Tin tức 24h: Gia đình lên tiếng về đoạn nhật kí được cho là của bé V.A viết gửi mẹ

H.A - Ngày 10/01/2022 19:05 PM (GMT+7)

Trên mạng xã hội lan truyền nội dung những dòng nhật ký được cho là của bé gái 8 tuổi bị bạo hành khiến cộng đồng mạng vô cùng xót xa.

4 diễn biến

Gia đình lên tiếng về đoạn nhật kí được cho là của bé 8 tuổi viết gửi mẹ

Vừa qua sự việc bé V.A (8 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) bị "dì ghẻ" là Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ngụ Gia Lai) bạo hành dẫn đến tử vong đã khiến dư luận rúng động.

Theo đó, Trang và Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, ngụ quận 1, bố bé V.A) cùng chung sống như vợ chồng tại chung cư Sài Gòn Pearl. Trong quá trình chung sống, Trung Thái nhiều lần chứng kiến người tình mình đánh đập, bạo hành bé V.A nhưng không can thiệp.

Một trong số mảnh giấy khác lan truyền trên MXH được cho là của bé V.A.

Một trong số mảnh giấy khác lan truyền trên MXH được cho là của bé V.A.

Mới đây, cư dân mạng truyền tay nhau trang nhật ký nhàu nát, đẫm nước mắt được cho là của bé V.A.(8 tuổi, ở TP.HCM) bị dì ghẻ bạo hành tử vong viết trước khi mất. Trong đó, có nhiều đoạn bày tỏ cảm xúc buồn bã khi bố mẹ ly hôn, bị đánh đập...

Những câu hỏi vô tư của V.A. khi bị dì ghẻ đánh, rồi ước mơ giản dị của cô bé như được đi chơi Tết, gia đình sum họp khiến ai nấy đều không khỏi chạnh lòng.

Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái

Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái

Liên quan đến những dòng nhật ký đó, trên Doanh nghiệp & Tiếp thị, anh Quang Vinh, bác ruột của bé V.A cho biết: "Sau khi sự việc xảy ra, hiện trường tại căn chung cư đã bị niêm phong. Chúng tôi không biết về đoạn nhật ký lan truyền trên mạng xã hội.

Qua thông tin báo chí, tôi biết cơ quan tố tụng đã khởi tố bổ sung tội giết người và hành hạ người khác đối với bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang và khởi tố bị can đối với bị can Nguyễn Kim Trung Thái về tội che giấu tội phạm và tội hành hạ người khác. Ngoài ra, từ ngày xảy ra vụ việc của cháu tôi đến nay gia đình tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của cơ quan CSĐT".

Cũng theo lời anh Vinh, mới đây, gia đình của cháu bé V.A gồm mẹ ruột, ông bà ngoại, một số người thân thiết của mẹ và gia đình đã tổ chức cúng thất thứ 2 cho cháu.

Anh Vinh đã có những lời nhắn nhủ xúc động dành cho V.A: "Cháu hãy cứ hồn nhiên, tung tăng, vui vẻ ở nơi mà cháu đã đến, nơi mà mọi người hay gọi là thiên đàng, suối vàng cháu ạ. Cháu hãy quên đi tất cả nỗi buồn đau của nơi trần gian mà cháu đã phải gánh chịu trong suốt hơn 1 năm qua về thể xác và cả tinh thần V.A của bác à. Bác không thể kiềm được lòng mình, thôi rơi nước mắt mỗi khi bác nhìn được bất cứ hình ảnh nào của cháu và bất kỳ ai hỏi thăm về cháu. Thật sự bác rất buồn và đau lắm V.A à".

Được biết, bố mẹ V.A ly hôn vào năm 2020. Sau ly hôn, Trung Thái giành quyền nuôi V.A. Tuy nhiên, thời gian này Thái không cho phép mẹ ruột bé V.A là chị N.T.H gặp con. Sau khi sự việc đau lòng xảy ra, mẹ V.A đã nhiều lần ngất xỉu vì quá đau buồn.

Hiện tại, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục xác minh, làm rõ sự việc.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/gia-dinh-len-tieng-ve-doan-nhat-ki-duoc-cho-la-cua-be-8-tuoi-vie...

Xôn xao hình ảnh nhà F1 bị rào cứng bằng khung thép do tự ý ra khỏi nhà

Ngày 10/1, ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) xác nhận hình ảnh một ngôi nhà đang có F1 cách ly bị rào cứng bằng khung thép lan truyền trên mạng xã hội.

