Tin tức 24h: Thêm nhiều tình tiết mới khi khôi phục camera vụ bé gái 8 tuổi tử vong

Bảo Anh. - Ngày 02/01/2022 19:09 PM (GMT+7)

Ngoài việc "dì ghẻ" thường xuyên đánh đập, tra tấn bé N.T.V.A một cách tàn nhẫn thì cha của bé - ông Nguyễn Kim Trung Thái cũng nhiều lần chứng kiến cảnh này và xóa camera sau khi cái chết thương tâm của bé xảy ra.

8 diễn biến

Vụ bé gái 8 tuổi tử vong nghi bạo hành: Thêm nhiều tình tiết mới khi khôi phục camera

Nhiều lần nhìn con bị đánh, lạnh lùng xóa camera

Cái chết thương tâm của bé N.T.V.A (8 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) hiện đang rất được dư luận quan tâm. Đến ngày 2/1, Công an quận Bình Thạnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM tiếp tục xác minh, điều tra theo thẩm quyền.

Ông Nguyễn Kim Trung Thái tại cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh. Ảnh công an cung cấp

Ông Nguyễn Kim Trung Thái tại cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh. Ảnh công an cung cấp

Theo nguồn tin của Dân Việt, cơ quan CSĐT công an quận Bình Thạnh đã phục hồi được camera trong nhà ông Nguyễn Trung Kim Thái (sinh năm 1985, cha ruột bé N.T.V.A). Theo đó, trong khoảng thời gian dài, đối tượng Nguyễn Võ Quỳnh Trang đã thường xuyên bạo hành, đánh đập dã man bé V.A.

Đáng nói, rất nhiều lần ông Thái chứng kiến việc này nhưng không hề ngăn cản. Có lần, sau khi con gái bị Trang đánh, ông Thái đã bôi thuốc cho con.

Hình ảnh gia đình ông Thái, bé V.A và bà Trang chung sống trước khi bé nghi bị bạo hành tử vong. Ảnh FBNV

Hình ảnh gia đình ông Thái, bé V.A và bà Trang chung sống trước khi bé nghi bị bạo hành tử vong. Ảnh FBNV

Được biết, tại cơ quan điều tra, Thái khai nhận trong thời gian sống chung với Trang (giữa năm 2020), Trang thỉnh thoảng có đánh, la cháu V.A. Đến khoảng tháng 10/2020, bé V.A. phải học trực tuyến nên Thái giao cho người tình kèm cặp, hướng dẫn bé V.A học. Thời điểm này, Trang thường chửi mắng, đánh đập cháu bằng tay chân hoặc các dụng cụ như cây gỗ, cây sắt, ống nhựa, roi mây…

Trong ngày định mệnh 22/12, Thái cho biết bản thân đi làm, không chứng kiến việc Trang bạo hành con gái. Khi Thái về nhà thì bé V.A đã tím tái, ngất xỉu nên Thái sơ cứu và đưa đi bệnh viện. Trong lúc cấp cứu con gái tại bệnh viên, Trang đã nói cho Thái biết việc đánh đập cháu V.A. Tuy nhiên, Thái đã vào điện thoại cá nhân kết nối camera trong nhà để xóa dữ liệu, chứ không có động thái trình báo công an, tố giác Trang đánh con gái mình.

Có thể bị xử tội làm sai lệch vụ án

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Luật sư Lê Bá Thường – Giám đốc Công Ty Luật TNHH MTV Dân Luật Tín Thành (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, nếu trong quá trình cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ mà có người cố tình làm hư camera, xóa hoặc chỉnh sửa hình ảnh đã quay trước đây trong camera... thì hành vi hủy hoại chứng cứ này có thể sẽ bị xử phạt "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc" với mức phạt tù từ đến 15 năm. Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm (Điều 375 BLHS 2015).

