Tin tức 24h: Trước khi xóa camera, bố bé 8 tuổi không có ý định đưa con đi cấp cứu?

H.A - Ngày 03/01/2022 19:13 PM (GMT+7)

Ban đầu, Nguyễn Kim Trung Thái sơ cứu cho con nhưng không có ý định đưa con đi cấp cứu vì sợ vụ việc bị phát hiện.

5 diễn biến

Tình tiết phẫn nộ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành, bố đẻ không có ý định đưa con đi cấp cứu

Vụ việc bé N.T.V.A. (8 tuổi) tử vong do bị bạo hành ở quận Bình Thạnh, TP.HCM đã khiến dư luận phẫn nộ mấy ngày vừa qua. Không chỉ lên án hành vi dã man, máu lạnh của "dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang mà dư luận cũng hết sức phẫn nộ với sự vô tâm cùng những hành vi bao che tội ác cho nhân tình. 

Cơ quan CSĐT công an quận Bình Thạnh đã phục hồi được camera trong nhà ông Nguyễn Trung Kim Thái (sinh năm 1985, cha ruột bé N.T.V.A). Đáng nói, rất nhiều lần ông Thái chứng kiến việc này nhưng không hề ngăn cản. Có lần, sau khi con gái bị Trang đánh, ông Thái đã bôi thuốc cho con.

Chân dung dì ghẻ và bố đẻ của bé V.A

Chân dung dì ghẻ và bố đẻ của bé V.A

Trong ngày định mệnh 22/12, Thái cho biết bản thân đi làm, không chứng kiến việc Trang bạo hành con gái. Khi Thái về nhà thì bé V.A đã tím tái, ngất xỉu nên Thái sơ cứu và đưa đi bệnh viện. Trong lúc cấp cứu con gái tại bệnh viên, Trang đã nói cho Thái biết việc đánh đập cháu V.A. Tuy nhiên, Thái đã vào điện thoại cá nhân kết nối camera trong nhà để xóa dữ liệu, chứ không có động thái trình báo công an, tố giác Trang đánh con gái mình.

Nguồn tin trên báo Dân trí còn tiết lộ thêm tình tiết đáng phẫn nộ. Sau khi về nhà và biết được tình trạng của con gái, ban đầu Thái chỉ sơ cứu cho con và không có ý định đưa con đi cấp cứu vì sợ vụ việc bị phát hiện. Chỉ đến khi tình trạng chấn thương bé A. quá nặng, cơ thể không còn phản xạ, bất tỉnh nên Thái báo bảo vệ tòa nhà để phụ đưa con cấp cứu tại bệnh viện gần đó.

Hiện Các cơ quan tố tụng TP HCM đang gấp rút điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đúng người, đúng tội đối với kẻ đã gây ra cái chết với bé V.A.

Nguồn: (Tổng hợp)

2 trường hợp bị phạt khi đi xe không chính chủ

Cụ thể, tại Điều 6 Thông tư 58/2020 của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 1-1), trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Đối với xe qua nhiều đời chủ mà không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu như hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế,… chỉ được giải quyết sang tên đến hết ngày 31-12-2021. 

Hai trường hợp đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt mà người dân cần lưu ý. Ảnh: TN

Hai trường hợp đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt mà người dân cần lưu ý. Ảnh: TN

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết từ 1-1 người đi xe không chính chủ sẽ bị phạt khi phát hiện tai nạn hoặc Công an kiểm tra và khi đi đăng ký xe.

“Trường hợp vợ đi xe của chồng, bố mẹ đi xe của con cái hay ngược lại thì chỉ cần chứng minh mối quan hệ nhân thân sẽ không bị phạt”- luật sư Tuấn cho hay.

Cũng theo luật sư Tuấn, căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020, người đang sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì có thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.

Nếu không thực hiện sang tên xe trước 31-12-2021 thì từ ngày 1-1, dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên.

Đại diện đội Đăng ký xe, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM (PC08), cho biết thời gian vừa qua, các trường hợp thiếu giấy tờ chuyển nhượng đến làm thủ tục sang tên đổi chủ rất nhiều.

Vị này cũng cho biết, trường hợp người dân dù có giấy tờ chuyển nhượng cũng phải hoàn thiện thủ tục sang tên đổi chủ để việc quản lý nhà nước được tốt hơn.

