Sau khi xảy ra tai nạn, người đàn ông liên tục gào khóc, cầu xin mọi người cứu vợ mình và nói chị này đang mang bầu.
Chồng gào khóc thảm thiết bên thi thể vợ sau tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn.
Ngày 16/2, theo Công an quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng, vào 0h40 phút cùng ngày, anh N.V.D. (ở Hưng Yên) điều khiển xe máy chở theo chị P.T.N. di chuyển trên đường Lê Hồng Phong hướng cầu vượt Big C về ngã 6. Khi xe đi đến phường Đông Khê (quân Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) xảy ra va cham chạm với một xe máy khác đi cùng chiều.
Vụ tai nạn khiến chị N. tử vong tại chỗ, anh D. bị thương, cả 2 phương tiện hư hỏng.
Nhận được tin báo, công an có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người liên quan và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo clip ghi lại tại hiện trường vụ tai nạn, người đàn ông liên tục gào khóc gọi tên vợ, cầu xin mọi người cứu lấy người vợ và nói chị này đang mang bầu.
WHO bác tin từ bỏ cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục thúc đẩy cho đến khi tìm ra nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Theo ông Tedros, việc hiểu được nguồn gốc và cách virus bắt đầu lây lan là chìa khóa quan trọng giúp ngăn chặn các đại dịch tương tự trong tương lai.
Thông tin này được đưa ra sau khi có báo cáo trên tờ Nature cho rằng WHO đã từ bỏ nỗ lực điều tra nguồn gốc COVID-19 do sự thiếu hợp tác từ phía Trung Quốc, nơi đầu tiên ghi nhận các ca bệnh COVID-19 vào cuối năm 2019.
Trao đổi với báo giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc điều tra đến khi tìm được câu trả lời. Hiểu được cách đại dịch này bắt đầu là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết".
Ông Tedros cho biết gần đây ông đã gửi một lá thư tới các quan chức Trung Quốc "yêu cầu sự hợp tác vì chúng tôi cần có sự phối hợp và minh bạch thông tin để xác định điều gì đã bắt đầu đại dịch".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã có 2 giả thuyết phổ biến và được tranh cãi gay gắt. Đó là liệu virus SARS-COV-2 lây lan từ dơi sang vật trung gian và sang con người hay virus này đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.
Báo cáo của Nature cho rằng WHO đã "lặng lẽ gác lại giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19". Bái viết trích lời bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia của WHO, nói rằng cuộc điều tra "không có giai đoạn hai".
Bà Van Kherkhove cho hay WHO đã lên kế hoạch cho cuộc điều tra theo từng giai đoạn, nhưng "kế hoạch đó đã thay đổi". Đồng thời, bà nói thêm rằng "các cuộc tranh luận chính trị trên thế giới đã thực sự cản trở tiến trình điều tra nguồn gốc căn bệnh".
Tuy nhiên, ngày 15/2, bà Van Kherkhove đã bày tỏ sự giận dữ với những thông tin mà Nature đăng tải. Bà khẳng định: "WHO không hề từ bỏ cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19. Chúng tôi đã và sẽ không từ bỏ cuộc điều tra này. Không có kế hoạch nào bị gạt bỏ trong thầm lặng. Chúng tôi đang vô cùng minh bạch và cởi mở về việc cung cấp thông tin".
Trước đó, WHO đã thực hiện giai đoạn điều tra đầu tiên bằng cách cử một nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán, Trung Quốc, vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, cuộc điều tra đó vấp phải sự chỉ trích vì thiếu tính minh bạch và khả năng tiếp cận, cũng như không đánh giá đầy đủ về các khả năng lây lan của virus.
Ông Tedros ngay từ đầu đã khẳng định rằng tất cả các giả thuyết vẫn đang được xem xét và WHO đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc mở rộng quyền truy cập để các nhà khoa học điều tra.
Ban đầu, WHO có kế hoạch cử thêm một đội chuyên gia khác đến Trung Quốc để thu thập thông tin. Nhưng ngày 15/2, bafg Van Kherkhove nói rằng kế hoạch đó đã được điều chỉnh vào giữa năm 2021. Trong đó, WHO đã quyết định thành lập một nhóm các nhà khoa học với phạm vi mở rộng để điều tra các mầm bệnh mới và nghiên cứu cách ngăn chặn đại dịch trong tương lai. Đồng thời, nhóm vẫn tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc của COVID-19.
