Tin tức 24h: Vụ con trai bỏ độc vào sữa khiến cha và bà nội tử vong: Chuyên gia pháp lý nói gì?

H.A - Ngày 21/10/2023 19:00 PM (GMT+7)

Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt khẩn cấp P.M.Q (14 tuổi) nghi phạm bỏ chất độc vào sữa làm cha và bà nội chết. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận.

Vụ con trai bỏ độc vào sữa khiến cha và bà nội tử vong: Chuyên gia pháp lý nói gì?

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố vụ án giết người, đồng thời bắt khẩn cấp P.M.Q (14 tuổi) trong vụ án mạng 2 người chết sau khi uống sữa ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Q. là con trai của ông Phạm Văn Y. (45 tuổi) và là cháu nội của bà Phạm Thị Ph. (83 tuổi).

Căn nhà nơi xảy ra vụ việc.

Căn nhà nơi xảy ra vụ việc.

Hiện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng liên quan (nếu có) để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Theo thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, Q. khai nhận cha mẹ ly thân khi Q. 6 tuổi. Q. cùng 2 em về ở với mẹ bên ông bà ngoại (xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè).

Năm 2021, Q. bỏ học và cùng mẹ làm ở vựa trái cây của dì ruột.

Khoảng 2-3 năm gần đây, buổi tối Q. về ngủ tại nhà của bà nội và cha (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè). Cha thường xuyên uống rượu, nhiều lần Q. nói cha bỏ rượu thì bị la mắng. Từ đó, Q. nảy sinh ý định giết cha.

Ngày 13/10, Q. cùng em đi xin thuốc bả chó về. Khoảng 23h cùng ngày, Q. bỏ thuốc bả chó vào hộp sữa mà bà nội và cha hay uống khiến họ tử vong.

Nhận định về trách nhiệm pháp lý của Q. trong trường hợp này, Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích: Căn cứ Điều 12 BLHS, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi phạm vào các tội giết người, cố ý gây thương tích...

Do Q. mới hơn 14 tuổi, còn ở độ tuổi trẻ em nên tội phạm và hình phạt cũng sẽ có quy định khác so với người thành niên phạm tội.

Hành vi của Q. đã gây ra hậu quả làm 2 người chết; nạn nhân là bà nội và cha ruột của Q.. Đây là 2 tình tiết định khung hình phạt tại khoản 1 Điều 123 BLHS (khung hình phạt đến tử hình), thuộc trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Về hình phạt, theo khoản 2 Điều 101 BLHS, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Do đó, mức hình phạt tù tối đa mà những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội có thể đối diện là 12 năm tù.

Trước đó đã có nhiều vụ con đầu độc giết chết cha mẹ. Trong đó có vụ án con gái giết cha bằng chất độc xyanua.

Theo đó, hồi tháng 1/2022, TP.Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) xôn xao trước vụ án nữ sinh Tống Thị Tùng Linh (21 tuổi) đầu độc cha rồi phóng hỏa đốt nhà để phi tang, che giấu tội phạm. Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày với cha đẻ là ông Tống Hồng Đ. (SN 1968), Linh có ý định giết cha.

Tống Thị Tùng Linh tại phiên tòa xét xử ngày 9/12/2022. Ảnh: Tuổi trẻ

Tống Thị Tùng Linh tại phiên tòa xét xử ngày 9/12/2022. Ảnh: Tuổi trẻ

Linh lên chợ Kim Biên (TP.HCM) tìm mua chất độc xyanua rồi bỏ vào 3 chai nước trong tủ lạnh với mục đích để ông Đ. khát nước sẽ lấy uống. Sau khi uống khoảng 5 phút, ông Đ. vào nhà vệ sinh nôn ói. Lúc này, Linh đứng bên ngoài nghe ngóng rồi bỏ mặc cha mình nằm trong phòng vệ sinh và đi ngủ.

Linh kéo thi thể ông Đ. ra ngoài và tính phi tang bằng cách dùng gạch, xi măng xây để giấu. Nhưng sau đó Linh nghĩ ra cách đốt nhà, tạo hiện trường giả. Linh châm lửa đốt nhà rồi chạy qua nhà ông nội ở bên cạnh báo rằng có một người đột nhập vào nhà đánh mình và đốt nhà.