Luật sư Thường cho biết, tội cố tình làm hư hỏng, xóa hoặc chỉnh sửa camera có thể sẽ bị xử phạt Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc với mức phạt tù từ đến 15 năm. Ảnh NVCC

Luật sư Thường cho biết, tội cố tình làm hư hỏng, xóa hoặc chỉnh sửa camera có thể sẽ bị xử phạt "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc" với mức phạt tù từ đến 15 năm. Ảnh NVCC

Ngoài ra, nếu theo nguyên nhân cái chết của bé V.A như khám nghiệm pháp y thì hành vi của bà Trang có thể sẽ bị chuyển tội danh nặng hơn và có thể đối diện với tội danh "Cố ý gây thương tích". Tùy theo mức độ giám định thương tật sẽ bị xử với mức phạt tù từ 7 năm đến 14 năm (Điều 134 BLHS 2015). 

Hoặc nếu cơ quan điều tra trích xuất camera để tìm bằng chứng, đối chiếu với lời khai của của bà Trang và ông Thái cũng như lời khai của những người làm chứng để củng cố chứng cứ phạm tội... thì bà Trang cũng có thể bị truy tố về tội "Giết người" với tình tiết tăng nặng là giết người dưới 16 tuổi. Với tội danh này, bà Trang sẽ bị xem xét mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 1 Điều 123 BLHS 2015).

Do đó, theo luật sư Thường, để cơ quan điều tra có đủ chứng cứ khởi tố 3 bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái về tội danh "cố tình gây thương tích" hoặc "giết người" thì việc trích xuất những hình ảnh trong camera ghi lại cảnh sinh hoạt hàng ngày của gia đình bị cáo là vô cùng quan trọng. Đây được xem là chứng cứ trực tiếp để buộc tội về những hành vi của bị cáo đối với nạn nhân.

"Thiết nghĩ "hổ dữ vẫn không ăn thịt con", trong khi đó con người là một "động vật cấp cao" sao nỡ đối xử với đứa con gái bé bỏng mới 8 tuổi của mình như vậy, để cháu bị hành hạ, ngược đãi tàn nhẫn mà chỉ xem là hành động giáo dục, dạy dỗ... thì thật sự rất đáng lên án. 

Những người này cần phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật để răn đe trong xã hội, đừng để xảy ra những sự việc thương tâm như thế nữa. Đồng thời, qua đây cũng mong những người làm cha mẹ, dù đã ly hôn cũng phải thường xuyên thăm hỏi và tìm hiểu hoàn cảnh sống của con, dù đang ở với cha hay mẹ" - luật sư Thường nói.

Nguồn: https://danviet.vn/vu-be-gai-8-tuoi-tu-vong-nghi-bao-hanh-them-nhieu-tinh-tiet-moi-khi-...

Giao thừa Tết Nguyên đán 2022, Hà Nội bắn pháo hoa tại 1 điểm

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, thành phố tổ chức 1 điểm bắn, 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng).

Thời điểm bắn từ 0h đến 0h15 ngày 1/2/2022 (tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022). Nguồn kinh phí bắn pháo hoa từ nguồn kinh phí xã hội hóa của các doanh nghiệp.

UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và quận Hai Bà Trưng; yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo mọi mặt tổ chức bắn pháo hoa đúng kịch bản, thời gian quy định; đồng thời, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện, trang bị trước, trong và sau khi bắn.

Nguồn: https://tienphong.vn/giao-thua-tet-nguyen-dan-2022-ha-noi-ban-phao-hoa-tai-1-diem-post1...

Hà Nội yêu cầu nhà ở riêng lẻ phải có lối ra thoát nạn

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 32 ngày 30/12/2021 ban hành Quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ban hành kèm theo Quyết định là Quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, quy định trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân; điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ sản xuất, kinh doanh và các cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Với nhà ở riêng lẻ, theo quy định, chủ hộ gia đình phải đảm bảo và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình theo quy định tại Nghị định số 136 ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Cụ thể, gian phòng để ở bố trí gần cầu thang, lối ra thoát nạn và ngăn cách với khu vực, gian phòng có bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ và sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bố trí gian phòng bảo quản, tích trữ xăng, dầu, hoá chất dễ cháy, nổ trong nhà.