“Những trường hợp có giấy tờ chuyển nhượng, trong vòng 30 ngày nếu không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị phạt khi lên đăng ký sang tên xe. Do đó người dân cần thực hiện đúng quy định”- vị này nói thêm.

Nguồn: https://plo.vn/do-thi/2-truong-hop-bi-phat-khi-di-xe-khong-chinh-chu-1037104.html

Nhà xe lo ''mất Tết'' vì khách mua vé thưa vắng

Ghi nhận thực tế của PV Tiền Phong vào ngày 2/1, tại hầu hết các bến xe lớn ở TP.HCM như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, ga Sài Gòn,…đều trong tình trạng vắng vẻ từ khu vực bán vé đến khu vực bến bãi. Lượng hành khách ra, vào bến xe thưa thớt.

Khung cảnh chỉ lác đác vài khách ở khu vực bán vé cũng như sảnh chờ bến xe tại bến xe miền Đông.

Khung cảnh chỉ lác đác vài khách ở khu vực bán vé cũng như sảnh chờ bến xe tại bến xe miền Đông.

Bà Trương Liên Hương, Phó Giám đốc Công ty Vận tải Ba Châu (TPHCM – Cần Thơ – Ô Môn) cho biết, DN hoạt động trở lại vào đầu tháng 10 nhưng lượng khách giảm 60-70% dù trong thời gian cao điểm làm ăn.

Trước đây, DN có 8 tài xế chạy liên tục trong ngày với công suất khoảng 350 khách/ngày thì giờ chỉ duy trì 3 tài xế. Dẫu vậy, nhiều nhất cũng chỉ có 10-12 người/chuyến xe. Dù có ngày chỉ có 1-2 người/chuyến nhưng giá vé vẫn được giữ ở mức ổn định, chấp nhận tạm thời bù lỗ để duy trì chuyến.

“Tôi có thuê 3 quầy để bán vé tại bến xe nhưng từ khi bến xe được hoạt động trở lại, tôi chỉ thuê 1 quầy và tạm dừng 2 quầy còn lại để tiết kiệm chi phí. Sắp tới, tôi sẽ mở 2 quầy còn lại để bán vé tết Nguyên Đán. Nếu lượng khách tăng lên tôi sẽ tiếp tục thuê còn không sau Tết Nguyên Đán tôi tạm dừng 2 quầy này”, bà Hương tâm sự.

Đại diện nhà xe Kim Lý (tuyến TP.HCM – Đăk Nông) cho hay, đến thời điểm này vẫn chưa có ai đặt vé Tết Nguyên Đán, trong khi thời điểm năm ngoái đã có nhiều người gọi đặt vé xe Tết trước, ngày cao điểm đi được 4-5 xe với công suất khoảng 150 khách/ngày. Hiện tại, ngày cao điểm chỉ bán được 10-15 vé. Năm nay, nhà xe xác định Tết này coi như mất Tết vì cảnh bến xe vắng thưa khách.

Ông Trần Văn Phương, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Bến xe miền Tây cho biết, lượng khách Tết Dương lịch so với cùng kỳ năm 2020 giảm tới 80%. Hiện, trung bình mỗi ngày, bến xe đón khoảng 2.000 khách so với ngày trước dịch là 30.000 khách. Xe xuất bến cũng chỉ đạt 200/1.200 xe.

“Nhiều quầy vé đã đóng từ ngày 1/6 tới nay chưa mở lại, một số quầy trả mặt bằng vì không có khách. Tính đến ngày 28/12, vẫn còn 3 tỉnh chưa cho xe ở TP.HCM về là Vĩnh Long, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Người dân muốn về quê thì phải chọn xe tỉnh khác có lộ trình đi ngang qua để xuống giữa đường”, Ông Phương nói.

Ông Tạ Chương Chín, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Bến xe miền Đông cho biết, hiện nay hoạt động vận tải vẫn chưa hồi phục, chỉ mới có 74/164 DN tại bến hoạt động trở lại. Theo ông Chín, các hãng chủ yếu hoạt động cầm chừng, lượng khách đến bến xe so với cùng kỳ chỉ đạt 5-10%, xe xuất bến chỉ đạt mức 15-20% cùng kỳ.

Ông Chín cho rằng, một số khách còn mơ hồ khi thông tin một số tỉnh còn cách ly nên họ cân nhắc việc đi lại, chỉ đi lại khi thực sự cần thiết. Do đó, bến xe rất khó khăn trong công tác dự báo lượng khách trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Ông Nguyễn Ánh Luyện, Phó Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn thông tin,do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tất cả các phương tiện giao thông công cộng và ngành đường sắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng vé bán ra cho Tết âm lịch và Tết dương lịch rất thấp so với mọi năm.

“Công đoàn các Khu công nghiệp và khu chế xuất TP.HCM năm nào cũng mua vé đường sắt tặng công nhân về quê ăn Tết. Dự kiến tặng 700 – 800 vé mà sau khi hỏi nhu cầu công nhân thì chỉ còn lấy khoảng 150 vé, vé tặng mà công nhân cũng không đăng ký và có nhu cầu về”, ông Luyện cho biết.

Sau 2 tháng mở cửa, vận tải hành khách vẫn vắng hoe vì COVID

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, từ ngày 16/10/21 - 30/11 hầu hết các Sở GTVT đã đưa các tuyến vận tải khách liên tỉnh vào hoạt động.

"Có gần 4.000 trong tổng số hơn 12.000 tuyến đang khai thác, đạt hơn 31%. Số chuyến xe hoạt động thực tế hơn 25.000 chuyến. Số xe hoạt động hơn 7.660 trong tổng số hơn 19.600 xe, đạt gần đạt 40%, số khách là chở 118.000", bà Hiền thông tin.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN, trong tháng 12/2021 có 59/63 Sở GTVT tiếp tục đưa các tuyến vận tải khách liên tỉnh vào hoạt động với tổng số tuyến đang khai thác hơn 3.230/12.300 tuyến. Tổng số chuyến hoạt động thực tế hơn 18.000, tổng số xe hoạt động hơn 3.600 xe.

Bà Hiền cho biết, khó khăn hiện nay là dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố diễn biến vẫn phức tạp. Số ca mắc vẫn tăng, hành khách lo sợ dịch bệnh khi đi trên phương tiện xe khách công cộng nên hoạt động vận tải đường bộ bị ảnh hưởng rất lớn, lưu lượng hành khách đi lại ít.

Bên cạnh đó, do thời gian giãn cách dài, các đơn vị vận tải khách còn khá dè dặt đưa nhiều phương tiện vào khai thác, lo không đủ chi phí cho một chuyến đi. Các địa phương thường xuyên phải thông báo thay đổi cấp độ ở mỗi vùng nên khó khăn trong việc kết nối lại các loại hình vận tải.

Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3, tổ chức vận tải hành khách không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị là chưa phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt đối với phương tiện xe taxi, xe hợp đồng. Đồng thời, lái xe của các đơn vị kinh doanh vận tải chưa được ưu tiên tiêm hai mũi theo quy định, gây khó khăn trong bố trí nhân lực.

Bà Hiền cho biết, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Y tế, đánh giá và công bố kịp thời cấp độ dịch đến cấp xã/phường/thôn để các đơn vị kinh doanh vận tải tra cứu và thống nhất hoạt động.

Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương tiêm vắc xin mũi tăng cường cho lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo nguồn lực tham gia hoạt động vận tải, gắn với công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bộ GTVT vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay; Tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho các đơn vị vận tải bị ảnh hưởng của dịch, cho vay mới để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, có các chính sách miễn giảm các loại thuế, phí và lệ phí đến hết năm 2022 hoặc cho đến khi dịch bệnh kết thúc.

Nguồn: https://tienphong.vn/nha-xe-lo-mat-tet-vi-khach-mua-ve-thua-vang-post1406364.tpo

Giám đốc bệnh viện nói về việc cấp giấy khám sức khỏe cho tài xế “có sổ chữa bệnh tâm thần”

Chiều 3-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vụ việc tài xế Nguyễn Văn Thâu (36 tuổi; ngụ xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) – người vừa điều khiển xe đầu kéo gây tai nạn liên hoàn làm 2 người chết và 13 người bị thương nặng ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (trụ sở TP Quy Nhơn) Trần Thị Thu xác nhận bệnh viện này đã khám sức khỏe cho Thâu vào ngày 24-6-2021.

Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình - nơi khám sức khỏe cho tài xế Nguyễn Văn Thâu để đổi GPLX

Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình - nơi khám sức khỏe cho tài xế Nguyễn Văn Thâu để đổi GPLX

"Thời điểm đó, Thâu có đến bệnh viện chúng tôi đăng ký khám sức khỏe với mục đích đổi lại 2 giấy phép lái xe (GPLX) hạng FC và hạng E. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy Thâu rất khỏe mạnh, bình thường, không có dấu hiệu gì về bệnh tâm thần nên đã kết luận "đủ điều kiện sức khỏe lái xe ô tô hạng FC và hạng E". Còn việc Thâu có sổ chữa bệnh tâm thần vào năm 2016 như báo chí thông tin, tôi cho rằng đó là bệnh án cũ. Sau một thời gian điều trị, rất có thể Thâu đã khỏi bệnh tâm thần và đi làm bình thường", bà Thu cho hay.

Liên quan đến vụ việc trên, theo tìm hiểu của phóng viên, tài xế Nguyễn Văn Thâu học và được cấp GPLX hạng FC tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vào ngày 24-9-2016. Sau đó, Thâu học lái xe hạng E tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định từ ngày 21-9-2017 đến 11-11-2017.

Ngày 24-6-2021, Thâu có đơn xin cấp, đổi GPLX hạng E và FC với lý do "GPLX cũ thời gian lâu bị mờ". Trong hồ sơ gửi Sở GTVT Bình Định, có giấy khám sức khỏe do Bệnh viện Hòa Bình cấp ngày 24-6-2021, ghi rõ "Đủ điều kiện sức khỏe lái xe ô tô hạng FC" và "Đủ điều kiện sức khỏe lái xe ô tô hạng E".

Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, khoảng 16 giờ 30 ngày 30-12, Nguyễn Văn Thâu điều khiển xe đầu kéo BKS 77C-154.14 kéo theo rơ móc 77R-006.81 của Công ty Phúc Vinh (trụ sở TP Quy Nhơn), chạy trên tỉnh lộ ĐT 638, đoạn thuộc thị xã An Nhơn. Khi đến ngã tư thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thì bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường.

Sau khi gây ra tai nạn, Thâu tiếp tục điều khiển phương tiện bỏ chạy ra QL 19 rồi QL 1A theo hướng Bắc - Nam. Người dân và lực lượng Công an đuổi theo để truy bắt xe đầu kéo BKS 77C 154.14. Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi truy đuổi hơn 25 km, lực lượng chức năng đã phối hợp với Trạm CSGT Tuy Phước (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) chặn được xe đầu kéo BKS 77C 154.14 và bắt giữ Thâu khi đang di chuyển trên QL 1A, đoạn qua địa bàn xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/giam-doc-benh-vien-noi-ve-viec-cap-giay-kham-suc-khoe-cho-ta...

38 người chết vì tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch

Cụ thể, đường bộ xảy ra 63 vụ tai nạn giao thông làm chết 37 người, bị thương 35 người. So với 3 ngày đầu năm 2021, giảm 3 vụ, giảm 2 người chết, giảm 2 người bị thương.

Đường sắt xảy ra 1 vụ, làm 1 người chết; Đường thủy không xảy ra tai nạn.

Hiện trường vụ TNGT đầu năm ở Ninh Bình khiến nữ giáo viên tử vong thương tâm.

Hiện trường vụ TNGT đầu năm ở Ninh Bình khiến nữ giáo viên tử vong thương tâm.

Theo Cục CSGT (Bộ Công an), tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương giáp ranh, tình hình TTATGT trong ngày được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý 19.285 trường hợp vi phạm; phạt tiền 22,65 tỷ đồng; tạm giữ 91 xe ô tô, 2.126 xe mô tô; tước 1.241 GPLX các loại, trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 812 trường hợp và 4 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/38-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-trong-3-ngay-nghi-tet-duo...

COVID-19 3/1: Phát hiện 34 tiểu thương cùng một khu chợ dương tính, thành điểm nóng nguy cơ lây nhiễm
TP.Đà Nẵng phát hiện 34 tiểu thương chợ Non Nước nhiễm SARS-CoV-2, 34 trường hợp này chưa được cách ly khi phát hiện.

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h