Tuy vậy, Linh không thể che giấu được hành vi phạm tội của mình vì lời khai bất nhất.

Ngày 9/12/2022, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa Tống Thị Tùng Linh ra xét xử về các tội: "giết người", "mua bán trái phép chất độc" và "hủy hoại tài sản". Nữ sinh này bị VKS đề nghị mức án tử hình. Cuối cùng, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt Tống Thị Tùng Linh án chung thân, theo báo Tuổi trẻ.

Diễn biến mới nhất vụ cụ bà 85 tuổi bị hiếp dâm ở Quảng Trị

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Trần Hữu Hoàn (SN 1972, trú thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh) để điều tra về hành vi hiếp dâm.

Đối tượng Trần Hữu Hoàn.

Đối tượng Trần Hữu Hoàn.

Theo điều tra, sau khi đi nhậu cùng nhóm bạn ở trong thôn, khoảng 2h sáng 13/10, Hoàn sang nhà bà T.T.T. (SN 1938, trú cùng địa phương). 

Thấy cửa nhà không có khoá, Hoàn đi vào thấy bà T. đang nằm trên giường. Lúc này, Hoàn cho bà T. tiền để uống sữa nhưng bà không lấy và nói Hoàn đi về.

Ra về một lúc, Hoàn quay trở lại nhà bà T. để thực hiện hành vi giao cấu. Khi bà T. chống cự, đối tượng bóp vào cổ, dùng đèn pin đánh vào đầu nạn nhân. Do lớn tuổi, nạn nhân không có khả năng chống cự, Hoàn thực hiện hành vi giao cấu. Khoảng 5h sáng, Hoàn bỏ về nhà.

Sau khi xảy ra sự việc, đến 7h sáng, bà T. nhờ hàng xóm báo với con trai mình để trình báo sự việc tới cơ quan công an.

Lãnh đạo UBND xã Vĩnh Sơn cho biết, đối tượng ở cùng bố mẹ tại địa phương. Bố mẹ Hoàn bệnh tật, hoàn cảnh rất khó khăn. Hoàn thường xuyên sử dụng bia rượu. Trước đó, do thường bị chồng đánh đập, vợ cùng 2 người con của Hoàn bỏ đi nơi khác sinh sống.

Như Gia đình và Xã hội thông tin, do biết bà T.T.T ở một mình, khoảng 2h sáng 13/10, Hoàn đột nhập vào nhà. Khi phát hiện bà T. đang nằm ngủ trên giường, Hoàn thực hiện hành vi hiếp dâm sau đó bỏ về nhà.

Tiếp nhận tin báo, Công an huyện Vĩnh Linh vào cuộc điều tra, xác minh.

Bộ Công an lý giải vì sao cần thu thập thông tin về nhóm máu, số điện thoại cá nhân

Theo Bộ Công an, việc thu thập thông tin cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về ANTT, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06….

Nhóm thông tin của công dân bắt buộc phải thu thập gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh…Các nhóm thông tin này nhằm tạo lập số định danh cá nhân, phân biệt người này với người khác, phục vụ công tác quản lý dân cư.

Nhóm thông tin còn lại gồm: Nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… là những thông tin cần thiết phải có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số của Đề án số 06.

Công dân có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và được bảo đảm quyền lợi khi sử dụng các tiện ích, giá trị do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại.

Khá nhiều thông tin cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân hiện hành

Khá nhiều thông tin cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân hiện hành

Về sự cần thiết của việc thu thập, cập nhật các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an cho rằng, với nhóm thông tin về hộ tịch và thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại…cần có để phục vụ việc xác định về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân…

Với thông tin về nhóm máu để phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế…

Với thông tin về số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử để bảo đảm sự liên lạc giữa cơ quan nhà nước với người dân (giải quyết thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách, cung cấp tin tức phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đột xuất, phức tạp về quốc phòng, an ninh…); để thực hiện xác thực khi tạo lập, sử dụng căn cước điện tử hoặc thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước…

Hiện nay chỉ có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất của nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước, được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc truy xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin. Nếu không lưu trữ các thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà sử dụng phương thức truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì sẽ dẫn đến các khó khăn như:

Không bảo đảm hiệu quả về kinh tế, khi nhà nước phải tốn nhiều chi phí để đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu khác.