Gian phòng, khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng và phương tiện, thiết bị khác có sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu phải được ngăn cách hoặc có khoảng cách an toàn đến lối ra thoát nạn và nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt của nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ gây cháy, cháy lan, bảo đảm an toàn thoát nạn cho người. Trường hợp các gian phòng, khu vực bố trí trong không gian kín phải duy trì thường xuyên giải pháp thông gió phù hợp với đặc điểm của nhà.

Với nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, phải có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà.

Theo quy định, nhà ở riêng lẻ phải có 1 lối ra thoát nạn, phải bố trí tối thiểu 1 lối ra khẩn cấp (qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc lối xuống bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà) để thoát nạn khi cần thiết. Trường hợp lối thoát qua lồng sắt, lưới sắt, phải có ô cửa có kích thước tối thiểu 0,6 x 0,8m để cho người di chuyển thuận lợi.

Trên đường, lối đi, cầu thang thoát nạn không được sử dụng vật liệu dễ cháy để thi công, lắp đặt, trang trí; không bố trí, lắp đặt vật dụng, thiết bị nhô ra khỏi mặt tường có độ cao dưới 2m; không lắp đặt gương soi trên đường, lối đi, cầu thang bộ thoát nạn. Chiều rộng của lối đi, bản thang thoát nạn phải đảm bảo cho người di chuyển thuận lợi.

Lối ra tại tầng 1 phải thoát trực tiếp ra ngoài; trường hợp thoát qua gian phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và khoảng cách an toàn đến các vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong gầm cầu thang, buồng thang bộ, trên hoặc liền kề với đường, lối thoát nạn.

Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng 1 phải sử dụng cửa bản lề; trường hợp sử dụng cửa cuốn, cửa trượt thì phải duy trì chế độ thường mở của các cửa này trong thời gian có người trong nhà, trong gian phòng; cửa cuốn phải có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc hỏng động cơ.

Căn cứ quy mô của ngôi nhà, chủ hộ gia đình phải trang bị các bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng, kìm cộng lực), đèn chiếu sáng sự cố đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy; vị trí đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc sử dụng để kịp thời chữa cháy, thoát nạn khi sự cố cháy, nổ xảy ra.

Nhà ở riêng lẻ có thể trang bị bổ sung hệ thống, thiết bị báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt cứu người để tăng cường giải pháp an toàn cho ngôi nhà. Biển quảng cáo lắp đặt bên ngoài nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy, không cản trở đường loát nạn, lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp của nhà.

Quyết định và quy định này có hiệu lực từ ngày 10/1/2022.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-yeu-cau-nha-o-rieng-le-phai-co-loi-ra-thoat-nan-post1406380...

Những tỉnh đang dẫn đầu cả nước về con số thưởng Tết

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, năm nay dù Tết đến sớm nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc báo cáo lương thưởng Tết tại doanh nghiệp, địa phương cũng chậm hơn so với các năm trước. Dự kiến đầu tháng tháng 1/2022, các địa phương mới gửi đầy đủ báo cáo về Bộ LĐTBXH.

Qua ghi nhận của phóng viên, tới thời điểm này, nhiều tỉnh, thành đã công bố mức lương thưởng Tết trên địa bàn, trong đó mức thưởng Tết cao nhất ở một số nơi vượt trội so với năm ngoái.

Thưởng Tết năm 2022 dù được dự báo là có nhiều gam màu tối nhưng lại có mức thưởng Tết cao vượt trội ở một số ngành. Mức cao nhất hiện nay là hơn 1,4 tỷ đồng. Ảnh: L.T

Thưởng Tết năm 2022 dù được dự báo là có nhiều gam màu tối nhưng lại có mức thưởng Tết cao vượt trội ở một số ngành. Mức cao nhất hiện nay là hơn 1,4 tỷ đồng. Ảnh: L.T

Thưởng Tết tại Đà Nẵng mức cao nhất là hơn 1,4 tỷ đồng

Theo Sở LĐTBXH TP Đà Nẵng, mức thưởng Tết nguyên đán năm 2022 cao nhất là hơn 1,4 tỷ đồng, thấp nhất là 200.000 đồng/người.

Cụ thể, thưởng Tết Dương lịch năm 2022, đối với các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, tiền thưởng cao nhất là 22 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 đồng.

Các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước, tiền thưởng cao nhất là 15 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng. Các doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng cao nhất là 11,25 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng. Các doanh nghiệp FDI, tiền thưởng cao nhất là 76,7 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng.

Về mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đối với các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, tiền thưởng cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 1,075 triệu đồng. Đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước, tiền thưởng cao nhất là 45 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Các doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng cao nhất là 1,432 tỷ đồng, thấp nhất là 200.000 đồng. Nhóm doanh nghiệp FDI tiền thưởng cao nhất là 150 triệu đồng, thấp nhất là 768.000 đồng.

Qua ghi nhận bức tranh thưởng Tết có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh thành phố lớn, và trong chính các loại hình doanh nghiệp. Mức thưởng Tết cao nhất tới thời điểm này là hơn 1,4 tỷ đồng và thấp nhất là 200.000 đồng/người

Thưởng Tết ở TP.HCM mức cao nhất 1,3 tỷ đồng

Theo công bố thưởng Tết Nguyên đán năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh có mức cao nhất đạt gần 1,3 tỷ đồng đã gây choáng ngợp nhiều người. Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng mức thưởng Tết ở thành phố vẫn vượt trội. Trước đó, các năm 2020 và 2021, con số thưởng Tết cao nhất cũng chỉ rơi vào khoảng 1 tỷ đồng.

Mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất tại thành phố cũng lên tới 471 triệu đồng.

Đánh giá chung, mức thưởng Tết Nguyên Đán năm 2022 tương đương năm 2021, với mức thưởng trung bình là 8,8 triệu đồng/người. Còn mức thưởng Tết Dương lịch trung bình 4,09 triệu đồng/người, cao hơn 20,2% so năm 2021.

Đáng chú ý, các lĩnh vực điện, điện tử, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, mỹ phẩm, công nghệ thông tin, bất động sản có mức thưởng cao hơn so với mặt bằng chung.

Kết quả khảo sát của Sở cũng ghi nhận có 508/1.012 doanh nghiệp phản hồi gặp khó khăn thưởng tết cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thưởng Tết Hà Nội cao nhất đạt 400 triệu đồng, thấp nhất 500 nghìn đồng

Xếp sau TP Hồ Chí Minh là TP Hà Nội. Trong số 6.227 doanh nghiệp gửi báo cáo về Sở, đứng đầu về mức thưởng tết âm lịch thuộc về một doanh nghiệp ở khối doanh nghiệp dân doanh, với mức 400 triệu đồng/người. Doanh nghiệp thưởng thấp nhất cũng rơi vào nhóm này là 500 nghìn đồng/người. Mức thưởng tết trung bình của nhóm đạt bình quân 3,7 triệu đồng/người.

Thưởng Tết Lào Cai cao nhất là 100 triệu đồng

Qua báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Lào Cai, mức thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp tỉnh Lào Cai có sự chênh lệch khá lớn.

Báo cáo cho thấy, có 92 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho người lao động. Trong đó, mức thưởng Tết 2 cao nhất là 100 triệu đồng/người thuộc về một công ty cổ phần khai thác mỏ tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người thuộc một công ty TNHH một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ về lĩnh vực lâm nghiệp.

Ngoài các tỉnh, thành phố kể trên nhiều tỉnh thành phố như: Bạc Liêu; Cần Thơ; Hải Phòng... cũng đã công bố mức thưởng Tết. Nhìn chung, mức bình quân thưởng Tết của các tỉnh này đều thấp hơn so với các năm trước. Riêng mức thưởng Tết cao nhất có phần vượt trội so với các năm. Điều này chứng tỏ một số lĩnh vực, ngành dịch vụ vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt.

Nguồn: https://danviet.vn/nhung-tinh-dang-dan-dau-ca-nuoc-ve-con-so-thuong-tet-202201021152222...

