Để san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng, khi biết ở làng có nghề may truyền thống, chị xin một chân phụ trong những ngày nhàn rỗi. “Dạo trước mới nghỉ tiệm, tôi có xin may thêm vì ở làng xưa nay có nghề may gia công, làm được vài hôm thì cũng nghỉ vì thợ không có việc nữa. Dịch bệnh làm đứt gánh mọi chuỗi cung cầu trên thị trường. Sản phẩm như quần, áo, mũ… không bán được vì chợ không họp. Hàng ra không bán được, vải nhập về cũng không ai giao nhận vì cấm đi lại, thế là cũng đủ thứ lý do để nghỉ ở nhà chơi với con, dành thời gian này dạy con học”, chị buồn rầu chia sẻ.

Chỗ may gia công ở làng của chị Thơm

Chỗ may gia công ở làng của chị Thơm

Được biết, chồng chị Thơm tuy ở khác xã nhưng cùng huyện có mở phòng khám đông y cũng buộc phải đóng cửa theo quy định giãn cách xã hội. Nhưng với nghề của anh không thể nói đóng là đóng vì bệnh nhân luôn chờ được cứu bất kể ngày đêm. “Nhiều bệnh nhân đang chữa dở và nhiều người khác đợi cấp cứu, nên anh phải tìm cách xin dấu xã để tiện đi lại chữa bệnh, bệnh nhân vào chữa cũng phải xin dấu. Những người ở xa quá thì gửi thuốc qua bưu điện để kịp uống, rồi anh cũng cố gắng hạn chế tiếp xúc bằng cách thăm khám cả ngày đêm qua tin nhắn online”, chị cho hay.

Dịch dã làm ai cũng phải tìm cách thay đổi để thích nghi, chị Thơm mong muốn dịch bệnh sớm kết thúc để người làm việc tay chân đỡ khổ và nhận được gói hỗ trợ thất nghiệp kịp thời. Qua nhiều lần đóng mở theo thời thế, nhiều lúc cũng nản nhưng chị cho biết nghề mình theo từ lúc nhỏ đến lớn đã lâu đâu phải nói đổi là đổi được. “Chỉ cầu mong được sớm mở lại cửa hàng để mưu sinh, vì tôi cũng biết là tình hình chung nên rất chia sẻ và có ý thức tuân thủ để đẩy lùi dịch bệnh…”, chị Thơm nói.

                              Cả nhà thất nghiệp vì Covid-19, 8X làm ngay điều này kiếm tiền đều tay
Thay vì chỉ ở nhà lo công việc nội trợ và chăm sóc con cái như trước đây thì chị Sự phải tự “xắn tay áo” đi buôn thực phẩm quê xuống Hà Nội để có chi phí trang trải cho cả nhà khi cửa hàng điện máy của gia đình phải tạm đóng cửa vì dịch Covid-19.

Tin tức 24h

An Phú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h