Không bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong việc thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin của người dân; có tình trạng thông tin của 1 người dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là khác nhau, không thống nhất.

Do vậy, chỉ có thông qua việc đồng bộ, chuẩn hóa khi thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới có cơ sở để kiểm tra, xác minh, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu của người dân.

Hai CSGT Đà Nẵng cứu học sinh đuối nước

Sáng 21-10, Trạm y tế xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) tiếp tục theo dõi sức khỏe của học sinh bị đuối nước, vừa được cứu sống trên địa bàn.

Thông tin ban đầu, khoảng 21 giờ ngày 20-10, trong lúc đang làm việc với người vi phạm giao thông tại trụ sở Công an xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang) thì đại uý Đặng Quang Cảnh và trung uý Nguyễn Thanh Tâm (Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện Hoà Vang) nghe hô hoán của người dân về trường hợp có người đuối nước.

Hai cán bộ CSGT thuộc Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng dũng cảm cứu người

Hai cán bộ CSGT thuộc Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng dũng cảm cứu người

Một nạn nhân còn lại bị hôn mê do đuối nước, được đưa đến Trạm y tế xã Hòa Tiến tiếp tục theo dõi sức khỏe

Một nạn nhân còn lại bị hôn mê do đuối nước, được đưa đến Trạm y tế xã Hòa Tiến tiếp tục theo dõi sức khỏe

Ngay lập tức, đại úy Cảnh và trung úy Tâm nhanh chóng chạy ra và phát hiện tại hồ nước ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Hoà Tiến gần đó có 2 học sinh đang đuối nước.

Hai cán bộ kịp thời nhảy xuống và cứu được 2 học sinh lên bờ an toàn. Được đưa lên bờ, một nạn nhân vẫn tỉnh táo, ổn định nhưng nạn nhân còn lại đã hôn mê.

Lực lượng y tế xã cũng đã nhanh chóng có mặt kịp thời để cấp cứu tại chỗ và phối hợp lực lượng công an cơ sở đưa nạn nhân vào trạm y tế gần đó để tiến hành các biện pháp cấp cứu, theo dõi sức khoẻ.

Thanh Hoá: Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra lạm thu

Vietnamnet đưa tin, ông Đầu Thanh Tùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa ký văn bản chỉ đạo thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023 - 2024, theo đó, xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra lạm thu.

Cụ thể, đối với học phí năm học 2023 - 2024, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên tại Thanh Hóa tạm thu học phí bằng mức thu của năm học 2022 - 2023.

Một trường tiểu học trên địa bàn TP.Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet.

Một trường tiểu học trên địa bàn TP.Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet.

Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập tự đảm bảo chi thường xuyên tạm thu học phí tối đa bằng 2 lần mức thu của năm học 2022 - 2023. Các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc tỉnh chủ động xây dựng lộ trình và mức thu học phí năm học 2023 - 2024 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; báo UBND tỉnh theo quy định.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập giữ ổn định học phí từ năm học 2023 - 2024 so với năm học 2021 - 2022.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập quy định.

Văn bản cũng nêu rõ, Sở GD&ĐT, các sở, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, theo Lao động.

Văn bản nhấn mạnh xử lý nghiêm đối với người đứng đầu các trường học và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nếu để xảy ra tình trạng lạm thu, thu không đúng quy định; Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa.

Giáo viên mầm non bị cảnh sát bắt giữ, phụ huynh toát mồ hôi lạnh khi biết danh tính của cô 
Khi sự thật bị phơi bày, các phụ huynh học sinh trường mầm non này đã rất hoảng sợ, không ngờ người ngày ngày ở bên, chăm sóc con của mình lại là...

Tin tức 24h

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h