Ngôi nhà tại Đà Nẵng bị rào cứng bằng khung thép do F1 tự ý ra khỏi nhà khi đang cách ly

Ngôi nhà tại Đà Nẵng bị rào cứng bằng khung thép do F1 tự ý ra khỏi nhà khi đang cách ly

Theo ông Hải, đây là trường hợp gia đình một hộ dân có F1 cách ly tại nhà. Tuy nhiên có người tự ý trèo ra ngoài khi đang thực hiện cách ly nên Tổ Covid-19 cộng đồng đề xuất rào chắn cứng, tránh việc làm lây lan dịch bệnh.

Theo tìm hiểu của PV, ngôi nhà bị rào kín cổng bằng khung thép nằm trên đường Bùi Dương Lịch (tổ 37 , phường Nại Hiên Đông).

Ông Huỳnh Thanh Dũng (tổ trưởng tổ dân phố 37, phường Nại Hiên Đông) cho biết, đây là trường hợp đặc biệt mà địa phương phải áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn các trường hợp khác.

Cụ thể, gia đình này có 1 F0 đã đi cách ly, điều trị. Hiện trong nhà có 4 F1 phải thực hiện cách ly tại nhà.

Tuy nhiên, trong qua trình cách ly, các F1 đã không tuân thủ cách ly theo quy định, tự ý ra ngoài nên địa phương phải dùng biện pháp mạnh là sử dụng rào sắt để chắn trước cửa.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một ngôi nhà tại phường Nại Hiên Đông bị rào cứng bằng cổng thép.

Hình ảnh được đăng tải nhận được nhiều ý kiến trái, một số người cho rằng hình ảnh phản cảm, cứng nhắc trong việc cách ly F1.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/xon-xao-hinh-anh-nha-f1-bi-rao-cung-bang-khung-thep-do-tu-y...

Nóng: Trung Quốc cho thông quan nhiều cửa khẩu, lối mở để giải cứu nông sản

Thông tin trên vừa được Bộ Công thương phát đi. Đây là những cặp cửa khẩu, lối mở có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của cả 2 bên, bao gồm cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2 và cầu phao Km 3+4 (thuộc TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)

Theo đó, phía Quảng Tây cho biết, trước mắt sẽ ưu tiên xử lý hàng nông sản và đông lạnh tồn đọng tại các cửa khẩu, lối mở này do bị tạm dừng thông quan từ ngày 21/12/2021 để rà soát và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Mỗi ngày, hàng nghìn xe container tắc dài tại các cửa khẩu, lối mở với Trung Quốc

Mỗi ngày, hàng nghìn xe container tắc dài tại các cửa khẩu, lối mở với Trung Quốc

Bộ Công thương cho biết, phía Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu cao đối với công tác phòng chống dịch và đề nghị Việt Nam cùng phối hợp để bảo đảm an toàn phương tiện và hàng hóa, nhất là nông sản và thực phẩm đông lạnh, coi đây là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm lưu thông hàng hóa không bị gián đoạn tại khu vực biên giới.

Do vậy, với phương châm "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công thương một lần nữa khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng chống dịch. Từ đó, giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.

Các địa phương biên giới cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm quy trình an toàn hàng hóa, phương tiện được thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc;

Bên cạnh đó, kiên quyết loại bỏ những lô hàng có biểu hiện vi phạm quy tắc phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các lô hàng đó.

"Do dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và trong khu vực, dự kiến quy trình thông quan tại tất cả các cửa khẩu sẽ còn tiếp tục được siết chặt.

Vì vậy, tiến độ thông quan sẽ không thể trở lại bình thường trong thời gian ngắn. Đòi hỏi, UBND các địa phương vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cần chủ động theo dõi sát tình hình để có biện pháp điều tiết sản xuất, thu hoạch, đặc biệt là điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu gây thiệt hại cho tất cả các bên", Bộ Công thương nhấn mạnh.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nong-trung-quoc-cho-thong-quan-nhieu-cua-khau-loi-mo-de-gia...

Thanh long rớt giá chỉ còn 1.000 đồng/kg, chín đỏ vườn không ai mua, nông dân mất Tết

“Hơn 200 triệu của tôi bỏ vào đây cùng với bao nhiêu tâm huyết, công sức, mổ hôi, nước mắt ròng rã 3 tháng trời. Vậy mà giờ, thanh long chín đỏ vườn, loại đẹp mới được 1.000 đồng/kg vẫn không có ai đến cắt”.Đó là chia sẻ của anh Phan Văn Long, chủ vườn thanh long tại Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) khi thanh long rớt giá thê thảm những ngày gần đây.

Anh Long cho biết, gia đình anh có khoảng 4.000 trụ thanh long đang đến kì thu hoạch với sản lượng khoảng trên 15 tấn. Hiện tại, thanh long chín đỏ vườn vẫn không có ai mua.

Hơn 10 năm trồng thanh long, khi nghe nói, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ bán được giá cao, dễ xuất khẩu hơn, anh cũng đầu tư vốn liếng để làm theo quy trình chuẩn. Thế nhưng, quả thanh long làm ra không có đơn vị nào bao tiêu đầu ra cho nhà vườn, lại phụ thuộc hết vào thương lái.