Bộ Công an yêu cầu xử lý nghiêm vụ tài xế có sổ bệnh tâm thần gây tai nạn

Ngày 2-1, trao đổi với PLO, một lãnh đạo Công an tỉnh Bình Định xác nhận lãnh đạo Bộ Công an vừa chỉ đạo công an tỉnh này điều tra, xử lý nghiêm vụ tài xế có sổ khám chữa bệnh tâm thần điều khiển xe đầu kéo gây tai nạn hàng loạt, làm hai người chết, 13 người bị thương.

Theo đó, tại hội nghị trực tuyến CSGT toàn quốc do Cục CSGT Bộ Công an tổ chức chiều 31-12-2021, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã yêu cầu Công an tỉnh Bình Định khẩn trương làm rõ, báo cáo một số vấn đề liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên tỉnh lộ 639B đoạn qua thị xã An Nhơn, làm 15 người thương vong.

Cụ thể, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng yêu cầu làm rõ ba vấn đề, gồm người điều khiển xe đầu kéo gây ra vụ tai nạn giao thông hiện có còn chữa bệnh tâm thần hay không; giấy phép lái xe của tài xế này do đơn vị nào cấp; hợp đồng lái xe giữa doanh nghiệp và tài xế như thế nào.

Thông tin ban đầu từ Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định cho hay sau khi xảy ra vụ tai nạn, người thân tài xế Nguyễn Văn Thâu (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) có trình ra sổ khám, theo dõi bệnh tâm thần của Thâu tại cộng đồng từ năm 2016.

Giấy phép lái ô tô hạng FC của Nguyễn Văn Thâu do Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp hồi tháng 6-2016. Trước đó, tháng 3-2016, ông Thâu nộp hồ sơ học nâng bằng lái lên hạng FC tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định. Tuy nhiên, một tháng sau, ông Thâu đến rút hồ sơ, đem ra tỉnh Thừa Thiên – Huế nộp, thi nâng bằng FC.

Khi điều khiển xe gây tai nạn, Thâu đang lái xe cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Phúc Vinh (trụ sở tại TP Quy Nhơn, Bình Định).

CSGT truy đuổi, chặn bắt xe đầu kéo gây tai nạn. Ảnh cắt từ clip

CSGT truy đuổi, chặn bắt xe đầu kéo gây tai nạn. Ảnh cắt từ clip

Như PLO đã thông tin, chiều 3-12-2021, tài xế Nguyễn Văn Thâu điều khiển xe đầu kéo 77C - 15414 kéo theo rơ moóc 77R – 00681 trên tỉnh lộ 639B đoạn qua thị xã An Nhơn. Khi đến đoạn qua xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, xe đầu kéo tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường.

Sau khi gây tai nạn, xe đầu kéo do tài xế Thâu cầm lái tiếp tục di chuyển và lại tông vào nhiều phương tiện khác. Tài xế Thâu đã bị lực lượng CSGT truy đuổi, khống chế, bắt giữ sau đó. Vụ tai nạn làm hai người chết, 17 người bị thương.

Cơ quan CSĐT Công an thị xã An Nhơn đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Thâu để điều tra tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/bo-cong-an-yeu-cau-xu-ly-nghiem-vu-tai-xe-co-so-benh-tam...

Hỗ trợ khẩn cấp 1.350 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Tin tức 24h: Thêm nhiều tình tiết mới khi khôi phục camera vụ bé gái 8 tuổi tử vong - 6

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 2266/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021.

Quyết định nêu rõ, bổ sung 1.350 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 cho 15 địa phương, gồm: Nghệ An 150 tỷ đồng, Hà Tĩnh 30 tỷ đồng, Quảng Bình 60 tỷ đồng, Quảng Trị 80 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 60 tỷ đồng, Quảng Nam 120 tỷ đồng, Quảng Ngãi 160 tỷ đồng, Bình Định 150 tỷ đồng, Phú Yên 160 tỷ đồng,

Khánh Hòa 100 tỷ đồng, Kon Tum 30 tỷ đồng, Đắk Lắk 50 tỷ đồng, Đắk Nông 30 tỷ đồng, Ninh Thuận 80 tỷ đồng, An Giang 90 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2021.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.