Nhóm tư vấn khoa học về nguồn gốc của mầm bệnh mới (SAGO) đã được thành lập "để đánh giá độc lập nguồn gốc của COVID-19, nhưng cũng để hoạt động rộng hơn nhằm thiết lập một khuôn khổ để tìm hiểu nguồn gốc của bất kỳ mầm bệnh và đại dịch nào trong tương lai", bà Van Kerkhove nói.
Chuyên gia WHO nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu các nước phi chính trị hóa công việc này, nhưng chúng tôi cần sự hợp tác từ các đồng nghiệp ở Trung Quốc để thúc đẩy điều này".
Ông Tedros lưu ý có 2 lý do khiến WHO không từ bỏ việc điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19.
"Đầu tiên là về mặt khoa học. Chúng ta cần biết điều này bắt đầu như thế nào để ngăn chặn nguy cơ tiếp theo. Thứ 2 là về mặt đạo đức, hàng triệu người đã thiệt mạng, nhiều người phải chịu đau khổ và cả thế giới đã bị một loại virus làm đảo lộn. Về mặt đạo đức, việc tìm ra nguồn gốc của loại virus đã cướp đi người thân yêu của chúng ta cũng vô cùng quan trọng", Tổng giám đốc WHO chia sẻ.
Lừa bạn thân sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", thanh niên 19 tuổi bị khởi tố
Ngày 15/2, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Bình Định, cho biết cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng đối với đối tượng Huỳnh Thanh Nhơn (19 tuổi, trú phường Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để điều tra về tội mua bán người.
Báo Người lao động đưa tin, vào tháng 2/2022, thông qua một trang web trên mạng xã hội, thấy có việc làm trên máy tính với chế độ tiền lương hấp dẫn nên Nhơn ứng tuyển. Tiếp đó, Nhơn được một người không rõ lai lịch liên hệ và cho biết công việc cho thu nhập từ 700 - 1000 USD/tháng.
Sau đó, Nhơn được đưa sang Campuchia làm việc. Tại đây, Nhơn được hướng dẫn cách tạo các tài khoản game, sàn giao dịch ảo và dụ dỗ, lôi kéo "con mồi" tham gia các trò chơi có nạp tiền trên mạng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền. Nhơn bị ép làm việc từ sáng sớm đến 22 giờ hàng ngày, thậm chí phải tăng ca thêm nếu làm sai hay không đạt yêu cầu thì sẽ bị bỏ đói, đánh đập, chích điện.
Sau đó, Nhơn bị bán sang 1 công ty khác. Tại đây, Nhơn có nhiệm vụ lập nhiều tài khoản Zalo, Facebook giả danh rồi tìm kiếm, kết bạn, làm quen, dụ dỗ "con mồi" tham gia các trò chơi có nạp tiền hoặc tìm kiếm thêm nạn nhân đưa sang Campuchia. Chỉ tiêu mỗi tháng phải lừa khách hàng nạp từ 200-300 triệu đồng, nếu không đạt chỉ tiêu thì sẽ bị trừ tiền lương, đồng thời phải làm tăng thêm giờ…
Huỳnh Thanh Nhơn được quản lý gợi ý là nếu tìm được 1 người đưa sang Campuchia sẽ được hưởng thêm 100 USD và sẽ không bị bỏ đói, đánh đập hay tiếp tục bị bán đi nơi khác.
Lực lượng chức năng đọc lệnh bắt giam bị can Nhơn. Ảnh: Báo Bình Định
Đến tháng 3/2022, thông qua Facebook và Zalo, Nhơn lừa bạn thân của mình là L.K.H (18 tuổi; ngụ TP Quy Nhơn), nói rằng muốn giới thiệu cho H. một công việc ở tỉnh Tây Ninh với mức lương từ 17 đến 24 triệu đồng/tháng.