Thanh long đến kì thu hoạch nhưng hiện tại chị bán được với giá 1.000 đồng/kg.

Thanh long đến kì thu hoạch nhưng hiện tại chị bán được với giá 1.000 đồng/kg.

“Trước đây, thanh long chưa chín đã có lái đến đặt cọc, mua với giá từ 17.000-19.000 đồng/kg nhưng hiện tại, thanh long chín hết cả vườn mà gọi cho mối quen không ai nghe máy. Gọi được mối khác thì họ trả giá loại đẹp chỉ 1.000-2.000 đồng/kg, loại nhì chỉ được 500 đồng/kg, hàng chợ họ không cả mua luôn”, anh Long nói.

Theo anh Long, chi phí cho vườn 1.000 trụ sẽ vào khoảng 40-50 triệu đồng bao gồm tiền điện chong đèn cho thanh long ra hoa nghịch vụ, tiền phân, thuốc, nhân công. Nếu bán với giá 7.000-8.000 đồng/kg thì nhà vườn mới hòa vốn.

“Tôi không thể ngờ giá thanh long lại rớt thê thảm như thế này. Thử hỏi 1.000 đồng bây giờ có thể mua được gì? Một cọng hành hay mấy trái ớt? Vậy mà giờ người trồng thanh long phải chịu mức giá 1.000 đồng/kg thanh long. Nhìn tâm huyết và công sức mình bỏ ra bao nhiêu tháng trời ròng rã như vậy, đến giờ thanh long chín đỏ rực vườn, không bán được mà ứa nước mắt”, anh Long nói.

Cũng trồng thanh long tại xã Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), chị Võ Thị Lựu cho biết hôm nay chị đang phải bán vườn thanh long gần 5 tấn của mình với giá 500 đồng/kg.

“Hôm qua, mấy vườn bên cạnh còn bán được 2.000 đồng/kg mà hôm nay lái họ trả có 1.000 đồng. Tôi không dám chờ đợi nữa mà có người hỏi phải bán luôn. Không bán thì có nước cho bò và cho dê ăn cũng không hết”, chị Lựu nói.

Hơn 8 năm đi thu mua thanh long cho bà con trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, anh Nhật Trường cho biết, thanh long rớt giá từng ngày khiến anh cũng như ngồi trên đống lửa vì sợ ôm lỗ.

“Sáng hôm qua, tôi mua thanh long tại vườn với giá 3.000 đồng/kg cho bà con. Thuê người cắt với giá 600 đồng/kg rồi vận chuyển đến vựa để cân. Làm từ tinh mơ đến 6 giờ sáng, vựa trả tôi với giá 2.500 đồng/kg. Vậy là, bỏ công sức, thức khuya dậy sớm, vốn liếng đi cắt về nhưng lại ôm lỗ mỗi tấn 1,1 triệu đồng”, anh Trường nói.

Mua thì không những không cầm chắc lãi mà còn ôm lỗ nặng khi giá thanh long xuống từng ngày mà không mua thì nông dân cứ gọi “cháy máy” nhờ cắt.

“Thương bà con lắm vì chi phí làm quả cũng vào khoảng 8.000 đồng/kg rồi mà lứa này rẻ quá. Vựa họ muốn mua cũng không biết bán đi đâu nên họ không cân, có cân thì cũng với giá rẻ. Thương lái như tôi cũng sợ mất Tết không dám làm nhiều”, anh Trường chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, thị trường Trung Quốc là thị trường lớn, quy định cao. Chính vì vậy bên phía Việt Nam cần xác định nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn là vấn đề quan trọng số 1 hiện nay. Đồng thời, chúng ta cần thay đổi tư duy “quá phụ thuộc vào một thị trường” sang tư duy “đa dạng thị trường”.

Thứ trưởng đề nghị ngành nông nghiệp 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cũng cần chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có những phương án, giải pháp phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn ngay tại địa phương cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp các vùng, địa phương khác cũng đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản cho người nông dân.

“Sắp tới dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu về hàng hóa tại thị trường nội địa tăng cao, cần phải tăng cường kết nối giữa người sản xuất với những nhà bán lẻ”, ông Nam nhấn mạnh.

Nguồn: http://danviet.vn/thanh-long-rot-gia-chi-con-1000-dong-kg-chin-do-vuon-khong-ai-mua-non...

COVID-19 10/1: Một công ty bất ngờ phát hiện 70 F0, thành điểm nóng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng
Sau khi xuất hiện chùm ca mắc tại Công ty Cổ phần may Minh Anh Kim Liên (xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An), ngành y tế đã họp khẩn, đưa ra nhiều phương...

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bé 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành