Mới đây, Công an quận 10 kết luận vụ người mẫu Kim Phượng tố cáo bị họa sỹ hiếp dâm là “không có căn cứ xác định hành vi hiếp dâm như tố giác”.
Họa sỹ Ngô Lực được minh oan, camera khách sạn ghi lại cảnh gì?
Kết luận của công an Quận 10 về vụ người mẫu Kim Phượng tố cáo bị họa sỹ hiếp dâm là “không có căn cứ xác định hành vi hiếp dâm như tố giác”.
Tuy nhiên, trong các ngày 25 và 26/8, người mẫu Kim Phượng một mực tuyên bố chưa nhận được tờ thông báo này, và cho rằng “cần hỏi ý kiến luật sư”. Cô cũng khẳng định không đồng ý kết quả trả lời đơn tố cáo và sẽ khiếu nại cho đến cùng.
Nghệ sĩ Ngô Lực trong một lần vẽ bodypainting
Camera của khách sạn còn ghi lại cảnh chúng tôi ra về vui vẻ. Chính Kim Phượng là người cầm thẻ phòng xuống trả tại quầy lễ tân chứ không phải tôi. Và cô ấy cũng nhiều lần xác nhận việc đi vào khách sạn để làm công việc của mẫu nude là hoàn toàn bình thường. Chính cô ấy đồng ý tự nguyện đi vào khách sạn chứ không phải bị tôi dụ dỗ hay ép buộc” – Ngô Lực cho biết.
Tính trên phạm vi toàn thế giới, chưa hề có bất cứ vụ án nào người mẫu tố hoạ sĩ vẽ body painting hiếp dâm. Sự việc người mẫu nude Kim Phượng tố nghệ sĩ Ngô Lực phạm tội, ban đầu dấy lên phẫn nộ trong công chúng, nhưng sau đó đã đi vào ngõ cụt khi không thể chứng minh được yếu tố hiếp dâm.
>> Xem thêm: Họa sỹ Ngô Lực được minh oan "hiếp dâm" mẫu nude: Camera khách sạn ghi cảnh... ra về vui vẻ
2 chị em 15 năm sống ở “ốc đảo”: Không ra chợ, không cần đến tiền
“Ốc đảo” nơi hai chị em bà Nguyễn Minh Ngọc (69 tuổi) và Nguyễn Thị Môn (67 tuổi) sinh sống là một gò đất rộng chừng 2ha nổi lên giữa vùng đồng ruộng sình lầy của xã Liên Hòa (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Mùa nắng, từ đảo có một đường nhỏ để đi vào làng đến mùa mưa thì con đường này biến mất, trở thành nơi biệt lập, chỉ còn cách đi thuyền.
Căn nhà nhỏ nơi 2 chị em bà Ngọc sinh sống nằm giữa ốc đảo hoang sơ, cây cối um tùm. Suốt 15 năm qua, ngoại trừ muối, hai bà không cần đi chợ, thức ăn đều là những thực phẩm tự sản xuất trên ốc đảo.
Hai bà đào ao nuôi cá, chăn nuôi lợn, gà, trồng rau và cấy 3 sào lúa để lấy gạo ăn quanh năm. Trên đảo còn được trồng nhiều cây ăn quả, cây thuốc nam khác nhau để chữa các bệnh cảm thông thường. Ngoài ra, hai bà còn nuôi một đàn chó, một đàn chim bồ câu để vui cửa vui nhà, báo động những khi có khách lạ đến.
Bà Ngọc (trái) - bà Môn (phải) vui vẻ nói về cuộc sống thường nhật
Thực phẩm không ăn hết, hai bà muối thành mắm tôm, mắm tép, tương cà... hoặc phơi khô dùng dần trong những ngày mưa bão. Nhiều quá thì các bà mang đi bán, mang đi cho. Trên đảo cũng có một giếng khơi, nước sạch quanh năm nên hai bà không phải lo lắng vì không có nước sạch sử dụng.
>> Xem thêm: Chị em U60 sống biệt lập, tự cung tự cấp trên “ốc đảo” suốt 15 năm không cần đến tiền
Bất ngờ với nguồn gốc cách đánh vần "lạ" cho học sinh lớp 1
Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. Ảnh: TL
Sau khi đoạn clip gây tranh cãi được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, tại nhiều diễn đàn dành cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học, nhiều giáo viên cho rằng không mấy ngạc nhiên về cách đánh vần này. Đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, chương trình này cũng đã được thông qua và triển khai tại một số trường học trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên nhận xét đoạn clip hướng dẫn của cô giáo chưa thực sự “chuẩn” và góp phần gây khó hiểu đối với các bậc phụ huynh. Theo Chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau. C, k, q đều đọc là “cờ”. Ví dụ, “qua” đọc là “cờ - oa - qua”.