Ủy ban nhân dân các tỉnh chủ động rà soát các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng nặng do thiên tai, bão, mưa lũ đảm bảo đúng phạm vi, đối tượng hỗ trợ; phân bổ chi tiết mức vốn cho từng công trình, dự án theo đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước, luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm huy động nguồn lực địa phương để cùng với kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương hoàn thành các dự án đúng tiến độ, hiệu quả; gửi kết quả phân bổ bao gồm danh mục dự án, số kinh phí hỗ trợ cho từng dự án về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, các địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ho-tro-khan-cap-1-350-ty-dong-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-a5...

Doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm lao động dịp Tết

Nhằm đáp ứng tiến độ các đơn hàng cuối năm cũng như chuẩn bị cho kế hoạch năm mới, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao, dành nhiều đãi ngộ song vẫn rất khó tìm được lao động thời điểm này.

Điều kiện dễ dãi vẫn không ai ứng tuyển

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đàm phán với đãi ngộ tốt hơn song vẫn rất khó tìm được lao động thời điểm hiện nay

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đàm phán với đãi ngộ tốt hơn song vẫn rất khó tìm được lao động thời điểm hiện nay

Để mở rộng sản xuất nhằm cung cấp đủ số lượng hàng tăng đột biến từ đối tác Mỹ, đồng thời sản xuất đơn hàng cho năm 2022, Phó giám đốc nhà máy của Tập đoàn Sunhouse Trần Văn Đạt cho biết, nếu như mọi năm, chỉ cần thông báo là có cả chồng hồ sơ xếp hàng nhưng nay thì mọi chuyện đã khác.

Ông Đạt cho biết, từ tháng 9, nhà máy tại Quốc Oai, Hà Nội cần tuyển thêm 40 người, không cần tay nghề để đáp ứng đơn hàng tăng đột biến. Tuy nhiên đến nay mới chỉ tuyển được chưa đầy 30 người.

“Trước đây 1-2 năm, công ty chỉ cần thông báo tuyển dụng trên trang web của tập đoàn, nhân sự cũng chỉ lấy loanh quanh mạn Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây là đủ. Đến nay, việc tìm người mở rộng ra cả khu vực miền Trung nhưng cũng rất khó”, ông Đạt kể và cho biết do doanh thu tăng trưởng khá lớn, khoảng 25% nên nhu cầu tuyển lên tới hàng nghìn người. Dù vậy, hồ sơ ứng tuyển mà công ty nhận được chỉ lác đác.

Thiếu lao động trong khi nhu cầu đơn hàng tăng 3-4 lần, 7 nhà máy ở Hà Nội của công ty chỉ còn cách phải dồn hết lực để kịp sản xuất đơn hàng xuất khẩu, chấp nhận bỏ đơn với thị trường nội địa.

Các nhà máy liên tục hoạt động 24/24h, đổi ca liên tục. Các dây chuyền sản xuất phải “bốc” người từ nhà máy này qua nhà máy kia.

Tập trung ưu tiên cho những công đoạn gấp. Nếu không tuyển được người, kế hoạch năm 2022 chắc chắn bị ảnh hưởng.

Tương tự, ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, hiện công ty đang tất bật sản xuất các đơn hàng cuối năm và chuẩn bị kế hoạch năm 2022 nên cần tuyển hàng trăm công nhân.

Tuy nhiên, cả mấy tháng qua cũng chỉ được vài chục người.

Tình thế đó khiến công ty bắt buộc phải chấp nhận phương án “chỉ nhận đủ đơn hàng theo số lượng người hiện có”.

Dù vậy, toàn bộ phân xưởng, máy móc đều phải hoạt động 24/24h và công nhân cũng phải chia 3 ca để sản xuất cả ngày lẫn đêm.

