Tin tức 24h: Cuộc sống đời thường ít biết của thủ môn Bùi Tiến Dũng ở vùng dân tộc Mường

Ngày 22/01/2018 19:36 PM (GMT+7)

Sau trận đấu tứ kết của tuyển U23 Việt Nam, nhiều người tò mò về cuộc sống của chàng thủ môn Bùi Tiến Dũng.

Ngôi nhà đơn sơ ở vùng dân tộc Mường của chàng thủ môn Bùi Tiến Dũng

Lại thêm một ngày tràn ngập niềm vui trong ngôi nhà sàn đơn sơ tại làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Rất đông người thân, hàng xóm đến chia vui cùng gia đình thủ môn Bùi Tiến Dũng.

Dũng sinh ra trong một gia đình người Mường, bố mẹ làm nông nghiệp nên điều kiện hết sức khó khăn.

Tin tức 24h: Cuộc sống đời thường ít biết của thủ môn Bùi Tiến Dũng ở vùng dân tộc Mường - 1

Thủ môn Bùi Tiến Dũng, cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau khi Việt Nam chiến thắng Iraq. (Ảnh: Zing.vn)

Nhớ lại con đường đến với bóng đá chuyên nghiệp của con trai, ông Bùi Văn Khánh (53 tuổi, bố đẻ của Dũng) phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi có hai thằng con trai đều đang là cầu thủ. Ngoài Bùi Tiến Dũng còn có người em kém Dũng 1 tuổi là Bùi Tiến Dụng (SN 1998). Hiện nay Dụng cũng đang là cầu thủ gây được nhiều sự chú ý ở câu lạc bộ SHB Đà Nẵng.

Lúc 2 con trai còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng tôi không có điều kiện để nuôi con ăn học cao hơn. Thấy con có đam mê với bóng đá nên chú Nguyệt (chú ruột của Dũng) bàn với tôi gửi các cháu vào Công ty TNHH đào tạo bóng đá trẻ Thanh Tuấn ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) để Dũng và Dụng được đào tạo đá bóng và học văn hóa”.

Theo những người dân sống cạnh nhà Dũng cho biết, lúc nhỏ cả 2 anh em Dũng đều ham bóng đá. Cùng với những đứa trẻ trong làng, chúng thường lấy quả bưởi nướng lên cho mềm rồi chia nhau ra đá.

>> Xem thêm: Tò mò cuộc sống chàng thủ môn Bùi Tiến Dũng và ngôi nhà ở vùng dân tộc Mường

Trẻ mắc bệnh về mắt gia tăng dịp gần Tết

Dẫn chúng tôi tới khoa Chấn thương (Bệnh viện Mắt Trung ương), TS.BS Hoàng Cương cho biết, chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, gần như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp trẻ bị chấn thương nặng ở mắt.

Tin tức 24h: Cuộc sống đời thường ít biết của thủ môn Bùi Tiến Dũng ở vùng dân tộc Mường - 2

Dịp giáp Tết, số lượng trẻ nhập viện do các chấn thương ở mắt gia tăng.

Cháu Ánh Dương (5 tuổi, ở Lương Tài, Bắc Ninh) nhập viện đến nay đã được 5 ngày với tổn thương rất nghiêm trọng ở mắt.

Anh Nguyễn Đình Chiên (bố cháu Dương) cho biết, chiều ngày 17/1, sau khi đi học về, Dương ở nhà với bà. “Trong lúc bà mải làm việc nhà, con tôi ra cổng chơi và bị càng xe kéo (bằng sắt) đập thẳng vào mắt. Quá bất ngờ và lực đập mạnh, cháu bị tổn thương, chảy nhiều máu và khóc toáng lên. Lúc đó, bà ở trong nhà chạy ra thì cháu đã ôm mặt nằm quằn quại dưới đất”, anh Chiên kể lại.

Sau khi bị nạn, con gái anh Chiên được gia đình đưa đi cấp cứu và chuyển thẳng xuống Bệnh viện Mắt Trung ương. Tại đây, tuy đã được xử lý, nhưng máu vẫn còn tụ nhiều nên Dương cần phải tiếp tục theo dõi.

BS Hoàng Cương cho biết, cháu Ánh Dương bị tổn thương rất nặng ở mắt, nhãn cầu vỡ, lòng đen tổn thương nặng, hiện máu trong vẫn chảy và phải tiếp tục làm phẫu thuật hút máu tụ. “Trường hợp này tiên lượng nặng, nhiều khả năng sau này phải ghép giác mạc cho cháu thì mới tránh khỏi nguy cơ mù lòa”, TS Cương nhận định.

Dọn dẹp, bày biện bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách?

Theo TS.KTS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), việc thay bàn thờ mới là điều nên làm khi mà bàn thờ cũ đã không còn phù hợp với không gian nhà ở hoặc không còn đảm bảo chất lượng vì quá cũ, xuống cấp. Điều này cũng còn thể hiện được sự kính trọng và cái tâm của gia chủ khi chăm chút cho góc tâm linh của gia đình được khang trang, trịnh trọng.

Khi muốn thay đổi bàn thờ của gia đình sang bàn thờ mới, việc đầu tiên là chúng ta hãy khấn vái xin phép các chư thần cùng gia tiên. Sau khi đã tiến hành khấn vái xong, chúng ta bắt đầu dọn dẹp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ và tiến hành loại bỏ những thứ cần thay mới.

Tin tức 24h: Cuộc sống đời thường ít biết của thủ môn Bùi Tiến Dũng ở vùng dân tộc Mường - 3

Khi dọn bàn thời các gia đình cần lưu ý dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Ảnh: TG

Những thứ cần bỏ đi ở trên bàn thờ mọi người không nên vứt tùy tiện. Nên phân loại ra, nếu như vật nào có thể đốt cháy được thì tiến hành hóa tro. Với đồ thờ bằng gỗ, không dùng nữa có thể hóa đi (đốt) hoặc thả ra sông, nhưng chú ý không làm bẩn môi trường nước. Đối với bàn thờ xây bằng gạch đá có thể phá đi, phế liệu đổ ra nơi thanh tịnh là được.

Thiên Di ( tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h