Sau đó, H. bị lừa bán qua Camphuchia làm việc từ 16-17 tiếng mỗi ngày trong không gian khép kín, có người cầm roi điện canh gác và họ sẵn sàng đánh đập, bỏ đói bất kể lúc nào.
Tháng 10/2022, H. được gia đình chuộc về Việt Nam, sau đó đưa đến Công an tỉnh Bình Định trình báo vụ việc.
Nguồn tin cũng cho hay, ngoài H., Nhơn còn lừa 1 người bạn khác ở Bình Định là L.V.S sang Campuchia lao động với thủ đoạn tượng tự. Sau đó, người này đã trốn về Việt Nam.
Vàng SJC 'một mình một chợ', cao hơn thế giới tới 20 triệu đồng/lượng
Thời điểm 7h45 ngày 16/2, tại thị trường Hà Nội, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng SJC 66,25 - 67,15 triệu đồng/lượng, giảm 150 nghìn đồng/lượng (mua vào) và giảm 100.000 đồng/lượng (bán ra).
Công ty Bảo tín Minh Châu niêm yết giá sản phẩm vàng rồng Thăng Long (hàm lượng 9999) ở mức 53,67 - 54,52 triệu đồng/lượng.
Tại TPHCM, giá vàng miếng SJC được một số cửa hàng niêm yết 66,5 - 67,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 ở mức 53,5 - 54,2 triệu đồng/lượng.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra 66,4 - 67,2 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm hôm qua.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới 1.836 USD/ounce. Theo tỷ giá hiện hành, vàng thế giới khoảng 53 triệu đồng/lượng (chưa kể thuế phí).
Sau khi chạm “đáy”, giá vàng thế giới có xu hướng phục hồi. Việc giá vàng thế giới giảm mạnh xuất phát từ thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,25% và là mức tăng lần thứ 8 liên tiếp. Việc Fed tăng lãi suất cũng khiến giá vàng tăng hơn.
Cùng tuổi vàng 9999 nhưng nhiều năm nay, do khan hiếm nguồn cung, giá vàng miếng SJC vẫn "một mình một chợ", duy trì cao hơn giá vàng thế giới từ 14-20 triệu đồng/lượng (tuỳ thời điểm). Trong khi đó, giá vàng 9999 của nhiều thương hiệu vàng chỉ tương đương giá vàng thế giới.
Trên thị trường tiền tệ trong nước, thời điểm 7h45 sáng 16/2, tỷ giá USD được Ngân hàng Nhà nước niêm yết 23.631 USD/VND. Giá USD tại ngân hàng thương mại dao động quanh mức 23.429 - 23.790 đồng/USD.
Công an TP HCM cung cấp thông tin vụ sập cửa hàng Circle K khiến nữ sinh tử vong
Chiều 16-2, tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế TP HCM, ông Lê Mạnh Hà, Phó Phòng Tham mưu Công an TP HCM, cho biết Công an quận 4 đã nhận được kết luận giám định của Phân viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) về nguyên nhân vụ sập cửa hàng Circle K khiến một nữ sinh tử vong.
Ông Lê Mạnh Hà, Phó Phòng Tham mưu Công an TP HCM, cung cấp thông tin vụ sập cửa hàng Circle K tại buổi họp báo
Theo bản kết luận giám định, vụ sập cửa hàng xảy ra do kết cấu mối hàn công trình yếu, không bảo đảm chất lượng. Thời điểm xảy ra vụ việc, cửa hàng để hàng hóa nặng phía trên khiến sàn không chịu nổi sức đè, các mối hàn bị đứt gãy dẫn tới sự cố đau lòng.
Ông Hà cho hay từ kết luận này, Công an quận 4 sẽ tiếp tục điều tra, xác minh các vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 18-1, cửa hàng tiện lợi Circle K trên đường Vĩnh Hội (phường 4, quận 4, TP HCM) phát ra tiếng động lớn, sau đó trần nhà bị đổ sập. Sự cố khiến cửa hàng bị hư hỏng nặng và một nữ sinh tử vong.
Hiện trường là căn nhà cấp 4 được tận dụng làm cửa hàng tiện lợi, diện tích khoảng 70 m2, có một tầng đúc giả.