Ông Phạm Thế Toàn, Giám đốc nhân sự hành chính, Công ty CP Thực phẩm Cholimex Food cũng cho hay, đang cần tuyển khoảng 500 lao động để bổ sung nhân lực vào các khâu sản xuất cuối năm.

Điều kiện dễ dãi đến mức chỉ cần có nhu cầu làm việc thì đều được công ty nhận và không đòi hỏi tay nghề, thậm chí sẵn sàng đàm phán với mức lương cao hơn mặt bằng hiện tại…

Tuy nhiên, đến nay công ty không thể nào tuyển đủ một phần số lượng so với nhu cầu.

Theo bà Kiều Thị Tiên Dung, Giám đốc Nhân sự Công ty Chuyển phát nhanh J&T Express, để giữ chân người lao động cũng như đáp ứng nhu cầu hoạt động mùa kinh doanh cuối năm, J&T Express đã nhanh chóng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho đội ngũ hơn 25.000 người tại hơn 1.000 bưu cục khắp 63 tỉnh, thành.

Điều đó không chỉ giúp đảm bảo an toàn để duy trì việc vận chuyển trong mùa dịch, mà còn giúp đội ngũ nhân sự thêm gắn bó với công ty lâu dài.

Hiểu rõ mối lo thu nhập bị ảnh hưởng của người lao động, J&T Express cũng đã nhanh chóng thành lập “Quỹ hỗ trợ J&T Care” với tổng số tiền lên tới 5 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ các trường hợp người lao động và gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Khó tuyển vì đâu?

Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân khó tuyển lao động dịp cuối năm là do thời điểm dịch bùng phát đúng vào thời điểm tuyển dụng cho sản xuất cuối năm.

Mặt khác, phần lớn lượng lao động không muốn đi làm thời điểm này do lo ngại dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.

Hơn nữa, một phần lao động về quê không muốn quay lại thành phố đi làm nữa, nên dù có mời chào hấp dẫn đến đâu thì họ cũng không mặn mà.

Đại diện trang chuyên đăng tin tuyển dụng Việc Làm Tốt cho biết, khảo sát cho thấy, có đến 48% người sau khi về quê không muốn quay lại thành phố.

Do đó, với việc một số người chưa muốn quay lại thành phố làm việc, mức độ cạnh tranh của các nhà tuyển dụng càng thêm phần gia tăng.

Thậm chí, để nhanh chóng quay lại guồng sản xuất, nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa ra mức lương cao hơn để thu hút ứng viên. Trên Việc Làm Tốt, mức lương trung bình của các công việc đăng tuyển đã cao hơn 7-10% so với tháng trước dịch.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ, TB&XH Hà Nội) cho biết, hiện nay, các phiên giao dịch việc làm trực tuyến mỗi ngày thu hút khoảng 80 doanh nghiệp, hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng từ điểm cầu trực tuyến ở 6 tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, Ban tổ chức đã tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng của 30 doanh nghiệp.

Theo ông Thành, năm nay, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cả lao động toàn thời gian và bán thời gian. Yêu cầu đặt ra với các ứng viên không cao về kỹ năng, kinh nghiệm, quan trọng là sự chăm chỉ, sức khỏe tốt.

Một số lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng lớn dịp cuối năm như công nhân sản xuất, may mặc, điện, điện tử, giao nhận, thương mại dịch vụ, bán lẻ…

“Qua đánh giá, trung tâm nhận thấy khoảng cách các phân khúc lương trong tuyển dụng khá rõ. Điều này cho thấy rõ các nhu cầu và mối quan tâm của các nhà tuyển dụng về nhân sự”, ông Thành đánh giá.

Theo đó, năm nay mức lương “mở” được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng và ứng viên tăng cao, có tới hàng trăm chỉ tiêu.

Tiêu chí chủ yếu của nhóm lương thỏa thuận trên là ứng viên có kinh nghiệm đảm trách những vị trí cao, chịu áp lực lớn, nhiều kinh nghiệm và tích hợp nhiều kỹ năng quản lý.

Ngoài ra, ứng viên có thể nhận thêm nhiều phúc lợi đi kèm với vị trí công việc. Mức lương cao nhất thuộc nhóm này khoảng 30-60 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn nữa, tùy sự đáp ứng yêu cầu từ ứng viên.

Nhóm thứ 2, từ 10 triệu đồng/tháng trở lên chiếm tỷ lệ 25,7% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng, dành cho các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng, người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc…

Nhóm thấp hơn với mức lương từ trên 7-10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 32,1% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Mức lương này dành cho các vị trí kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, nhân viên kỹ thuật có tay nghề.

Thấp nhất là mức lương từ 5-7 triệu đồng/tháng chiếm 22% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng, dành cho lao động chưa có tay nghề, sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ, bán thời gian.

Ông Thành đánh giá, số lượng việc tìm người đang nhiều hơn người tìm việc. Điều này cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt lao động cuối năm nay.

“Có thể một bộ phận lao động sẽ xác định không tìm việc thời điểm này, mà theo dõi tình hình dịch bệnh để đưa ra quyết định của mình. Khảo sát cũng cho thấy, doanh nghiệp đang phục hồi và tăng tuyển dụng lao động toàn thời gian. Còn lao động phần lớn mong muốn làm theo ca, gần nhà”, ông Thành thông tin.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/doanh-nghiep-do-mat-tim-lao-dong-dip-tet-d537698.html

Chuyển hồ sơ vụ bé gái 8 tuổi tử vong lên Công an TP.HCM để điều tra

Tối 1-1, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã chuyển hồ sơ vụ việc bé gái N.T.V.A. (SN 2013) bị bạo hành tử vong lên Cơ quan CSĐT (PC01), Công an TP.HCM để tiếp tục điều tra, xử lý.

Viện KSND quận Bình Thạnh cũng chuyển hồ sơ lên Viện KSND TP.HCM để thụ lý theo thẩm quyền.

Nguyễn Quỳnh Trang được xác định đã đánh đập bé gái gây ra nhiều vết thương trên cơ thể. Ảnh: CA

Nguyễn Quỳnh Trang được xác định đã đánh đập bé gái gây ra nhiều vết thương trên cơ thể. Ảnh: CA

Trước đó, như đã đưa tin, khuya 30-12, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1) do có hành vi đồng phạm giúp sức với bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1996, quê Gia Lai) trong vụ bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong.

Trước đó, ngày 29-12, bà Nguyễn Thị Hạnh (mẹ ruột bé NTVA - 8 tuổi) và ông Nguyễn Quang Vinh (cậu ruột bé) có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ba ruột bé).

Chiều 22-12, cơ quan chức năng nhận tin báo từ một bệnh viện trên địa bàn phường 22 (quận Bình Thạnh) cấp cứu một bé gái trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở và đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Ngoài ra, trên cơ thể cháu bé có nhiều vết bầm lớn nghi do bị đánh đập, bạo hành.

Nhận tin báo, Công an quận Bình Thạnh phối hợp Công an phường 22 đã có mặt tại bệnh viện ghi nhận lời khai những người liên quan.

Ngày 28-12, Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam hai tháng đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) về tội hành hạ người khác.

Tại cơ quan công an, Trang thừa nhận nhiều lần dùng roi mây, gậy gỗ đánh đập bé A khi cháu làm bài sai, việc này ông Thái có biết. Đối với ông Thái, trong quá trình sống chung biết con có nhiều vết bầm tím trên cơ thể và bảo sợ bố mẹ nhưng ông Thái không có hành động quyết liệt để bảo vệ hoặc ngăn cản Trang thực hiện biện pháp dạy con như vậy.

Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/chuyen-ho-so-vu-be-gai-8-tuoi-tu-vong-len-cong-an-tphcm-...

COVID-19 2/1: Không có triệu chứng, xét nghiệm phát hiện nhiều người mắc Covid-19
Trong 24 giờ qua, bằng việc lấy mẫu xét nghiệm lực lượng chức năng tại Nghệ An đã phát hiện 167 ca mắc Covid-19, trong đó có 35 ca trong cộng đồng.

Dịch COVID-19

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h